CÁC CÔNG CỤ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần truyền thông kết nối điểm giai đoạn 2012 2017 (Trang 26)

5. Kết cấu của luận văn

1.3 CÁC CÔNG CỤ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC

Theo Fred R David để hình thành một chiến lược phải tiến hành qua ba giai đoạn cơ bản, với các cơng cụ được sử dụng cho quy trình này như sau:

Giai đoạn 1: Giai đoạn phân tích thơng tin đầu vào bao gồm các ma trận EFE, ma

trận IFE, ma trận hình ảnh cạnh tranh, giai đoạn này tóm tắt các thơng tin cơ bản đã

được nhập vào cần thiết cho việc hình thành chiến lược.

Giai đoạn 2: Giai đoạn kết hợp đưa ra các chiến lược khả thi có thể lựa chọn bằng

cách sắp xếp, kết hợp các yếu tố bên trong, bên ngoài quan trọng. Trong giai đoạn này chúng ta chọn một trong những ma trận như SWOT, BCG, IE, SPACE,...trong

đề tài này tác giả chỉ sử dụng ma trận SWOT từ đó kết hợp các yếu tố để đưa ra

những chiến lược thích hợp.

Giai đoạn 3: Giai đoạn quyết định chỉ bao gồm một kỹ thuật là sử dụng ma trận

hoạch định chiến lược có khả năng định lượng QSPM (Quantitative Strategic

Planning Matrix) ma trận này sử dụng thông tin nhập vào ở giai đoạn một, để đánh

giá khách quan các chiến lược khả thi có thể được lựa chọn ở giai đoạn 2 để từ đó chọn ra chiến lược phù hợp.

1.3.1 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)

Đây là cơng cụ hình thành chiến lược này tóm tắt và đánh giá những mặt mạnh và

yếu quan trọng của các bộ phận kinh doanh chức năng, và nó cũng cung cấp cơ sở

để xác định và đánh giá mối quan hệ giữa các bộ phận này.

Các bước hình thành ma trận IFE

Bước 1: Lập danh mục từ 10 đến 20 yếu tố bao gồm những điểm mạnh và điểm yếu

ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp.

Bước 2: Ấn định tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (quan trọng

nhất) cho mỗi yếu tố. Tổng cộng của tất cả các mức độ quan trọng này phải bằng 1,0.

Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố sẽ biểu thị yếu tố có đại diện cho điểm

yếu lớn nhất (phân loại bằng 1), điểm yếu nhỏ nhất (phân loại bằng 2), điểm mạnh nhỏ nhất (phân loại bằng 3), điểm mạnh lớn nhất (phân loại bằng 4). Như vậy sự

phân loại này dựa trên cơ sở doanh nghiệp, trong khi mức độ quan trọng ở bước 2

dựa trên cơ sở ngành.

Bước 4: Nhân mỗi mức độ quan trọng của từng yếu tố với loại của nó để xác định

số điểm quan trọng của từng yếu tố.

Bước 5: Cộng tất cả số điểm quan trọng của tất cả các yếu tố để xác định tổng số

điểm quan trọng của ma trận. Tổng số điểm của ma trận nằm trong khoảng từ 1 điểm đến 4 điểm, sẽ không phụ thuộc vào số lượng các yếu tố trong ma trận. Nếu

tổng số điểm dưới 2,5 điểm doanh nghiệp yếu về nội bộ, nếu tổng số điểm trên 2,5

1.3.2 Ma Trận hình ảnh cạnh tranh

Ma trận hình ảnh cạnh tranh so sánh khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp

chủ yếu dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến các khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành, qua đó giúp nhà quản trị chiến lược nhận diện những điểm

mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp cùng những điểm mạnh, điểm yếu của các đối

thủ cạnh tranh, xác định lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp và các điểm yếu mà doanh nghiệp cần khắc phục. Để xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh cần thực

hiện 5 bước sau:

Bước 1: Lập danh mục khoảng 10 yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng

cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành.

Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan

trọng) cho mỗi yếu tố. Sự phân loại này cho thấy tầm quan trọng tương ứng của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của yếu tố, đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành, tổng số tầm quan trọng của tất cả các yếu tố phải bằng 1,0.

Bước 3: Xác định trọng số từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, trọng số của mỗi yếu tố tuỳ

thuộc vào khả năng của doanh nghiệp đối với yếu tố, trong đó 4 là tốt, 3 là trên

trung bình, 2 là trung bình và 1 là yếu.

Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với trọng số của nó để xác định số điểm của các yếu tố.

