Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của NHĐA_AG

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI " PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á CHI NHÁNH AN GIANG " doc (Trang 66 - 77)

CỦA NHĐA_AG

Lợi nhuận và rủi ro là hai yếu tố đi song song với nhau trong quá trình hoạt động kinh doanh của các NHTM. Để tồn tại và đứng vững trong lĩnh vực

ngân hàng, các NHTM phải đối phó với nhiều vấn đề, đặc biệt là hiện nay do NH Nhà nước Việt Nam bắt buộc tỷ lệ dự trữ tại các NHTM tăng thêm 1%, gây khó

khăn cản trở cho ngân hàng trong quá trình cho vay, và ngân hàng phải tích cực hơn nữa trong công tác huy động vốn từ khách hàng.

Trên thực tế, rủi ro có thể xuất hiện trong các giao dịch của ngân hàng. Vì vậy, rủi ro luôn là vấn đề được ngân hàng quan tâm và chú trọng phân tích kỹ lưỡng thông qua các chỉ tiêu đánh giá. Riêng đối với Chi nhánh ngân hàng Đông

Á An Giang, với mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng thì cần phải có nhận định

chính xác và khách quan trong hoạt động kinh doanh, nhằm hạn chế tối thiểu rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng.

Bảng 4.11: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007

Tổng nguồn vốn Tr.đ 256.384 301.613 391.721

Vốn huy động " 92.834 108.999 138.629

Doanh số cho vay " 255.780 518.861 903.574 Doanh số thu nợ " 184.321 499.704 887.498 Dư nợ cuối kỳ " 271.499 290.654 306.729 Nợ quá hạn " 2.102 4.225 4.746 Vốn huy động / tổng NV " 36,21 36,13 35,38 Dư nợ / tổng NV % 105,91 96,36 78,30 Dư nợ / vốn huy động % 292,46 266,66 221,26 Nợ quá hạn / tổng dư nợ % 0.77 1,45 1,54

Hệ số thu nợ Lần 0,72 0,96 0,98

(Nguồn: Phòng KHDN – KHCN)

 Vốn huy động trên tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này cho ta biết khả năng huy động vốn đáp ứng được bao nhiêu phần trăm cho nguồn vốn hoạt động của ngân hàng. Theo bảng kết quả trên, ta thấy tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn có xu hướng giảm nhưng không đáng

kể, từ 36,21% trong năm 2005 xuống còn 36,14% vào năm 2006, đến năm 2007

giảm còn 35,38%.Thông thường một ngân hàng hoạt động tốt khi tỷ số này đạt từ 70% đến 80% trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Vì vậy kết quả trong 3 năm

qua của ngân hàng đông Á vẫn còn thấp, và trong thời gian tới chi nhánh cần cố

gắng để nâng cao thêm nguồn vốn huy động.

 Dư nợ trên tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này phản ánh chính sách tín dụng của ngân hàng có tập trung vào hoạt động tín dụng hay không. Nói cách khác, chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng đầu tư

vào tín dụng chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn sử dụng của ngân

hàng. Tuy nhiên, chỉ tiêu này quá cao cũng không tốt khi đánh giá khả năng cho

vay của ngân hàng, nếu chỉ tiêu này lớn nghĩa là ngân hàng đã sử dụng gần như

toàn bộ nguồn vốn để cho vay, do đó rủi ro về tín dụng sẽ rất cao khi khách hàng

không đủ khả năng thanh toán. Ngược lại nếu chỉ tiêu này quá thấp thì ngân hàng sẽ không còn là cầu nối trung gian giữa người thừa vốn và thiếu vốn nữa.

Trong 3 năm, ta thấy tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn như sau: năm 2005 là 105,91%, năm 2006 giảm còn 96,36%, qua năm 2007 là 78,30%. Từ bảng kết

quả cho thấy hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tín dụng của ngân hàng chưa cao. Trong năm 2007 tỷ số này lại giảm xuống nhiều so với năm 2006. Điều này cho thấy ngân hàng Đông Á cần cố gắng hơn nữa trong hoạt động cấp tín dụng, và thận trọng trong việc sử dụng vốn đầu tư.

