Bảng 1.9: Thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước
(Đơn vị tính: đồng) STT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 1 Thuế VAT 2.611.931.525 3.304.129.392 2.824.757.658 2 Thuế XNK 0 0 0 3 Thuế lợi tức 391.996.614 1.963.697.386 2.183.646.642 Tổng thuế 3.003.928.139 5.267.826.778 5.008.404.300 (Nguồn: Phòng Kế toán)
Ta thấy không những Công ty sản xuất kinh doanh có hiệu quả mà Công ty còn thực hiện nghĩa vụ của mình rất chu toàn, đó là nghĩa vụ đóng thuế. Hằng năm, Công ty đóng một lượng lớn thuế cho nhà nước gồm các loại như thuế VAT, thuế lợi tức. Tổng thuế năm 2009 là 3.003.928.139 đồng tăng lên 5.267.826.778 đồng năm 2010 và giảm không đáng kể còn 5.008.404.300 đồng năm 2011. Trong các loại thuế công ty đã đóng cho Nhà nước, thuế VAT là lớn nhất, từ 2.611.931.525 đồng năm 2009 tăng lên 3.304.129.392 đồng năm 2010 và giảm xuống còn 2.824.757.658 đồng năm 2011. Thuế lợi tức của Công ty cũng tăng lên đáng kể qua các năm, từ 391.996.614 đồng năm 2009 lên 1.963.697.386 đồng năm 2010 và đạt 2.183.646.642 đồng năm 2011. Thông qua sự gia tăng của thuế này, ta cũng có thể nhận thấy lợi nhuận của Công ty ngày càng tăng qua các năm. Doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả.
PHẦN II
CÁC NGHIỆP VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ GỖ ĐẠI THÀNH 2.1. Kế hoạch marketing
Sứ mệnh của Công ty: Với phương châm "Uy tín, chất lượng, kịp thời",
Công ty Cổ phần Công nghệ Gỗ ĐẠI THÀNH cam kết: Cung cấp các sản phẩm có chất lượng ổn định, giá cả phù hợp, thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Quan tâm đến thị hiếu của người tiêu dùng để đa dạng hóa, phát triển nhiều sản phẩm mới phục vụ khách hàng. Luôn chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn, nhận thức của mọi thành viên trong công ty nhằm phục vụ tốt nhất các yêu cầu của khách hàng. Cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000.
Trong năm 2011, trên cơ sở căn cứ vào tình hình hiện tại của Công ty, của thị trường trong nước và thế giới, công ty đã đưa ra mục tiêu tổng quát là giữ vững thị trường nước ngoài, phát triển thị trường trong nước. Để thực hiện mục tiêu này, Công ty đã thực hiện các phân tích, kế hoạch cụ thể của chiến lược hoạch định marketing như sau:
2.1.1. Phân tích môi trường
2.1.1.1. Phân tích môi trường vi mô
- Tổng tài sản 261.160.007 đồng.
- Nhân lực: 2762 cán bộ công nhân viên.
- Là một Công ty đã có tên tuổi, uy tín trên thị trường, có thị phần lớn.
- Nguồn nguyên liệu gỗ chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài, chiếm tới 80%, do đó có ưu thế về chất lượng sản phẩm.
- Doanh thu tiêu thụ của sản phẩm ngoại thất chiếm 80% so với sản phẩm nội thất.
- Công nghệ: Công ty đang sử dụng theo hệ thống tiêu chuẩn của Châu Âu và Nhật Bản đồng thời được kiểm soát nghiêm ngoặt bởi các chuyên gia có kinh nghiệp. Hệ thống ISO 9001:2000 được thiết lập và vận hành ở tất cả các nhà máy. Công suất mỗi năm đạt 2.400 – 2.600 container.
* Cạnh tranh:
- Xét trong phạm vi quốc gia: Theo thống kê cả nước có 3000 doanh nghiệp chế biến gỗ. Tại Bình Định có nhiều doanh nghiệp gỗ có quy mô lớn như: Quốc Thắng, Duyên Hải, Thắng Lợi,… đã tạo ra môi trường cạnh tranh gay gắt.
- Xét ở phạm vi quốc tế: Những đối thủ cạnh tranh chính là: Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Indonexia,…
* Khách hàng: Khách hàng của Công ty chủ yếu là Mỹ, EU, Hồng Kông, Pháp, Đức, Úc, Hà Lan, Ý,…
2.1.1.2. Phân tích môi trường vĩ mô
* Kinh tế: Việt Nam được cho là một quốc gia có nền kinh tế ổn định nhờ lạm phát đang trên đà suy giảm, thâm hụt thương mại và ngân sách được kiềm chế và các chính sách quản lý tiền tệ ngày càng có hiệu quả hơn.
