Mục tiêu chung về thu hút FDI

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP -THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP pdf (Trang 62 - 87)

Phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001- 2005 được Đại hội IX thông qua đã đặt mục tiêu vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện trong 5 năm tới khoảng 9-10 tỷ USD. Nguồn vốn này chiếm khoảng 16-17% vốn đầu tư toàn xã hội và khoảng 5% GDP. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài cần thiết để hoàn thành mục tiêu gồm : (i) Số vốn của các dự án đã cấp giấy phép nhưng chưa thực hiện; (ii) Tăng vốn của các dự án hoạt động hiệu quả (iii) Thu hút vốn đầu tư nước ngoài mới.

2. Phương hướng thu hút và sử dụng FDI trong lĩnh vực công nghiệp

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI nêu rõ chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2001-2020 của Việt Nam là Chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng

nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước CN với mục tiêu tổng quát: " Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước CN theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ , kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao." Mục tiêu cụ thể đối với CN là tốc độ phát triển CN phải đạt trên 12%/ năm, đến năm 2020 giá trị gia tăng CN trong GDP đạt trên 40%.

Trong quy hoạch phát triển 10 năm tới ( 2001-2010), CN Việt Nam phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 12-13%/ năm. Để đạt được mục tiêu này, dự kiến vốn đầu tư cần khoảng 50-60 tỷ USD, trong đó huy động từ các nguồn vốn trong nước 60%, còn lại sẽ huy động từ nguồn vốn FDI. Về chủ trương thu hút FDI trong lĩnh vực CN, Chính phủ Việt Nam tiếp tục thực hiện nhất quán lâu dài chính sách thu hút, sử dụng hiệu quả vốn ĐTNN; không chạy theo số lượng mà chú ý đến chất lượng dự án để ĐTNN trong lĩnh vực CN phục vụ thiết thực mục tiêu thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Theo đó, Chính phủ Việt Nam tiếp tục khuyến khích ĐTNN vào các ngành CN chế biến xuất khẩu và công nghệ cao, CN cơ khí, điện tử, những ngành Việt Nam có lợi thế mạnh về nguyên liệu và lao động; ưu tiên các nhà đầu tư có tiềm năng về tài chính và nắm công nghệ nguồn, các dự án có công nghệ hiện đại.

3. Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn FDI vào lĩnh vực công nghiệp

Với thực trạng việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam nói chung và vào lĩnh vực CN nói riêng đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay đòi hỏi môi trường đầu tư và công tác quản lý phải không ngừng đổi mới, đảm bảo cho mọi công cuộc đầu tư thích ứng, tồn tại và phát triển lâu dài

cũng như tạo mọi điều kiện tốt nhất, nhanh nhất trong phạm vi có thể nhằm giúp cho hoạt động này thực sự phát huy được hết các tác dụng tích cực, hạn chế những tiêu cực phát sinh.

Để làm được điều đó chúng ta phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp và cần phải được đặt trong tổng thể các mối quan hệ bên trong cũng như bên ngoài, cần sự nỗ lực toàn diện và triển khai theo nhiều hướng, trên nhiều lĩnh vực khác nhau, không chỉ đơn thuần về kinh tế, luật pháp… mà còn về chính trị - ngoại giao cũng như văn hoá - du lịch…Vì vậy khi vận dụng phải đặt nó trong mối quan hệ biện chứng và nhìn nhận nó dưới quan điểm hệ thống đồng thời phải tập trung thực thi các giải pháp cấp bách trước mắt, coi đó như những giải pháp mang tính tình thế kết hợp vói các giải pháp mang tính chiến lược lâu dài.

3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài:

Hiện nay chúng ta đã có " Luật đầu tư nước ngoài", " Luật khuyến khích đầu tư trong nước" nhưng chúng ta chưa có Luật cạnh tranh, Luật chống bán phá giá… nên mức độ điều chỉnh của pháp luật còn có sự khác nhau giữa các loại hình doanh nghiệp, nhiều khi còn có sự phân biệt và thiếu nhất quán trong các quy định về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Không những thế, tính ổn định của luật pháp và chính sách của ta chưa cao. Trong nhiều trường hợp sự thay đổi đột ngột của luật pháp và chính sách đã làm đảo lộn phương án kinh doanh của các nhà đầu tư. Có nơi, có lúc việc vận dụng luật pháp chính sách thiếu thống nhất, tuỳ tiện do y' chí của người thi hành công vụ.. Tiến hành cải cách, sữa chữa những mặt còn tồn tại này là chúng ta đã góp phần đáng kể vào việc làm thay đổi, chuyển biến theo hướng tích cực của môi trường đầu tư. Tốc độ xây dựng đồng bộ hệ thống luật pháp khoa học phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tiễn là một trong những yếu tố quyết định tốc độ rút ngắn khoảng cách về tính hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam với các nước trong khu vực.

Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm tạo điều kiện cho đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển theo đúng định hướng của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và phù hợp với yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Các văn bản pháp luật về hoạt động FDI cần được nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện theo hướng : - Thiết lập một mặt bằng pháp lý chung áp dụng cho cả đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm tạo lập môi trường ổn định, bình đẳng cho sản xuất và kinh doanh; đồng thời áp dụng một số quy định về điều kiện đầu tư và ưu đãi phù hợp với từng đối tượng, lĩnh vực trong từng thời kì. - Đa dạng hoá các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài để khai thác thêm các kênh thu hút đầu tư mới; nghiên cứu và thực hiện thí điểm các hình thức đầu tư như công ty hợp danh, công ty quản lý vốn; sửa đổi, bổ sung Nghị định 103/199/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ về giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước, theo hướng cho phép nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài mua, nhận khoán kinh doanh, quản lý, thuê các doanh nghiệp trong nước; nghiên cứu mô hình khu kinh tế mở.

- Tiếp tục thực hiện lộ trình giảm chi phí đầu tư và tiến tới chế độ một giá áp dụng thống nhất cho đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài theo Quyết định số 53/1999/QĐ-Ttg

- Đổi mới và hoàn thiện chính sách tiền tệ liên quan đến hoạt động FDI theo hướng tiếp tục giảm dần, tiến tới xoá bỏ việc kết hối ngoại tệ khi có đủ điều kiện. Sử dụng linh hoạt, có hiệu quả các công cụ, chính sách tiền tệ như tỷ giá, lãi suất theo các nguyên tắc của thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước.

- Tiếp tục cải cách hệ thống thuế phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước và cam kết quốc tế theo hướng đơn giản hoá các sắc thuế, từng bước áp dụng hệ thống thuế chung cho cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài . Xây dựng chính sách thuế khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài sản xuất phụ tùng, linh kiện; nâng cao tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm; cho

phép các dự án sản xuất nguyên liệu, phụ trợ phục vụ hàng xuất khẩu được hưởng ưu đãi tương tự như các dự án đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu . Bảo hộ có thời hạn hợp lý và hiệu quả đối với một số sản phẩm CN quan trọng.

- Giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc về đất đai, giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án. Thí điểm việc cho phép tư nhân trong nước đã được cấp quyền sử dụng đất lâu dài được cho nhà đầu tư nước ngoài thuê lại đất trong thời hạn được cấp quyền sử dụng đất.

3.2. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động FDI :

Đây là một giải pháp trước mắt và có ý nghĩa lâu dài, bởi vì quản lý Nhà nước quyết định chủ yếu về hiệu quả của nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế nhiều thành phần và mở cửa, hội nhập. Nhận thức được vấn đề này, đứng trước trạng thái suy giảm trong hoạt động ĐTNN từ cuối năm 1997, Chính phủ đã có nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động FDI. Song cho đến nay trạng thái suy giảm này vẫn tiếp tục và có chiều hướng ngày càng xấu đi đòi hỏi sự chuyển biến tích cực hơn từ phía quản lý nhà nước.

Các cơ quan cấp Giấy phép đầu tư phải thường xuyên rà soát, phân loại các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được cấp Giấy phép đầu tư để có những biện pháp thích hợp, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài :

Đối với các doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh, các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi thẩm quyền của mình, cần động viên khen thưởng kịp thời để khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động tốt tiếp tục phát triển, đồng thời cần có biện pháp thích hợp để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến thị trường tiêu thụ sản phẩm, các nghĩa vụ thuế. Đối với các dự án đang triển khai thực hiện, các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tích cực hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, nhất là trong khâu đền bù, giải phóng mặt bằng để nhanh chóng hoàn

thành xây dựng cơ bản, đưa doanh nghiệp vào sản xuất kinh doanh. Đối với các dự án chưa triển khai và không có triển vọng thực hiện, kiên quyết thu hồi giấy phép đầu tư , dành địa điểm cho các nhà đầu tư khác.

Kiểm soát chặt chẽ việc thành lập mới các Khu CN và đánh giá tình hình triển khai các KCN đã có quyết định thành lập. Bộ Kế hoạch và đầu tư xem xét và trình Thủ tướng Chính phủ phương án dừng hoặc giãn tiến độ xây dựng đối với các KCN không đủ yếu tố khả thi. Sửa đổi, bổ sung Quy chế Khu CN , Khu chế xuất, Khu công nghệ cao theo hướng : thu hẹp khoảng cách và tiến tới thống nhất cơ chế, chính sách đối với đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài trong Khu CN, bổ sung các mô hình về KCN nhỏ phục vụ cho việc phát triển ngành nghề ở nông thôn và chỉnh trang đô thị.; điều chỉnh cơ chế chính sách đầu tư phát triển hạ tầng trong và ngoài hàng rào, tách việc cho thuê đất nguyên thổ và kinh doanh hạ tầng.

