5 Mạng lưới truyền tải
5.3 Lưới trung thế
Tính đến 12/2009 đã có 565,298 km đường dây 35 kV, chiếm tỷ lệ 35,81% khối lượng đường dây trung thế toàn tỉnh. Lưới 35 kV vừa là lưới truyền tải cấp điện cho 23 trạm trung gian với tổng công suất đặt 128.000 kVA, vừa là lưới phân phối cung cấp điện cho 449 trạm biến áp 35/0,4 kV với tổng công suất đặt 157.353 kVA.
Bán kính cấp điện của lưới 35 kV nằm trong phạm vi trung bình khoảng 20 km, dây dẫn tiết diện chủ yếu là AC-95, AC-70 và AC-50.
Đa số các tuyến 35 kV trong tỉnh đều có kết nối mạch vòng, vận hành hở nên độ tin cậy cung cấp điện tương đối cao.
Một số lộ còn mang tải nhiều, bán kính cấp điện lớn, nên tổn thất còn cao so với mức cho phép trong điều kiện vận hành bình thường như lộ 370 trạm 110kV Trình Xuyên (E3.1); 374 trạm 110kV Lạc Quần (E3.8); 373 trạm 110kV Nghĩa Hưng (E3.10); …
Page | 31
5.3.2 Lưới điện 22 kV
Các xuất tuyến 22 kV của Nam Định được cung cấp bởi các trạm Nam Định (E3.7), Mỹ Xá (E3.9), Lạc Quần (E3.8), Giao Thuỷ (E3.13).
Riêng trạm 110 kV Nghĩa Hưng có cuộn 22 kV nhưng chưa vận hành.
Tổng chiều dài đường dây 22 kV của tỉnh hiện nay là 177,97 km, chiếm tỷ lệ 11,27% khối lượng đường dây trung thế.
Lưới 22 kV có kết nối mạch vòng, vận hành hở, tập trung nhiều tại khu vực thành phố Nam Định, các khu vực khác phát triển chưa nhiều, cung cấp điện cho 590 trạm biến áp 22/0,4 kV với tổng dung lượng 198.668 kVA.
5.3.3 Lưới điện 10 kV
Lưới 10 kV chủ yếu được lấy từ các trạm trung gian, trạm 110 kV Hải Hậu và Nam Ninh.
Một số lộ đường dây có mức tổn thất còn khá cao như: lộ 975 trạm 110 kV Hải Hậu, 972 TG Yên Thắng, 972 TG Liễu Đề, 973 TG Đông Bình, 972 TG Giao Tiến, 973 TG Xuân Thuỷ, 973 TG Cổ Lễ, 971 TG Trực Nội, 972 TG Trực Đại. Nguyên nhân tổn thất cao do chiều dài đường dây lớn, tiết diện dây nhỏ.
Tổng chiều dài đường dây 10 kV là 785,51 km, chiếm tỷ lệ 49,76% khối lượng đường dây trung thế toàn tỉnh.
Lưới 10 kV cung cấp điện cho 803 trạm biến áp 10/0,4 kV với tổng công suất đặt 185.540 kVA.
5.3.4 Lưới 6 kV
Hệ thống đường dây 6 kV của tỉnh Nam Định được cấp điện từ trạm 110 kV Trình Xuyên, trạm 110 kV Phi Trường
Lưới điện 6 kV tập trung ở khu vực thành phố Nam Định, huyện Vụ Bản với tổng chiều dài trong toàn tỉnh là 49,83 km, chiếm tỷ lệ 3,16% khối lượng đường dây trung thế.
Về cơ bản lưới điện 6 kV thành phố Nam Định đã được chuyển đổi về cấp điện áp 22kV, số còn lại cũng đang có kế hoạch triển khai chuyển đổi về 22kV.
Lưới 6 kV cung cấp điện cho 78 trạm 6/0,4 kV với tổng công suất đặt 21.930 kVA, chiếm tỷ lệ 3,9% tổng dung lượng trạm phân phối toàn tỉnh;
5.4 Hiện trạng lưới điện hạ thế
Cấp điện áp hạ thế của tỉnh sử dụng phổ biến là cấp 380/220 kV
Trên cùng một tuyến có nhiều chủng loại, tiết diện khác nhau, dẫn đến nhiều mối nối, chắp vá, làm giảm độ tin cậy và làm tăng đáng kể tổn thất kỹ thuật cho lưới điện.
Tổn thất điện năng trên lưới hạ áp ở khu vực nông thôn nằm trong khoảng (20-25%), chất lượng điện năng kém, không đảm bảo cho sinh hoạt của người dân, nhất là trong giờ cao điểm.
Lưới điện hạ thế của tỉnh phát triển khá nhanh, từ năm 2007-2009 tỉnh đã xây dựng được thêm 3245,99 km đường dây hạ thế, trung bình mỗi năm xây dựng được hơn 1000 km.
Đến cuối năm 2009, tổng chiều dài đường dây hạ thế là 9.921,1 km; trong đó thành phố 1.504,23 km, nông thôn 8.416,9 km.
Page | 32 Mô hình bán điện sinh hoạt: Tính đến tháng 12 năm 2009, Điện lực tỉnh Nam Định đã tiếp nhận quản lý cơ bản hết lưới điện nông thôn và bán điện trực tiếp đến người tiêu dùng tại 195 xã với 208.972 công tơ, (trong đó công tơ 1 pha: 204.532 cái; 3 pha: 4.440 cái).
Giá bán điện bình quân năm 2008 là 657 đ/kWh, năm 2009 là 823 đ/kWh .
Kết luận
Tỉnh Nam Định được cung cấp điện chủ yếu từ trạm 220/110kV – 2x125 MVA Nam Định thông qua
đường dây 220kV mạch vòng Ninh Bình – Nam Định – Thái Bình – Đồng Hòa.
Lưới điện 110 kV trên địa bàn tỉnh có 157,3 km đường dây 110kV cấp điện cho 9 trạm biến áp 110kV với tổng công suất đặt 365 MVA.
Lưới điện trung áp trên địa bàn tỉnh gồm các cấp điện áp 35kV, 22kV, 10kV, 6kV:
Lưới 35 kV: có 565,298km đường dây, chiếm 35,81% tổng khối lượng đường dây trung thế; có
449 trạm 35/0,4kV với tổng công suất đặt 157.353 kVA, chiếm 27,9% tổng dung lượng trạm phân phối.
Lưới 22kV: có 177,97 km đường dây, chiếm 11,27% tổng khối lượng đường dây trung thế; có
590 trạm 22/0,4kV với tổng dung lượng 198.668 kVA, chiếm 35,2% tổng dung lượng trạm phân phối.
Lưới 10 kV: có 785,51 km đường dây, chiếm 49,76% tổng khối lượng đường dây trung thế; có
803 trạm 10/0,4kV với tổng công suất đặt 185.540 kVA, chiếm 32,9% tổng dung lượng trạm phân phối.
Lưới 6 kV: có 49,83 km đường dây,chiếm 3,16% tổng khối lượng đường dây trung thế; có 78