Gia tăng quy mô hoạt động của thị trường chứng khoán

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích tác động của các nhân tố kinh tế vĩ đến chỉ số giá chứng khoán việt nam (Trang 82 - 83)

3.5 Các giải pháp đối với thị trường chứng khoán và nhà đầu tư

3.5.4Gia tăng quy mô hoạt động của thị trường chứng khoán

Thông thường, việc gia tăng quy mô thị trường là cần thiết để không những giúp các nhà đầu tư có nhiều sự lựa chọn cho danh mục đa dạng hóa của mình mà cịn tạo điều kiện đưa thị trường chứng khoán Việt Nam dần trở thành “hàn thử biểu” của nền

kinh tế. Tuy nhiên, thực tế trong điều kiện hiện nay đã cho thấy tình trạng phát hành thêm cổ phiếu, tăng vốn tràn lan của các doanh nghiệp khiến cho lượng cung hàng hóa quá nhiều trong khi chất lượng của những hàng hóa này lại không thật sự tốt. Với việc

tăng cung như vậy mà lượng tiền (cầu chứng khoán) của nhà đầu tư không tăng kịp đã

khiến cho thị trường không thể tăng trưởng mạnh và bền vững được. Do đó, đưa ra một số giải pháp về vấn đề này như sau:

 Đối với cung hàng hóa cho thị trường: Các cơ quan quản lý nhà nước phải có

sự phối hợp và kiên quyết trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp nhà nước lớn thực hiện cổ phần hóa và niêm yết trên TTCK. Nếu khơng triển khai quyết liệt thì mục tiêu

đến 2015 quy mơ vốn hóa thị trường đạt 65% - 70% GDP và đạt 90%-100% GDP vào năm 2020 như trong Đề án phát triển thị trường vốn của Việt Nam đến năm 2010 và

tầm nhìn đến năm 2020 đã được Chính phủ ban hành sẽ khó mà thực hiện được. Tuy

nhiên, trong quá trình triển khai phải tránh tình trạng cung hàng hóa ào ạt khiến thị

trường khơng kịp hấp thu, tránh tình trạng thị trường phát triển quá nóng bởi nhu cầu đầu tư tăng đột ngột và sự gia tăng của dòng tiền ngắn hạn dễ gây tình trạng bong bóng

chứng khốn. Để làm được điều này, các cơ quan quản lý phải có đội ngũ chun gia tài chính với các dự báo có cơ sở thực tế, trên các góc độ thơng tin thị trường trong nước được đặt trong mối quan hệ với thị trường chứng khoán quốc tế nhất là các thị trường chứng khốn khốn có tính nhạy cảm cao như Mỹ, thị trường dầu mỏ ở Trung Đơng và thị trường vàng. Ngồi ra, cần nâng cao các tiêu chuẩn niêm yết, tiêu chuẩn phát hành tăng vốn dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh chứ không phát hành đại trà như hiện nay.

 Đối với nhu cầu đầu tư của người dân: Với quy mô dân số khoảng gần 87

triệu người, dân số trong độ tuổi lao động chiếm khoảng hơn 63% (55 triệu) trong khi số lượng tài khoản chứng khoán hiện tại chỉ khoảng hơn 1 triệu tài khoản đăng ký (lượng sử dụng thực tế có thể thấp hơn nhiều, chưa kể đến việc 1 người đứng tên nhiều

tài khoản tại các công ty khác nhau), chứng tỏ mức độ quan tâm đến TTCK của đại đa số người dân chưa cao. Do vậy, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên

thị trường, từ Bộ tài chính, UBCK, các SGDCK đến các Hiệp hội kinh doanh chứng

khoán, Hội kiểm toán viên hành nghề, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính, Câu lạc bộ

công ty niêm yết, Câu lạc bộ công ty quản lý quỹ đầu tư, các CTCK và các doanh

nghiệp niêm yết trong việc giáo dục, tuyên truyền nhằm thu hút sự quan tâm của người dân nhằm thu hút lượng vốn dư thừa trong dân vào phát triển kinh tế, giảm sự mất cân

đối trong ngân sách và áp lực lên cán cân thanh toán quốc gia. Muốn thu hút được sự

quan tâm của người dân đối với chứng khốn thì Chính Phủ, Bộ Tài chính, UBCK và NHTW cần phối hợp với nhau để nâng cao vai trị, vị thế của chứng khốn, cần làm cho nền kinh tế dựa trên cả 2 thị trường ngân hàng và chứng khoán.

 Bên cạnh những vấn đề trên thì vấn đề ổn định tâm lý nhà đầu tư cũng phải

được quan tâm đúng mực. Thị trường chứng khoán Việt Nam là thị trường đang phát

triển nên vấn đề tâm lý nhà đầu tư đóng vai trị khơng nhỏ trong các quyết định mua

bán, dẫn đến thị trường dễ rơi vào khủng hoảng hoặc bong bóng do sự phản ứng thái

quá của các nhà đầu tư. Do đó, việc ổn định tâm lý cho nhà đầu tư thơng qua uy tín,

trách nhiệm trong điều hành chính sách của các cơ quan quản lý, tăng cường công tác

tuyên truyền phổ biến kiến thức về thị trường, nâng cao hiệu quả thông tin là những

việc cần tiến hành thường xuyên và liên tục.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích tác động của các nhân tố kinh tế vĩ đến chỉ số giá chứng khoán việt nam (Trang 82 - 83)