Lệch sản lượng (Output Gap)

Một phần của tài liệu luận văn: MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CĂNG THẲNG TÀI CHÍNH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM (STRESS TEST) ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP VAR pdf (Trang 34 - 76)

Output gap là độ chênh lệch, thường tính bằng %, giữa sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng của một nền kinh tế. (Sản lượng tiềm năng – potential output hoặc natural GDP là mức sản lượng mà nền kinh tế có thể phát triển bền vững trong dài hạn). Cú sốc tổng cầu là nguyên nhân của sai lệch chu kỳ sản lượng thực tế so với tiềm năng

Độ lệch sản lượng: Output gap lớn hơn 0, là mức chênh lệch giữa sản lượng thực tế so với sản lượng tiềm năng, thường được coi là dấu hiệu của dư cầu, nhu cầu nguyên liệu đầu vào và lao động cao sẽ đẩy giá cả và thu nhập lên gây áp lực gia tăng lạm phát, do đó sẽ phải tăng lãi suất nhằm tránh cho nền kinh tế phát triển quá nóng cũng như kiềm chế lạm phát. Ngược lại, khi Output Gap nhỏ hơn 0, sản lượng thực tế thấp hơn sản lượng tiềm năng thì sẽ gây áp lực thiểu phát

Đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng, Output Gap cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Cụ thể, theo nghiên cứu của Pain (2003) tỷ lệ nợ xấu NPL của ngân hàng sẽ tăng khi Output gap tăng. Bởivì, khi sản lượng thực tế tăng cao hơn sản lượng tiềm năng tức là nền kinh tế đã trãi qua một giai đoạn tăng trưởng nóng, tín dụng ngân hàng đã tăng cao trong một khoảng thời gian dài. Nhưng theo quy luật cân bằng, sản lượng thực tế trong tương lai sẽ giảm lại nhằm giảm đà tăng lạm

phát, sản xuất kinh doanh sẽ bị thu hẹp lại, hàng tồn kho tăng lên, sảnn xuất kinh doanh khó khăn dẫn đến các khoản nợ ngân hàng cũng sẽ chậm thanh toán. Do đó, nợ xấu trong lĩnh vực ngân hàng được dự báo sẽ tăng lên theo độ chênh lệch sản lượng Output gap.

Output Gap đuợc sử dụng như một chỉ số đánh giá lạm phát trong các báo cáo của các tổ chức tài chính như Goldman Sachs, HSBC. Theo các báo cáo này, output gap của Việt Nam đang ở mức dương

Tốc độ tăng trưởng 5,8% GDP cả năm 2011 với Việt Nam là thấp nhưng so với toàn cầu đó là con số khá cao. Theo dự báo của WB, mặc dù hiện nay tăng trưởng kinh tế Việt Nam đang chững lại nhưng dự kiến sẽ vẫn cao trong năm 2011 ở mức 5,8% trong đó khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng mạnh.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng trung bình của giai đoạn 2001 – 2010 là 7,25%. Trong đó, tăng trưởng trung bình giai đoạn 2001 – 2005 là 7,51% và giai đoạn 2006 – 2010 lại bị tụt lùi, còn 7%.

Theo các chuyên gia đều có chung quan điểm rằng chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam còn thấp và chưa đạt được độ bền vững. Chất lượng tăng trưởng kinh tế thấp thể hiện ở sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, tính hiệu quả của kinh tế thấp, đồng thời, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu.

Cho nên độ lệch sản lượng Output Gap của Việt Nam còn nhiều bất ổn, thiếu vững chắc.

Theo hình 2.3 ta thấy tỷ lệ nợ xấu NPL của hệ thống ngân hàng và độ chênh lệch sản lượng Output Gap của Việt Nam qua các năm từ 2002 đến 2011 tuân theo các nghiên cứu lý thuyết. Tỷ lệ nợ xấu và độ chênh lệch sản lượng có mối quan hệ đồng biến, đặc biệt gần đây nhất là khoảng 2008 – 2009 , do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sản lượng sản xuất suy giảm, độ chênh lệch sản lượng giảm đáng kể và tỷ lệ nợ xấu ngân hàng cũng giảm theo.