 Dư nợ trên vốn huy động

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng, nếu tỷ số này lớn hơn 100% thì nguồn vốn huy động được sử dụng hết cho hoạt động cấp tín

dụng, nếu ngược lại thì vốn huy động vẫn còn thừa. Từ bảng kết quả cho thấy chỉ tiêu dư nợ trên vốn huy động của chi nhánh giảm qua 3 năm, nhưng đều lớn hơn 100%, điều này thể hiện vốn huy động của chi nhánh đều được tập trung hết vào hoạt động tín dụng. Qua đó cũng cho thấy hoạt động tín dụng của chi nhánh ngày

càng tăng và phát triển.

 Nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Đây là chỉ tiêu quan trọng, phản ánh trực tiếp công tác thẩm định của ngân

hàng. Nó phản ánh chất lượng tín dụng cũng như phản ánh khả năng thu hồi vốn

của ngân hàng đối với khách hàng. Theo quy định của NHNN Việt Nam, khi tỷ lệ này đạt dưới 5% thì hoạt động tín dụng được coi là hiệu quả, riêng đối với các NHTMCP như ngân hàng Đông Á, thì tỷ lệ này phải đạt dưới 3% mới được coi là hoạt động tín dụng có hiệu quả.

Chỉ tiêu nợ quá hạn trên tổng dư nợ tại NHĐA_AG trong 3 năm như sau: năm 2005 tỷ lệ này là 0,77%, hoạt động cấp tín dụng trong năm này được đánh

giá là tốt. Qua năm 2006, tỷ lệ này tăng lên là 1,45% và đến năm 2007 lại tăng lên là 1,54%, tỷ lệ này có xu hướng ngày càng tăng, địều này thể hiện chất lượng tín

dụng của chi nhánh đang có chiều hướng đi xuống, vì vậy chi nhánh cần tích cực hơn nữa trong công tác thẩm định và cho vay đối với khách hàng.

 Hệ số thu nợ

Đây là chỉ tiêu thể hiện mối quan hệ giữa doanh số thu nợ và doanh số cho

vay. Nhìn vào bảng kết quả trên, ta thấy được chỉ tiêu này qua 3 năm tại chi nhánh tăng trưởng dần, thể hiện sự phát triển trong công tác quản lý, theo dõi và thu hồi

nợ của ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đã có những biện pháp thu hồi

nợ hữu hiệu nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất cho hoạt động tín dụng tại chi nhánh.

4.5. ĐÁNH GIÁ NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHĐA_AG

4.5.1. Ưu điểm

Việc triển khai hiệu quả cấp tín dụng và tỷ lệ nợ quá hạn ở chi nhánh luôn ở dưới mức cho phép. Doanh số cho vay và dư nợ luôn tăng trưởng hàng năm.

Trong việc cho vay khách hàng là các tổ chức kinh tế, ngân hàng Đông Á đã xác định hoạt động kinh doanh mang tính chu kỳ, do đó không chỉ cho vay khi

khách hàng thiếu vốn hoặc khi khách hàng đang phát triển mà điều quan trọng là

ngân hàng đã biết cùng khách hàng tháo gỡ khi khách hàng gặp khó khăn và đồng

hành cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh việc cho vay tổ chức kinh tế, ngân hàng cũng quan tâm đến việc

cấp tín dụng cho tiểu thương tại các chợ, cho CB –CNV, cho các doanh nghiệp

vay tiêu dùng.

Đào tạo được đội ngũ nhân viên tín dụng ưu tú, năng động, sáng tạo và có trình độ chuyên môn cao. Bên cạnh bằng những kỹ năng chuyên nghiệp, thì sự

nhiệt tình và cung cách phục vụ tận tình đã xây dựng được niềm tin và sự tín

nhiệm của khách hàng đến giao dịch.

Chi nhánh đã trang bị những công nghệ thông tin hiện đại cho các sản

phẩm, dịch vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi lựa chọn, sử dụng sản

phẩm, dịch vụ của chi nhánh, đặc biệt là trong dịch vụ cấp tín dụng.

4.5.2. Tồn tại

Trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng, nợ quá hạn vẫn phát sinh và

tăng qua các năm. Điều này chứng tỏ công tác thẩm định của ngân hàng vẫn chưa được hiệu quả và hoàn thiện. Đội ngũ nhân viên ở bộ phận tín dụng cần được

huấn luyện thêm nữa về trình độ chuyên môn, đặc biệt là những kinh nghiệm về

thẩm định

Tình hình thị trường ngân hàng hiện nay không ổn định và chịu sự tác động của Ngân hàng Nhà nước. Vì vậy, NHĐA_AG đang hạn chế cho vay, nên trong quá trình xét duyệt cho vay của ngân hàng trở nên khó và thời gian xét

duyệt lâu hơn.