* Chính trị- Pháp luật: Chính trị trong nước ổn định, nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi cho các Công ty sản xuất nôi địa là điều kiên tốt để Công ty phát triển. Bên cạnh đó Công ty còn chịu ảnh hưởng của các đạo luật: đầu tư; doanh nghiệp, lao động, chống độc quyền, chống phá giá,...
* Công nghệ: Việc áp dụng những thành tựu KHCN vào sản xuất, quản lý bán hàng giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh riêng cho mình. Trang thiết bị hiện đại: Máy dán cạnh dây chuyền tự động, máy soi trục đứng, máy khoan dàn tự động,… tác động mạnh mẽ đến doanh nghiệp.
* Văn hóa xã hội: Thị trường nước ngoài mang nhiều văn hóa khác nhau.
* Tự nhiên: Khí hậu nhiệt đới gió mùa nơi có nhiều gỗ tự nhiên, thích hợp viêc sản xuất chế biến gỗ.
2.1.2. Phân tích ma trận SWOT
Điểm mạnh: Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Gỗ Đại Thành là một trong những đơn vị dẫn đầu trong kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp, cung ứng sản phẩm gỗ trong nhà, ngoài trời tại Việt Nam và quốc tế. Sản phẩm được xuất khẩu sang nhiều thị trường nổi tiếng trên thế giới: EU, USA, Canada, chất lượng sản phẩm cao, mẫu mã đẹp. Đội ngũ R&D được đào tạo bài bản, trình độ tay nghề cao. Toàn bộ quy trình sản xuất đều theo công nghệ chế biến của châu Âu và Nhật Bản cùng đội ngũ kiểm soát chất lượng chuyên nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao.
Điểm yếu: Công ty chủ yếu tập trung vào loại hình sản phẩm gỗ ngoài trời. Trong khi đó, loại sản phẩm này lại có “tính chất thời vụ”, trung bình mỗi năm chỉ sản xuất khoảng 6-8 tháng, làm việc theo ca. Công ty hiện sản xuất một ca, một số ít sản xuất 2-3 ca vào mùa cao điểm, nên chi phí cao. Công ty chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng theo yêu cầu của đối tác.
Cơ hội: FPA Bình Định sẽ thường xuyên thông báo, chia sẻ thông tin diễn biến thị trường và dự báo cho các doanh nghiệp về mùa hàng mới, để qua đó tìm giải pháp giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau. Đặc biệt, UBND tỉnh đã chỉ đạo Hiệp hội xây dựng Đề án “Phát triển sản xuất đồ gỗ nội thất giai đoạn 2010-2015”, với những chính sách hỗ trợ ưu đãi cho các doanh nghiệp tham gia.
Thách thức: Thị trường đồ gỗ trong và ngoài nước vẫn còn những bất ổn. Giá nguyên liệu, vật tư đầu vào, lãi suất cho vay tăng, tiền thuê đất trên địa bàn có xu hướng tăng so với năm 2010. Ngoài ra, các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ sẽ tiếp tục phải đương đầu với những rào cản kinh tế, rào cản thương mại, nhất là những
quy định, ràng buộc của Đạo luật bảo hộ. Đáng lưu ý, các chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước đối với các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ đã chấm dứt.
2.1.3. Mục tiêu của chiến lược Marketing
- Giữ vững thị trường hàng ngoài thất trong và ngoài nước. - Phát triển thị trường hàng nội thất trong và ngoài nước.
2.1.4. Phân đoạn, lựa chọn và định vị thị trường
* Phân đoạn thị trường:
- Theo tiêu thức thu nhập: Mỗi đối tượng có mức thu nhập khác nhau sẽ có khả năng chi trả và sự sẵn sàng mua khác nhau. Các nhóm đối tượng gồm: Người có thu nhập thấp, trung bình, cao.
- Theo tiêu thức địa lí: Thị hiếu khách hàng trong nước, ngoài nước .Vùng thành thị nhu cầu sản phẩm cao hơn nông thôn do nhu cầu đời sống cao.
- Theo hành vi: Mua theo nhu cầu cá nhân, gia đình, công việc…
- Theo mục đích sử dụng: nội thất, ngoại thất.
* Lựa chọn thị trường mục tiêu: Khách hàng trong và ngoài nước gồm những người có thu nhập từ trung bình trở lên, các doanh nghiệp, tổ chức.
* Định vị thị trường: Chiến lược ổn định về chất lượng sản phẩm, ngày càng cải tiến mẫu mã, tính tiện dụng, ngày càng an toàn cho người sử dụng.
2.1.5. Các chính sách Marketing
2.1.5.1. Chính sách về sản phẩm
Công ty tiếp tục thực hiện chính sách nâng cao chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã. Đây là điều kiện tốt để Công ty cạnh tranh.