Mối quan hệ giữa NPL và GAP -4 -2 0 2 4 6 8 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Năm T l ( % ) NPL GAP (Ngun: NHNN và HSBC) Hình 2.4: Mi quan h gia t l n xu và độ lch sn lượng 2.2.3 Lãi sut ngân hàng trung ương

Ngân hàng là nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp, đồng thời phản ánh rõ nét nhất hiệu quả của một chính sách tiền tệ quốc gia. Bằng công cụ lãi suất, chính phủ có thể tác động hoạt động của nền kinh tế theo mục tiêu quốc gia. Hiện nay, ba loại lãi suất chủ chốt: lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn, NHNN Việt Nam đang tham mưu các chính sách liên quan đến tiền tệ cho Chính phủ Việt Nam.

Việc điều hành linh hoạt lãi suất, vừa là công cụ điều tiết thị trường, vừa là động thái phát tín hiệu về chủ trương của Chính phủ và giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước là thắt chặt hay mở rộng tiền tệ, đã và đang trở thành một chỉ số kinh tế quan trọng trên thị trường tài chính, tiền tệ, được các tổ chức, các nhân trong và ngoài nước quan tâm, theo dõi, dự báo và có phản ứng khá nhanh nhạy, tích cực về hoạt động đầu tư, tiết kiệm và tiêu dùng. Kết quả này có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện được vai trò và những tác động tích cực của chính sách tiền tệ đối với việc kiềm chế lạm phát và điều tiết kinh tế vĩ mô.

Trên thực tế hiện nay, cách điều hành chính sách lãi suất và cách quản lý lãi suất của ngân hàng cũng có những thuận lợi, khó khăn cũng như những tồn tại nhất định tác

động đến nền kinh tế đất nước. Chính vì vậy mà cần phải có những giải pháp tốt để điều hành chính sách lãi suất một cách khoa học nhằm đảm bảo và phát huy được công cụ điều hành tiền tệ vĩ mô của nền kinh tế, đồng thời tác động thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp cho tốt hơn

Để chống lạm phát thì một trong các nguyên tắc căn bản là phải thực hiện lãi suất thực dương (tức lãi suất cho vay của ngân hàng phải cao hơn lãi suất huy động và lãi suất huy động phải cao hơn lạm phát, trên thực tế từ năm 2007 đến nay các ngân hàng Việt Nam chỉ đảm bảo một chiều là lãi suất tiền cho vay cao hơn lãi suất huy động còn lãi suất huy động lại thấp hơn hẳn so với mức lạm phát. Điều nay đã dẫn chính sách lãi tiền gửi ản thực âm, khiến tiền đồng Việt Nam bị mất giá và kéo dài tình trạng thừa tiền trong lưu thông, tính thanh khoản của ngân hàng yếu, hoạt động cho vay tắc nghẽn vì lãi suất huy động cao

Ở Việt Nam, chính sách lãi suất đã được cải tiến. Tuy nhiên, khi tình hình kinh tế vĩ mô chưa được ổn định và các NHTM Nhà nước làm chủ thị trường thì Chính phủ không tránh khỏi việc áp dụng chính sách lãi suất tích cực.

Giai đoạn từ tháng 6/2002 đến nay, NHNN điều hành theo cơ chế lãi suất thỏa thuận trên cơ sở giải quyết tốt mối quan hệ cung cầu vốn tín dụng giữa ngân hàng vµ khách hàng, thể hiện vai trò tác động và sự ảnh hưởng hết sức quan trọng đến nền kinh tế.

Mi quan h gia NPL và LNI 0 2 4 6 8 10 12 14 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Năm % NPL LNI (Ngun: NHNN và Tng cc thng kê)

Hình 2.5Mi quan h gia t l n xu và lãi sut ngân hàng trung ương Ta có thể thấy rằng do Việt Nam điều hành chính sách tỷ giá cố định nên lãi suất luôn nằm trong biên độ mà NHNN đề ra, hầu như qua các năm lãi suất không thay đổi nhiều trong khi đó tỷ giá thực của Việt Nam biến động khá lớn, dẫn đến ở Việt Nam việc tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng không bị ảnh hưởng nhiều bởi chỉ tiêu này so với ở nước ngoài, khi họ điều hành tỷ giá theo hướng linh hoạt. Thấy rõ nhất là năm 2008, khi tỷ lệ lạm phát tăng khá cao, NHNN đã tăng cao lãi suất ngân hàng nhằm thu hồi tiền đồng vào, và hơn nữa lại hạn chế việc cho vay. Khi lãi suất tăng cao, các doanh nghiệp sẽ phải chịu một khoảng chi phí thêm nữa, vì vậy khi tình hình kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp rất dễ rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ. Vì vậy, tỷ lệ nợ xấu của năm 2008 tăng cao là điều dễ hiểu. Ta có thể kết luận rằng tình hình nợ xấu của ngân hàng có thể tăng hay giảm phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân từ nền kinh tế và lãi suất này cũng là một vai trò khá quan trọng.