Bước 5: Cộng số điểm của tất cả các yếu tố để xác định tổng số điểm của ma trận.

So sánh tổng số điểm của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong ngành để đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.3.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)

Các yếu tố bên ngồi bao gồm: tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa, nhân khẩu, địa lý, chính trị, chính phủ, luật pháp, công nghệ và cạnh tranh. Ma trận các yếu tố bên ngoài giúp chúng ta hệ thống, đánh giá các yếu tố bên ngồi chính xác và khoa học hơn.

Các bước thiết lập ma trận EFE.

Bước 1: Lập danh mục từ 10 đến 20 yếu tố cơ hội và nguy cơ chủ yếu có vai trị

quyết định đối với sự thành công của doanh nghiệp như đã nhận diện trong q

trình phân tích các yếu tố từ bên ngoài.

Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan

trọng) cho mỗi yếu tố,, tổng số tầm quan trọng của tất cả các yếu tố phải bằng 1,0.

Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho từng yếu tố quyết định sự thành công cho thấy

cách thức mà các chiến lược hiện tại của doanh nghiệp phản ứng đối với các yếu tố này, trong đó 4 là phản ứng tốt, 3 là phản ứng trên trung bình, 2 là phản ứng trung

bình và 1 phản ứng ít. Các mức này dựa trên hiệu quả của chiến lược doanh nghiệp. Như vậy sự phân loại ở bước này dựa trên quy mô doanh nghiệp, trong khi đó sự phân loại ở bước 2 dựa theo ngành.

Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố đối với loại của nó để xác định số điểm về tầm quan trọng của từng yếu tố.

Bước 5: Cộng tất cả các số điểm về tầm quan trọng các yếu tố để xác định tổng số

điểm quan trọng của ma trận cho doanh nghiệp.

Tổng số điểm của ma trận không phụ thuộc vào số lượng các yếu tố có trong ma trận, cao nhất là 4 điểm, thấp nhất là 1 điểm. Nếu tổng số điểm là 4, doanh nghiệp

phản ứng tốt với cơ hội và nguy cơ, nếu tổng số điểm là 2,5 doanh nghiệp phản ứng trung bình với những cơ hội và nguy cơ, nếu tổng số điểm là 1 doanh nghiệp phản

ứng yếu với những cơ hội và nguy cơ.

1.3.4 Phân tích SWOT

SWOT:

S- Strengths: điểm mạnh, W- Weaknesses: điểm yếu O- Opportunities: cơ hội T- Threats: nguy cơ

Thực chất của phân tích SWOT là để soạn thảo chiến lược, cần chú ý đến những dự

Bảng 1.1: Phân tích SWOT

SWOT

Mơi trường bên trong \Mơi trường bên ngoài

Cơ Hội (O) O1 O2 Nguy Cơ (T) T1 T2 Mặt mạnh (S) S1 S2 Phối Hợp S/O Sử dụng những điểm mạnh để tận dụng cơ hội Phối Hợp S/T Sử dụng những điểm mạnh

để vượt qua các nguy cơ đe dọa Mặt Yếu (W) W1 W2 Phối Hợp W/O Tận dụng cơ hội để khắc phục những điểm yếu Phối Hợp W/T

Giảm thiểu các điểm yếu

và tìm cách tránh, hạn chế các nguy cơ

1.3.5 Ma trận QSPM

Ma trận QSPM là công cụ dùng để định lượng lại các thông tin đã được phân tích ở các Ma trận IFE, EFE từ đó cho phép nhà quản trị lựa chọn được chiến lược tối ưu, ma trận QSPM theo Ferd R David gồm có 6 bước căn bản sau:

Bước 1: Liệt kê các cơ hội/ mối đe doạ lớn từ bên ngoài và các điểm yếu/ điểm

mạnh quan trọng ở bên trong doanh nghiệp.

Bước 2: Phân loại cho mỗi yếu tố thành công quan trọng bên trong và bên ngoài, sự

phân loại này giống như trong ma trận EFE, ma trận IFE.

Bước 3: Xác định các chiến lược có thể thay thế mà doanh nghiệp nên xem xét để

thực hiện.

Bước 4: Xác định số điểm hấp dẫn theo từng chiến lược. Số điểm hấp dẫn biểu thị

tính hấp dẫn tương đối của mỗi chiến lược so với các chiến lược khác, thang điểm đánh giá từ 1 đến 4: 1 là không hấp dẫn, 2 là hơi hấp dẫn, 3 là khá hấp dẫn, 4

Bước 5: Tính tổng số điểm hấp dẫn, đây là kết quả của việc nhân số điểm phân loại

(bước 2) với số điểm hấp dẫn (bước 4) trong mỗi hàng. Tổng số điểm hấp dẫn càng

cao thì chiến lược càng hấp dẫn.