Các mặt hàng chủ yếu phục vụ xuất khẩu theo đơn đặt hàng từ phía khách hàng nước ngoài được sản xuất có tiêu chuẩn kĩ thuật, mẫu mã và chất lượng, bao bì theo qui định của hợp đồng xuất khẩu với các đối tác.
2.1.5.2. Chính sách về giá cả
Bảng 2.1: Bảng so sánh giá một số sản phẩm của Công ty với các công ty khác
(Đơn vị tính: đồng)
Sản phẩm Giá cả
Đại Thành Quốc Thắng Duyên Hải
Ghế 5 bậc 295 302 306 Ghế băng 03 265 270 265 Ghế Havana 260 258 263 Bàn café chữ nhật 344 352 350 Bàn chữ nhật chân xếp sơn trắng 496 504 507 (Nguồn: Phòng kế toán)
Công ty xem xét chính sách giá cả như một công cụ tác động đến sản lượng sản phẩm tiêu thụ. Do đó bên cạnh phương pháp định giá là cộng lãi vào chi phí,
Công ty còn vận dụng một cách linh hoạt chính sách giá qua các thời kì khác nhau, định giá theo đối thủ cạnh tranh và theo sản phẩm. Việc định giá như vậy giúp Công ty thực hiện mục tiêu của mình cũng như cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
2.1.5.3. Phân phối
Trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm thì vấn đề quan trọng là phải lựa chọn kênh phân phối nào có hiệu quả nhất ở những thị trường khác nhau.
- Đối với thị trường ngoài nước: Công ty áp dụng hình thức phân phối gián tiếp.
Sơ đồ 2.1: Kênh phân phối gián tiếp của Công ty
(Nguồn: Xuất nhập khẩu)
Thông qua nhà nhâp khẩu, nhà bán lẻ, Công ty đã đưa sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng hoặc đến các thị trường mà Công ty chưa có khả năng vươn tới.
- Đối với thị trường trong nước:
Sơ đồ 2.2: Kênh phân phối trực tiếp của Công ty
(Nguồn: Xuất nhập khẩu)
Công ty đã mở văn phòng đại diện tại các thành phố lớn như: Đà Nẵng, Hà Nội, Hồ Chí Minh,… Hệ thống kênh phân phối ở thị trường trong nước còn yếu. Công ty nên chọn phân khúc bán lẻ cho quy mô nhỏ hộ gia đình, nên mở các cửa hành bán lẻ hoặc cần nhà phân phối chuyên nghiệp.
2.1.5.4. Xúc tiến hỗn hợp
- Quảng cáo: Công ty đã sứ dựng nhiều hình thức quảng cáo như đăng tin trên báo, trên đài và trên cả internet cho sản phẩm của Công ty. Ngoài ra Công ty còn tham gia nhiều hôi chợ triển lãm, đăn kí trên internet, chụp ảnh catologe… để giới thiệu sản phẩm của mình với khách hàng. Công ty đã xây dựng trang web riêng để giới thiệu sản phẩm.
- Đi kèm với việc giao hàng các sản phẩm ngoại thất, Công ty có gửi kèm các bảng giới thiệu về sản phẩm nội thất của mình.
- Các hình thức xức tiến sau bán hàng: Công ty luôn có chế độ bảo hành đối với tất cả sản phẩm của mình trên thị trường.
CTCP Công nghệ
gỗ Đại Thành Đơn vị nhập khẩu sản phẩm Nhà bán lẻ
Người tiêu dùng
CTCP Công nghệ gỗ
Đại Thành Người tiêu
- Quan hệ công chúng: Hàng năm, Công ty tham gia các cuộc hôi thảo, hôi chợ. Ngoài ra Công ty còn tham gia ủng hộ các hội từ thiện với sự đóng góp không nhỏ cả về vật chất lẫn tinh thần như xây dựng nhà tình nghĩa cho Mẹ Việt Nam anh hùng, ủng hộ trẻ khuyết tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa.
- Marketing trực tiếp: Chào hàng (khi sản phẩm hoàn thành Công ty sẽ gởi mẫu hàng hóa cùng với bản thuyết minh sản phẩm đến khách hàng trong và ngoài nước. Thông qua sự ra đời của sản phẩm mới, thuyết phục các đơn đặt hàng tại Công ty). Tư vấn, giới thiệu qua điện thoại, fax, mail,…
2.1.6. Nhận xét về công tác lập kế hoạch Marketing của Công ty
Nhìn chung Công ty xây dựng được một chiến lược Marketing về cơ bản là hoàn chỉnh.