2.2.4T giá thc hiu lc REER

Tỷ giá thực RER (Real Exchange Rate) hay còn gọi là tỷ giá thực song phương là cơ sở để định ra giá trị thực của đồng tiền trong nước và một đồng tiền ngoại tệ

khác, liên quan đến chỉ số lạm phát của một quốc gia so với chỉ số lạm phát của một quốc gia khác.

Tỷ giá thực hiệu lực REER (Real Effective Exchange Rate) được tính toán nhằm định giá trị thực của đồng nội tệ so với một loại ngoại tệ khác.

Về mặt lý thuyết, khi chỉ số tỷ giá thực REER >1, nghĩa là tỷ giá thực tăng, VNĐ giảm giá thực và sức cạnh tranh thương mại quốc tế của Việt Nam được cải thiện. Ngược lại, khi chỉ số REER < 1, nghĩa là tỷ giá thực giảm, VNĐ lên giá và sức cạnh tranh thương mại quốc tế của Việt Nam bị xói mòn.

Theo thống kê của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, sự biến động về thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam từ năm 2000 đến nay trãi qua hai giai đoạn: Giai đoạn từ 2000 đến 2003, tỷ giá thực có xu hướng tăng, cán cân thương mại được cải thiện và thậm chí có thặng dư chút ít. Tuy nhiên, từ năm 2004 đến nay, tỷ giá thực có xu hướng giảm, đặc biệt vào thời điểm cuối quý 3 năm 2006, REER tính được là 97,573 tức là đã giảm 2,427 % so với năm cơ sở. Khi tỷ giá thực giảm, chứng tỏ giá hàng xuất khẩu trở nên đắt hơn và giá hàng nhập khẩu trở nên rẽ hơn một cách tương đối, điều này sẽ góp phần làm giảm giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, nên về lý thuyết, sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh thương mại quốc tế. Thực tế thâm hụt cán cân thương mại ngày càng tăng trong giai đoạn này cũng phần nào chứng minh cho mối quan hệ này.

Để góp phần thúc đẩy các hoạt động ngoại thương, ngân hàng với vai trò trung gian tài chính, cung cấp vốn và các nghiệp vụ xuất nhập khẩu rất quan trọng. Rất nhiều ngân hàng với thế mạnh về xuất nhập khẩu ngày càng nâng cao năng lực và đã thu về được những nguồn lợi nhuận từ lĩnh vực này. Tuy nhiên, trong giai đoạn khủng hoảng thị trường, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp khó khăn thì rủi ro tín dụng của ngân hàng đối với các món nợ này là điều không thể tránh khỏi.

Về công tác điều hành tỷ giá, kể từ năm 2007 cho đến nay, VNĐ đã trải qua 3 giai đoạn biến động giá lớn. Mỗi một giai đoạn đều do các nhân tố khác nhau trực tiếp dẫn dắt, do đó việc xử lý trong từng giai đoạn là khác nhau. Năm 2008, biến động trên

thị trường ngoại hối là do các nhà đầu tư nước ngoài bán khoản 3 tỷ USD trái phiếu để rút vốn khi lạm phát lên cao. Vào những tháng cuối năm 2009, biến động tỷ giá là do lượng cung VNĐ quá lớn trên thị trường, đồng thời các hoạt động buôn lậu trên thị trường vàng khiến USD khan hiếm. Đây cũng là năm mà sai số trong cán cân thanh toán lên đến 12 tỷ USD. Những tháng cuối năm 2010 và đầu năm 2011, biến động ngoại hối một phần do tín dụng ngoại hối tăng mạnh và đầu năm 2010, kỳ vọng VNĐ giảm giá do đã liên tục bị giảm giá trong thời gian vừa qua, thêm vào đó là dự trữ ngoại hối thấp và lạm phát cao.

Ta thấy, tỷ giá chịu ảnh hưởng rất nhiều nhân tố trên thị trường, trong đó một phần do tín dụng ngoại tệ của ngân hàng và công tác quản lý cung tiền của ngân hàng nhà nước. Cho nên sự biến động của tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng và ngược lại, hoạt động ngân hàng ảnh hưởng rất nhiều đến tỷ giá thực.