Bước 6: Cộng các số điểm hấp dẫn. Đó là phép cộng của tổng số điểm hấp dẫn trong

cột chiến lược của ma trận QSPM. Mức độ chênh lệch giữa cộng tổng số điểm hấp dẫn trong một nhóm chiến lược thì số điểm càng cao biểu thị chiến lược

càng hấp dẫn.

Tóm tắt Chương 1

Chương 1 trình bày tất cả nội dung lý thuyết có liên quan sẽ được áp dụng làm cơ sở lý thuyết. Các nội dung chính trong chương này bao gồm:

- Tổng quan chiến lược: trình bày các khái niệm về chiến lược, quản trị chiến lược, hoạch định chiến lược và xác định vai trò quan trọng của quản trị chiến lược đối với hoạt động của doanh nghiệp.

- Phân tích mơi trường hoạt động của doanh nghiệp: Phân tích mơi trường vi mơ, mơi trường vĩ mơ, hồn cảnh nội bộ - là nền tản lý thuyết để sử dụng vào các

chương sau.

- Xây dựng chiến lược: xác định tầm nhìn sứ mạng và mục tiêu của công ty, đây là bước định hướng cho quá trình hoạch định chiến lược cho doanh nghiệp.

Trong phần này áp dụng nhiều mơ hình xây dựng chiến lược của các học giả, trong đó nỗi bậc là của tác giả Michael E. Porter: chiến lược dẫn đầu về chi phí, chiến lược khác biệt hóa sản phẩm và chiến lược tập trung và chiến lược phản ứng

nhanh. Các phần đã trình bày là cơ sở lý thuyết để ứng dụng phân tích trong hồn cảnh cụ thể của doanh nghiệp.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG KẾT NỐI ĐIỂM

2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CƠNG TY 2.1.1 Q trình hình thành và phát triển của Công ty

Thông tin Công ty

Tên đầy đủ bằng tiếng Việt:

CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG KẾT NỐI ĐIỂM

Tên đầy đủ bằng tiếng Anh:

POINT CONNECTION COMMUNICATIONS CORPORATION

Tên viết tắt bằng tiếng Anh:

POINTCOMMUNICATION CORP

Địa chỉ trụ sở chính: 319A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TP.HCM Địa chỉ Chi nhánh tại HN: số 16 Ngọc Khánh, Ba đình, TP. Hà nội.

Văn phịng đại diện:

Hai phong: Km 5 đường Phạm Văn Đồng, Quận Dương kinh

Tel: +84 31 3660114 Fax: +84 31 3345615

Singapore: 9 Temasek Boulevard, #01 B Suntec Tower 1, Singapore 038987

Tel: +65 61191861

USA: 23426 Waters Overlook Công ty, Leesburg, VA 40176

Tel: +1 703 345 3834

Địa chỉ Web: www.point.info

Email: info@point.info

Công ty Cổ phần Truyền thông kết nối điểm (PointCommunications) được thành lập năm 2009, có 3 cổ đơng chiến lược tham gia. Trong đó Cơng ty CP CNTT

Công ty Cổ phần CNTT GENPAC là một trong những Công ty Liên doanh đầu tiên tại Việt nam về lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) giữa Tổng công ty Điện tử và Tin học Việt nam với hãng máy tính hàng đầu Châu Âu - Hãng Bull (Cộng hòa

Pháp). Cùng với sự phát triển chung của đất nước, GENPAC đã góp phần đáng kể

vào phát triển ứng dụng tin học ở Việt nam.

Năm 1996, GENPAC sau khi hết thời hạn liên doanh công ty GENPAC trở thành công ty 100% vốn nhà nước - Chi nhánh Tổng ty Điện tử & Tin học Việt nam. Sau

đó, sáp nhập bộ phận IBM solution của Công ty CMT thành bộ phận IBM Solution

của GENPAC.

Năm 2001, chi nhánh Tổng Công Ty Điện Tử Tin Học Việt nam tách ra thành công ty Công nghệ thông tin GENPAC, là một cơng ty hạch tốn độc lập, 100% vốn nhà nước thuộc thành viên của Tổng công ty điện tử và tin học Việt nam.