* Ưu điểm:
- Công ty đã xác định rõ mục tiêu trên cơ sở phân tích môi trường kinh
doanh, xu thế phát triển của sản phẩm đồ gỗ, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội, thách thức từ đó đưa ra các chiến lược marketing hợp lý để thực hiện mục tiêu đã đặt ra hướng tới khách hàng mục tiêu.
- Công ty đã đưa ra mục tiêu là giữ vững thị trường sản phẩm ngoại thất và mở rộng thị trường sản phẩm ngoại thất. Mục tiêu này rất phù hợp với xu thế sử dụng sản phẩm công nghệ gỗ của khách hàng.
- Chính sách xúc tiến hỗn hợp của Công ty rất được quan tâm, đầu tư, tạo điều kiện cho công ty giữ vững và phát triển thương hiệu, tăng khả năng tiêu thụ.
- Các chính sách marketing của Công ty rất hiệu quả, điều này thể hiện qua doanh thu tiêu thụ ở thị trường nước ngoài giữ vững, doanh nghiệp đã mở rộng được thị phần trong nước, lợi nhuận của Công ty tăng qua các năm từ 1.175.989.842 đồng năm 2009 tăng lên 5.891.092.157 đồng năm 2010 và 6.550.939.927 đồng năm 2011.
* Hạn chế: Tuy nhiên, ngoài những kết quả đã đạt được, công tác hoạch
định marketing của Công ty còn có một số hạn chế:
- Công ty chưa có sự liên kết với các đơn vị có mặt hàng kết hợp bổ sung với sản phẩm nội thất, ngoại thất gỗ.
- Quy mô thị trường của Công ty ở nước ngoài rất rộng nhưng Công ty chưa có được các văn phòng đại diện ở nước ngoài.
Công ty có xác định được mục tiêu là phát triển sản phẩm nội thất nhưng chưa đưa ra được một chiến lược marketing hiệu quả để phát triển nhóm sản phẩm này.
Theo em, doanh thu cũng như thị phần của công ty sẽ cao hơn nếu như Công ty hoàn chỉnh hơn công tác hoạch định chiến lược marketing như sau:
Thứ nhất, đối với sản phẩm, Công ty nên liên kết với các công ty xây dựng, các công ty tư vấn thiết kế để tạo ra những sản phẩm nội thất chuyên dụng, phù hợp
với phong cách cũng như không gian của các công trình này. Có được sự kết hợp này, sản phẩm của công ty sẽ trở nên gần gũi hơn và được tiêu thụ mạnh hơn.
Thứ hai, Công ty nên mở thêm các văn phòng đại diện tại các thị trường hiện tại của mình ở nước ngoài. Làm như vậy sẽ giúp cho khách hàng ngày càng tin tưởng Công ty hơn, bên cạnh đó có thể tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, nắm bắt thị hiếu, nhu cầu và sự thay đổi nhu cầu để thoải mãn họ một cách tốt và nhanh nhất.
2.2. Kế hoạch sản xuất2.2.1. Nguyên liệu 2.2.1. Nguyên liệu
Nguyên liêu của công ty rất đa dạng và phong phú, chia thành các nhóm: nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, công cụ dụng cụ và nguyên vật liệu khác.
- Nguyên vật liệu chính: Các loại gỗ tự nhiên như tràm, bạch đàn, xoan đào, gỗ dâu,… và các loại ván ghép…
- Nguyên vật liệu phụ: dầu màu, keo sữa, vecni, sơn bóng, buloong, ốc vít, keo dán, vải, nệm,…
- Công cụ dụng cụ và các nguyên vật liệu khác: mũi khoan, lục giác 4, khóa mỏ vịt, giấy nhám, lưỡi cưa, thước kẻ,…
2.2.2. Quy trình sản xuất
Sơ đồ 2.3: Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty
(Nguồn: Phòng Kế toán)
Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty là một quá trình liên tục từ khâu chuẩn bị nguyên vật liệu đến khi sản phẩm hoàn thành. Điều này đã giúp cho quá trình sản xuất diễn ra một cách liên tục. Tuy quy trình sản xuất trải qua nhiều công đoạn nhưng tập trung lại là những công đoạn sau:
- Gỗ tròn nhập: Gỗ được chuyển từ các đơn vị cung cấp về được nhập vào kho nguyên liệu bảo quản.
- Xẻ gỗ tròn: Từ nguyên liệu chính là gỗ các loại đưa vào máy cưa xẻ theo các kích cỡ yêu cầu sản xuất sản phẩm.
- Sấy và tẩm thuốc: Gỗ sau khi xẻ còn tươi, ẩm nên đưa vào lò sấy để sấy cho khô với các mức nhiệt độ khác nhau tuy theo loại gỗ và miếng gỗ xẻ là dày hay