Tiếp tục thực hiện chủ trương phân cấp quản lý Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc tập trung, thống nhất quản lý về quy hoạch, cơ cấu , chính sách và cơ chế; trong đó chú trọng phân cấp quản lýnhà nước đối với hoạt động sau Giấy phép của các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ; tăng cường sự hướng dẫn, kiểm tra của các Bộ, ngành trung ương. Có cơ chế xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm luật pháp, chính sách , quy hoạch trong việc thực hiện chủ trương phân cấp quản lý, kể cả việc chấm dứt hiệu lực của các Giấy phép đầu tư cấp sai quy định.

3.3. Tiếp tục cải tiến các thủ tục hành chính theo hướng ngày càng đơn giản hoá và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài :

Trước hết, xin nêu lên ý kiến từ phía các nhà đầu tư nước ngoài để chúng ta thấy rõ hơn tầm quan trọng của giải pháp này. Theo bản báo cáo " Phân tích thương mại và đầu tư Việt Nam " ( 8/ 2000 ) của Uỷ ban Châu Âu thì một trong những việc Chính phủ Việt Nam cần làm để cải thiện môi trường đầu tư

" Các cải cách hành chính và thể chế cần thiết để cải thiện môi trường hoạt động cho các công ty đầu tư nước ngoài là những vấn đề quan trọng hơn rất

nhiều so với các khuyến khích tài chính mà Chính phủ đưa ra; giảm tối đa bệnh

quan liêu và sự áp dụng các quy định một cách tuỳ tiện, sự thay đổi các nguyên tắc ra quyết định trong hội đồng quản trị đối với các liên doanh, xoá bỏ sự

phân biệt đối xử với các công ty đầu tư nước ngoài về giá dịch vụ cơ sở hạ tầng

và các dịch vụ khác. Về cơ bản , đó là những giải pháp đơn giản nhưng lại đòi hỏi có sự ủng hộ và cam kết về chính trị mạnh mẽ; chắc chắn sẽ có ảnh hưởng

rất lớn đối với nhận định của các nhà đầu tư và dòng vốn chuyển vào Việt Nam trong tương lai. "

Hiện nay việc cấp giấy phép cho các nhà đầu tư nước ngoài vẫn phải qua nhiều cơ quan với nhiều chữ kí trùng lặp, quá trình thẩm định phải xem xét đánh giá tới 22 nội dung ( tiêu chí ). Quá trình này tốn rất nhiều thời gian và công sức của các nhà đầu tư nước ngoài và trong nhiều trường hợp đó chính là nguyên nhân làm cho các dự án chậm được triển khai. Do vậy, Chính phủ cần phải đẩy mạnh hơn nữa cải cách hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nghiên cứu xây dựng cơ chế quản lý và tổ chức quản lý theo hướng một cửa, một đầu mối ở Trung ương và ở địa phương để tạo thuận lợi cho hoạt động FDI. Để tạo bước chuyển biến căn bản về thủ tục hành chính trước hết cần thực hiện các giải pháp sau :

- Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương và địa phương trong quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, phân định quyền hạn, trách nhiệm của từng cơ quan trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh; thực hiện chế độ giao ban định kì giữa các Bộ, ngành Trung ương với các địa phương có nhiều dự án FDI , duy trì thường xuyên việc tiếp xúc trực tiếp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với nhà đầu tư nước ngoài . - Cải tiến mạnh thủ tục hành chính liên quan đến các hoạt động đầu tư nước ngoài trực tiếp nước ngoài theo hướng tiếp tục đơn giản hoá việc cấp phép đầu tư, mở rộng phạm vi các dự án thuộc diện đăng kí cấp phép đầu tư .

Lập tổ công tác liên ngành do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì để rà soát có hệ thống tất cả các loại Giấy phép, các quy định liên quan đến hoạt động FDI, trên cơ sở đó có kiến nghị bãi bỏ những loại Giấy phép, quy định không cần thiết đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài .

- Các Bộ, ngành, địa phương quy định rõ ràng, công khai các thủ tục hành chính, đơn giản các trường hợp sách nhiễu, cửa quyền, tiêu cực và vô trách nhiệm của cán bộ công quyền .

3.4. Đẩy mạnh vận động và xúc tiến đầu tư :

Công tác vận động và xúc tiến đầu tư ở Việt Nam hiện nay nên tích cực đổi mới về nội dung và phương thức. Trong lĩnh vực CN, triển khai các chương trình xúc tiến đầu tư nước ngoài theo ngành, địa bàn với các dự án và đối tác cụ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP -THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP pdf (Trang 62 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)