Lãi suất cho vay của chi chánh cao hơn các Ngân hàng khác do chi nhánh

4.6. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG VÀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN

Qua thực tế phân tích, tình hình hoạt động tín dụng tại chi nhánh trong 3

năm qua vẫn ổn định và ngày càng phát triển. Tuy nhiên, nợ quá hạn vẫn phát sinh

trong qua trình hoạt động. Đây là một vấn đề hiển nhiên vì bất cứ một khoản cho

vay nào cũng có một xác suất nhất định là sẽ không thu hồi được nợ. Nhưng tỷ lệ

nợ quá hạn tại chi nhánh chỉ chiếm một tỷ lệ thấp. Đây là kết quả mà ngân hàng

Đông Á đã thực hiện tốt công tác tín dụng, chính sách cho vay cũng linh hoạt theo

sự thay đổi của thị trường dịch vụ tài chính.

Với những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động tín dụng và công tác huy

động vốn tại chi nhánh Đông Á An Giang, tôi xin đưa ra một số giảp pháp nhằm

bảo đảm nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro, đồng thời nâng cao nguồn

vốn huy động tại chi nhánh như sau:

4.6.1. Về hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của NHTM. Hoạt động này mang lại nguồn vốn để ngân hàng thực

hiện các hoạt động khác, đặc biệt là hoạt động cấp tín dụng. Nhận thức được tầm

quan trọng trên, NHĐA_AG đã tiến hành áp dụng nhiều chính sách nhằm làm

tăng nguồn vốn huy động.

- Về lãi suất: ngân hàng cần có chính sách lãi suất linh hoạt, uyển chuyển.

Tùy theo từng thời điểm nhất định mà ngân hàng phải đưa ra chính sách lãi suất huy động cho phù hợp. Để đạt được điều này, chi nhánh cần thường xuyên theo dõi sự biến động về lãi suất trên thị trường dịch vụ tài chính, để có thể đề ra các

mức lãi suất phù hợp nhằm thu hút nhiều khách hàng, đặc biệt là những khách hàng có lượng tiền lớn tạm thời nhàn rỗi, hoặc có nguồn tiền gởi ổn định nhưng chưa có kế hoạch đầu tư cụ thể nào. Cụ thể, ngân hàng có thể thu hút khách hàng bằng phương thức lãi suất huy động kết hợp nhiều hình thức ưu đãi như: lãi suất

bậc thang, hưởng lãi suất trả trước, mở tài khoản gởi tiền được nhận ngay quà, rút

thăm trúng thưởng…Đặc biệt, ngân hàng cần có chính sách ưu đãi đối với những

khách hàng quen thuộc.

- Chú trọng và tăng cường công tác tiếp thị đến các khách hàng, chủ yếu là cá thể và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phát triển mối quan hệ chặt chẽ với khách

hàng, với những đơn vị có lượng tiền nhàn rỗi, vì những đối tượng này thường

xuyên cung cấp cho ngân hàng nguồn vốn có lãi suất thấp. Ngoài ra, chi nhánh cần tổ chức mạng lưới phục vụ cho công tác huy động vốn, tạo cho ấn tượng cho

khách hàng cảm nhận được sự khác biệt về nơi giao dịch, cách phục vụ, cũng như

làm cho khách hàng cảm thấy tin tưởng hơn vào ngân hàng.

- Chi nhánh cần quan tâm đến công tác đào tạo, huấn luyện, nhằm nâng

cao trình độ chuyên môn cho nhân viên. Mặt khác cũng đào tạo về ngoại ngữ để

mọi cán bộ - nhân viên của chi nhánh đều có thể giao tiếp với khách nước ngoài.

Điều này sẽ tạo được một phong cách giao tiếp riêng của chi nhánh, đồng thời sẽ

tạo cho khách hàng cảm nhận được sự tự tin cần thiết khi đến với ngân hàng.