Năm 2007, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh, GENPAC cố phần hóa và thành lập các cơng ty con trực thuộc, hạch tốn kinh tế độc lập, hoạt động theo điều lệ của Công ty Cổ phần và Luật Doanh nghiệp đồng thời thừa hưởng năng lực của

GENPAC.

Với hơn 20 năm hoạt động, bằng kinh nghiệm và khả năng của mình, GENPAC đã liên tục được chọn làm nhà cung cấp giải pháp, phần mềm và thiết bị cho các

chương trình tin học hóa của Nhà nước trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế, các cơ quan, các bộ, ngành chủ chốt của nền kinh tế quốc dân.

Dù bất cứ một lĩnh vực nào: - Quản lý nhà nước.

- Hệ thống thơng tin tài chính. - Hiện đại hóa hệ thống ngân hàng. - Hệ thống thông tin thống kê Nhà nước

- Tin học phục vụ an ninh, quốc phòng, đời sống như: điện lực, cấp nước, bảo

hiểm.

- Khai thác Cảng và dịch vụ hàng hải. - Hiện đại hóa các ngành sản xuất và dịch vụ.

- Công nghệ thông tin phục vụ các ngành y tế, văn hóa, xã hội, giáo dục...,

GENPAC đều chứng minh được là nhà cung cấp các kỹ thuật tiên tiến nhất, các giải pháp CNTT đa dân dụng, đa môi trường, được thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia kỹ thuật được đào tạo kỹ lưỡng và có nhiều kinh nghiệm.

Vốn pháp định 45 tỷ vnđ.

Doanh thu năm 2010: trên 200 tỷ.

Ý tưởng thành lập PointComm

PointComm được thành lập dựa trên ý tưởng và sự thống nhất cao của các thành

viên sáng lập nhằm xây dựng PointComm thành công ty mạnh về thông tin vô tuyến

đặc biệt thông tin vệ tinh, song song cũng là một nhà tích hợp hệ thống truyền

thông.

Trong kế hoạch và chiến lược 10 năm của GENPAC muốn xây dựng thành một tổng công ty truyền thông đa dịch vụ bao gồm: Cung cấp dịch vụ nội dung số, cung cấp giải pháp và sản xuất phần mềm, nhà tích hợp hệ thống CNTT và Viễn thông, Cung cấp hạ tầng Viễn thông và thông tin vơ tuyến.

Dựa trên chiến lược đó GENPAC đã xây dựng thành công các Công ty thành viên mà GENPAC chiếm 55% vốn đăng ký:

- Công ty CP hệ thống Gen: chuyên về tích hợp hệ thống CNTT và Viễn thông. - Công ty CP Giải pháp Gen: Tập Trung vào giải pháp và phát triển phần mềm,

giải pháp phần mềm cho doanh nghiệp (ERP), giải pháp phần mềm xử lý ảnh,

bản đồ.

- Công ty CP Chữ ký Số Gen: là một trong những Công ty cung cấp chữ ký số

được cấp phép hoạt động.

- Công ty CP Truyền thông Kết nối điểm (PointComm): Cung cấp dịch vụ Viễn thông và Thông tin vệ tinh.

Kế hoạch của GENPAC là xây dựng PointComm thành một công ty hàng đầu

trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Viễn thông – thông tin vệ tinh trong khu vực Đông dương: Việt Nam, Lào, Campuchia.

Thành quả:

- Đã cơ bản thực hiện xong việc đầu tư hạ tầng và đào tạo đội ngũ kỹ thuật, kinh

doanh, sẵn sàng đưa hệ thống và dịch vụ vào khai thác.

- Đã thiết lập và chào giải pháp đến hầu hết các khách hàng tiềm năng và nhận

được sự hưởng ứng cũng như các yêu cầu cung cấp thử nghiệm dịch vụ.

Hạn chế:

- Kế hoạch thực hiện bị chậm trễ 6 tháng do thủ tục nhập hàng cũng như lắp đặt, cấu hình hệ thống phức tạp, phụ thuộc hoàn toàn vào chuyên gia nước ngoài. - Việc triển khai hệ thống vào thời điểm có nhiều diễn biến phức tạp về thị trường

tài chính, tỷ giá. Làm tăng chi phí cho doanh nghiệp, kèm theo một số khó khăn về huy động vốn.

2.1.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức của tổng công ty

Đánh giá sơ đồ tổ chức

Sơ đồ tổ chức gồm có HĐQT , Ban kiểm sốt và tổ chức điều hành từ tổng giám

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần truyền thông kết nối điểm giai đoạn 2012 2017 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)