Việc giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với CHDCND Lào

Một phần của tài liệu Một số quy định pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại CHDCND Lào (Trang 44 - 47)

4. Giải quyết tranh chấp đầu tư nước ngoài tại CHDCND Lào

4.2. Việc giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với CHDCND Lào

Lào

- Tranh chấp được giải quyết bằng hoà giải, Ủy ban quản lý đầu tư có thể góp ý kiến trong giai đoạn đầu, nhưng không có quyền quyết định hoặc không có quyền áp dụng nguyên tắc nào đó đối với các bên

- Nếu vụ tranh chấp không hoà giải được, các bên có thể giải quyết tại trọng tài nếu có thoả thuận. Trường hợp không có thoả thuận về thẩm quyền giải quyết thì các bên phải thực hiện như sau:

Nếu vụ tranh chấp không giải quyết được trong vòng 3 tháng kể từ ngày có việc kiện tụng đầu tiên, một bên có thể đưa vụ tranh chấp lên cơ quan giải quyết tranh chấp Quốc tế hoặc sẽ được giải quyết do pháp luật của nước CHDCND Lào.

Các đương sự có thể áp dụng các quy định giải quyết tranh chấp theo quy định của ICC (Toà án Quốc tế).

Trong trường hợp các điều kiện khác không quy định trong hợp đồng của các đương sự phải thực hiện như sau:

- Việc giải quyết tranh chấp phải được tiến hành tại Lào

- Việc giải quyết vụ tranh chấp sẽ được bảo vệ do pháp luật của nước CHDCND Lào

- Vụ tranh chấp phải làm thành tiếng Lào hoặc tiếng Anh. Luật bảo vệ luật đầu tư nước ngoài.

Hợp đồng đầu tư nước ngoài sẽ được bảo vệ do pháp luật của CHDCND Lào, trừ các bên có thoả thuận khác liên quan đến pháp luật nước ngoài.

KẾT LUẬN

Trong xu thế chung của thế giới toàn cầu hoá nền kinh tế, thì không một quốc gia nào, dù phát triển hay đang phát triển có thể đứng ngoài cuộc. Bởi lẽ nền kinh tế thế giới là một thể thống nhất, có mối liên hệ chặt chẽ mà nếu quốc gia nào nằm ngoài thể thống nhất này đều sẽ có nguy cơ tụt hậu và bị tách ra khỏi sự phát triển chung của thế giới. Chính vì vậy, để phù hợp với xu thế chung của thế giới, chủ trương mở cửa, tiến hành hội nhập đa phương hoá các quan hệ quốc tế, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế, luôn là mục tiêu hàng đầu trong chính sách phát triển kinh tế của các quốc gia ASEAN. Các quốc gia ASEAN đã đi đến ký kết một Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN. Đề nghị này đã được đưa ra tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ V (12/1995) và chính thức được ký kết vào năm 1998 tại Phillipin, đấy cũng là một đỏi hỏi khách quan và hoàn toàn tất yếu đối với các nước ASEAN trước xu hướng chung của thế giới.

Hiện nay, trước sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc và một số nước đang phát triển khác tác động mạnh mẽ tới các nước ASEAN, đặc biệt là sự chuyển hướng FDI của các nước sang Trung Quốc, các quốc gia ASEAN đã quyết định đẩy nhanh thời hạn hình thành khu vực đầu tư ASEAN, sớm hơn 5 năm so với dự kiến, đó là vào năm 2010 với các nước thành viên cũ và năm 2015 với các nước thành viên mới. Các nước ASEAN đẩy nhanh sự hình thành khu vực đầu tư ASEAN (AIA) với mong muốn là thong qua khu vực này, các nước ASEAN sẽ thúc đẩy hơn nữa tiến trình hợp nhất kinh tế các nước thành viên bằng cách đẩy mạnh đầu tư trực tiếp, tạo thuận lợi cho các luồng vốn đầu tư, công nghệ trong khu vực và đặc biệt là cạnh tranh với các nền kinh tế mới nổi khác trong việc thu hút FDI.

Mục tiêu của AIA là thu hút nhiều FDI hơn từ các nước ASEAN lẫn các nước ngoài ASEAN, vì vậy ngay từ khi ký kết Hiệp định, các nước ASEAN đã nỗ lực không ngừng để từng bước thực hiện lộ trình của Hiệp định theo các quy định đã đề ra, nhằm tạo ra một môi trường đầu tư thông thoáng và hấp dẫn hơn đối với các nước đầu tư nước ngoài. Đồng thời, để hỗ trợ cho việc nhanh chóng

thành lập khu vực đầu tư ASEAN, các nước ASEAN còn tăng cường mở rộng việc xúc tiến đầu tư và đẩy mạnh đối thoại với các đối tác quan trọng khác.

Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) không chỉ mang lại cho các nước trong khu vực những điều kiện hấp dẫn về môi trường đầu tư và đẩy mạnh thu hút FDI, mà cùng với AFTA, nó góp phần giúp các nước này thúc đẩy nhanh sự hình thành một cộng đồng chung ASEAN vào năm 2015, với mục tiêu cuối cùng biến ASEAN thành ngôi nhà chung cho mọi công dân ASEAN, bởi ASEAN không chỉ là một cơ sở sản xuất mà còn phải là một thị trường của chính mình.

Với tư cách là một nước ký kết Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN (AIA), một trong những Hiệp định quan trọng nhất của tổ chức khu vực, CHDCND Lào có nghĩa vụ tự do hoá hơn nữa môi trường đầu tư hiện tại của mình trong nỗ lực chung của tất cả các nước thành viên ASEAN, nhằm thiết lập một khu vực đầu tư ASEAN có tính cạnh tranh cao và hấp dẫn với môi trường đầu tư thông thoáng và rõ ràng hơn giữa các thành viên để có được các dòng đầu tư tự do vào khu vực ASEAN từ các nguồn trong cũng như ngoài ASEAN.

Một phần của tài liệu Một số quy định pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại CHDCND Lào (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w