Mi quan h gia NPL và REER 0 1 2 3 4 5 6 7 8 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Năm N P L 0 20 40 60 80 100 120 R E E R NPL R1 (Ngun: NHNN và Tng cc thng kê)

Hình 2.6Mi quan h gia t l n xu và t giá thc REER

Nhìn vào đồ thị, có một điều nghịch lý là tại sao khi đồng Việt Nam ngày càng bị đánh giá cao hơn tỷ giá thực có nghĩa là nó ngày càng bị mất giá trên thị trường nhưng từ năm 2002 đến năm 2007, tỷ lệ nợ xấu liên tục giảm. Điều này có thể giải

thích vì từ năm 2002 đến năm 2007, là những năm phát triển kinh tế cực thịnh của Việt Nam, hơn nữa Việt Nam luôn cố định tỷ giá nên rủi ro về tỷ giá đối với doanh nghiệp Việt Nam là hầu như rất nhỏ, cộng với tình hình kinh tế đang trên đà phát triển thịnh vượng thì tỷ lệ nợ xấu ngày càng giảm. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên năm 2008 có lẽ là năm mà hầu như phản ánh đúng nhất nền kinh tế Việt Nam nhất, khi mà khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra, Việt Nam cũng nằm trong cơn bão này, lạm phát tăng cao, lãi suất tăng cao, Việt Nam không thể giữ cố định đồng Việt Nam hơn nữa, các doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng lên khá cao so với trước đây.

2.2.5Kim ngch xut nhp khu

Góp phần quan trọng vào thành tựu chung của đất nước, hoạt động thương mại nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng đã giải quyết được những vấn đề kinh tế, phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh của đất nước. Tuy nhiên xuất nhập khẩu của Việt Nam còn nhiều tồn tại như quy mô, khối lượng xuất khẩu thì nhiều nhưng giá trị thấp, dễ gặp rủi ro. Thị trường xuất khẩu của ta chưa ổn định, nguyên nhân là chất lượng hàng hóa chưa cao, mẫu mã nghèo nàn, giá thành cao, nhiều trường hợp phải buôn bán qua trung gian. Về cơ cấu hàng xuất khẩu có những thay đổi nhưng tỷ trọng hàng chế biến còn thấp hơn hàng thô. Về nhập khẩu, tình trạng nhập siêu lớn dẫn đến thâm hụt thương mại gia tăng. Nếu như năm 2001, tỷ lệ nhập siêu chiếm 7,9% so với kim ngạch xuất khẩu thì đến năm 2010, tỷ lệ này đã là 17,47%. Đặc biệt, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, tỷ lệ nhập siêu tăng lên rõ rệt nhất là các năm 2007, 2008 tỷ lệ nhập siêu lên tới gần 30%.

Hình 2.7 Giá tr xut nhp khu Vit Nam giai đon t 2001-2011

Từ năm 2001 đến nay, thâm hụt thương mại của Việt Nam gia tăng mang tính chất hệ thống. Thâm hụt thương mại gia tăng là gánh nặng đối với cán cân thanh toán quốc tế và làm cho tài khoản vãng lai rơi vào tình trạng thâm hụt. Năm 2007, thâm hụt tài khoản vãng lai lên đến 6,9 tỷ USD, năm 2008 là 9 tỷ USD và năm 2010 khoảng 5,5 tỷ USD.

Cũng giống như tỷ giá, hoạt động xuất nhập khẩu có mối quan hệ rất mật thiết đến tình hình kinh tế vĩ mô và hoạt động của ngân hàng. Tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực xuất nhập khẩu ở các ngân hàng rất lớn, đây cũng là lợi thế của ngành đồng thời cũng là rủi ro tiềm ẩn trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Mối quan hệ giữa NPL và IM 0 1 2 3 4 5 6 7 8 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Năm N P L -10 -5 0 5 10 15 20 25 30 IM NPL IM (Ngun: NHNN và Tng cc thng kê) Hình 2.8 Mi quan h gia t l n xu và nhp khu

Hình 2.8 thể hiện mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ xấu ngân hàng và nhập khẩu của Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2002 đến năm 2011. Ta thấy mối quan hệ

Một phần của tài liệu luận văn: MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CĂNG THẲNG TÀI CHÍNH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM (STRESS TEST) ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP VAR pdf (Trang 34 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)