4.6.2. Về hoạt động tín dụng

Một chính sách tín dụng có hiệu quả là cần phải có những quy định rõ ràng về điều kiện, nguyên tắc thẩm định, thời hạn cho vay và thu hồi vốn lãi, và quan trọng hơn nữa là có mức lãi suất vừa phù hợp với thị trường, vừa có thể thu hút được khách hàng. Chính sách cho vay này phải được truyền đạt đến mọi nhân viên dưới hình thức văn bản hoặc thông báo trên mạng nội bộ của ngân hàng, đặc

biệt là nhân viên của phòng tín dụng cần phải theo dõi thường xuyên sự thay đổi

về chính sách cho vay. Cụ thể về xây dựng chính sách tín dụng tại chi nhánh như

sau:

- Về thủ tục và chính sách liên quan đến vấn đề tính lãi suất, thời hạn vay,

và mức phí. Việc tính lãi suất phải được áp dụng theo từng đối tượng khách hàng, thích hợp với số lượng tiền vay, khoản tiền vay và phương thức tính lãi phải tương ứng với nhau.

- Xác định được mức cho vay tối đa đối với từng đối tượng khách hàng, từng ngành nghề kinh tế, cũng như những khoản cho vay có tài sản đảm bảo.

- Ngoài ra, chính sách cho vay phải xác định và phân rõ trách nhiệm của

nhân viên tín dụng về việc giải quyết hồ sơ tín dụng. Quy định về cách thức thẩm định trong quá trình tiến hành thủ tục cho vay khách hàng.

4.6.2.2. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng

- Thẩm định là khâu quan trọng nhất trong hoạt động tín dụng, nó giúp ngân hàng có được các quyết định chính xác trong quá trình cho vay. Trên nền

kinh tế thị trường, hoạt động của các NHTM luôn tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt là rủi ro

tín dụng. Nhằm hạn chế rủi ro của các khoản tín dụng, thì ngân hàng cần có công

tác thẩm định chặt chẽ. Tùy vào từng điều kiện thực tế, từng dự án và đối tượng

khách hàng mà các nhân viên tín dụng thẩm định khác nhau. Cụ thể khi thẩm định

dự án thì cần phải phân tích chi tiết về các mặt như: năng lực pháp lý khách hàng, nguồn cung cấp nguyên liệu, quy trình công nghệ sản xuất, vòng đời sản phẩm,

khả năng tài chính…

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên tín dụng về

kinh nghiệm thẩm định. Trong quá trình thẩm định thì nhân viên tín dụng cần thường xuyên cập nhật thông tin, dự báo ngành nghề, giá cả thị trường, thông tin

kinh tế -kỹ thuật, thậm chí cần khảo sát thêm thực tế của ngành nghề mà khách

hàng đang kinh doanh., để giúp cho công tác thẩm định luôn chính xác và đạt hiệu

quả cao.

4.6.2.3. Hoàn thiện quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng tại chi nhánh Đông Á An Giang tuy đầy đủ và phù hợp

với thực tiễn nhưng chưa thực sự hoàn thiện, vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần được xem xét như:

- Trong quy trình tín dụng của chi nhánh cần bổ sung thêm bước đánh giá

xếp hạng khách hàng. Xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng để xếp hạng khách

hàng. Kết quả xếp hạng sẽ được sử dụng để xác định giới hạn tín dụng, tính được

xác suất rủi ro và trích lập mức dự phòng hợp lý. Đây là một công cụ hỗ trợ đắc

lực cho cán bộ tín dụng trong quá trình thẩm định, giúp họ quản lý các khoản vay

+ Phát hiện sớm các khoản vay có khả năng bị tổn thất hay không

thu hồi được, từ đó đưa ra biện pháp xử lý.

+ Cán bộ tín dụng có thể xác định được thời gian cần theo dõi, giám sát khả năng tài chính của khách hàng.

- Ngoài ra, tuy quy trình tín dụng của chi nhánh được thiết lập chi tiết và phù hợp thực tiễn, nhưng chi nhánh cần rút ngắn lại thời gian trình duyệt hồ sơ và

thời gian thông báo kết quả cấp tín dụng. Vì tâm lý của đa số các khách hàng, đặc

biệt là những đối tượng khách hàng là doanh nghiệp, các hộ kinh doanh, thời gian

hoạt động kinh doanh của họ luôn được luân chuyển liên tục, biến chuyển linh

hoạt. Họ luôn muốn làm việc với tốc độ nhanh chóng, giải quyết công việc mau

lẹ. Vì thế khi có nhu cầu vay vốn, họ sẽ tìm đến những ngân hàng có thủ tục tín

dụng thực hiện đơn giản và nhanh chóng. Chính vì thế để rút ngắn thời gian giao

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI " PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á CHI NHÁNH AN GIANG " doc (Trang 66 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)