HÀNH.
1.3.1. Khái niệm xã hội hoá.
Xã hội hoá là một quá trình huy động, tổ chức sự tham gia rộng rãi, chủ động của nhân dân và các tổ chức vào hoạt động cung ứng dịch vụ công cộng trên cơ sở phát huy tính sáng tạo và khả năng đóng góp của mỗi người. (1)
Xã hội hóa thường mang đem lại hiệu quả cao hơn so với sự cung ứng ao cấp của Nhà nước.
1.3.2. Xã hội hoá dịch vụđăng kiểm PTGTCGĐB đang lưu hành.
Xã hội hoá dịch vụ đăng kiểm PTGTCGĐB đang lưu hành là cho phép người dân thành lập các trung tâm đăng kiểm PTGTCGĐB tham gia vào việc kiểm định các PTGTCGĐB.
1.3.3. Mục tiêu của xã hội hoá dịch vụ đăng kiểm PTGTCGĐB đang lưu hành. hành.
Mục tiêu của công tác xã hội hoá dịch vụ này chính là để khắc phục những tồn tại hạn chế trong ngành đăng kiểm trong thời gian qua:
Huy động tiềm năng nguồn lực của xã hội đầu tư cho hoạt động kiểm
định.
Đáp ứng nhu cầu kiểm định do tăng trưởng phương tiện.
Nâng cao chất lượng kiểm định.
Tạo điều kiện tối đa cho chủ phương tiện.
Giảm bớt chi ngân sách nhà nước.
Tạo sự cạnh tranh lành mạnh.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG XÃ HỘI HOÁ DỊCH VỤ ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ. 2.1. CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM – HƠN 4O NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN.
2.1.1. Giới thiệu chung về Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Cục Ðăng kiểm Việt Nam (VR) là cơ quan quản lý Nhà nước trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải có chức năng tổ chức và thực hiện giám sát kỹ thuật, chứng nhận chất lượng, an toàn cho các phương tiện và trang thiết bị giao thông vận tải bao gồm: tàu thuỷ, ô tô, phương tiện đường sắt, các sản phẩm công nghiệp và công trình biển. Ðồng thời VR là một Tổ chức Phân cấp tàu thủy. Hoạt
động của Ðăng kiểm Việt Nam vì mục đích đảm bảo an toàn sinh mạng con người, tài sản và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, không vì lợi nhuận.
Ðăng kiểm Việt Nam có trụ sở Văn phòng Trung ương đặt tại số 18 Phạm Hùng, MỹĐình, Từ Liêm, Hà Nội.
Ðăng kiểm Việt Nam có 25 chi cục, chi nhánh đăng kiểm tàu thuỷ, công trình biển và sản phẩm công nghiệp; có 18 trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới
đường bộ; quản lý và chỉ đạo nghiệp vụ cho 77 trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ của các sở giao thông vận tải.
Ðăng kiểm Việt Nam có khoảng 1018 cán bộ, công nhân viên, trong đó có hơn 869 cán bộ kỹ thuật có trình độ cao đẳng và đại học, khoảng 45 cán bộ có trình
Mục tiêu
Mục tiêu Chất lượng của Ðăng kiểm Việt Nam là phục vụ lợi ích công cộng và nhu cầu của khách hàng, góp phần bảo đảm an toàn sinh mạng con người, tài sản và môi trường, thông qua công tác xây dựng tiêu chuẩn và giám sát kỹ thuật khi thiết kế, đóng mới, cũng như trong suốt quá trình khai thác các phương tiện sắt, thủy, bộ và công trình biển.
Chính sách chất lượng
Chính sách chất lượng của Ðăng kiểm Việt Nam (VR) là cung cấp các dịch vụ có chất lượng để thực hiện những mục tiêu đề ra.
Các hoạt động giám sát kỹ thuật, chứng nhận chất lượng và an toàn của VR luôn bảo đảm được tính trung thực, tin cậy, nhanh chóng, rõ ràng và không ngừng hoàn thiện. Chính sách này được hiểu, thi hành và duy trì ở mọi cấp của Ðăng kiểm Việt Nam.
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển.
Lịch sử phát triển của Cục đăng kiểm Việt Nam chia làm 6 giai đoạn chính: 1. Giai đoạn tiền hình thành Đăng kiểm.
2. Giai đoạn thành lập Ty Đăng kiểm
3. Giai đoạn xây dựng Ty Đăng kiểm và phục vụ sự nghiệp chống Mỹ cứu nước (1964- 1974).
4. Giai đoạn thống nhất hoạt động Đăng kiểm trong cả nước ( 1975- 1979).
5. Giai đoạn củng cố, xây dựng và phát triển Đăng kiểm phương tiện thuỷ (1979- 1995).
6. Giai đoạn mở rộng lĩnh vực hoạt động Đăng kiểm và hội nhập quốc tế (1995- nay)
Giai đoạn tiền hình thành Đăng kiểm.
So với các tổ chức Đăng kiểm lớn trên thế giới – xuất hiện từ những năm của thế kỷ 18 thì Đăng kiểm Việt Nam hình thành khá muộn.
Trong những năm đầu thế kỷ 20, thực dân Pháp xúc tiến mạnh mẽ việc khai thác nguồn tài nguyên của nước ta tạo tiền đề cho ngành hàng hải Việt Nam phát triển. Hoạt động giám sát an toàn kỹ thuật và đăng ký tàu thuyền là yêu cầu tất yếu và danh từ "Đăng kiểm" đã xuất hiện ở Việt Nam thời kỳđó.
Hình thức hoạt động đầu tiên của tổ chức Đăng kiểm ở Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 20 mang tính chất hành chính. Ở miền Bắc có "Hội đồng kiểm soát máy tàu " thuộc Phủ thư hiến Bắc Kỳ. Ở thuộc địa Nam Kỳ có đại diện của
Đăng kiểm Pháp "Bureau Veritas", đặt trụ sở tại Vũng Tàu, chỉ có 2 người để
kiểm tra tàu chạy tuyến quốc tế. Tàu trong nước do các Sở , Nha Giao thông công chính đăng kiểm.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, ngành Giao thông vận tải thuỷ bắt đầu được hình thành. Hệ thống kiểm tra kỹ thuật mang tính chất lẻ tẻ, chưa có sự chỉ đạo thống nhất.
Khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, ở Hà nội, Sở Giao thông Công chính thành phố thành lập "Ban Kiểm soát hàng giang" theo dõi đăng ký phương tiện vận tải thuỷ thay cho "Ban Giang ngạn" của Sở "Hàng Giang thương thuyền" do Pháp lập lên trước đây.
Cuối 4/1955, ngành Giao thông thuỷ được thành lập, công tác kiểm tra phương tiện do "Phòng hàng vận" phụ trách.
Tháng 5/1955, sau khi tiếp quản Hải Phòng, các phương tiện vận tải thuỷ của Hải Phòng, Kiến An, Hồng Quảng, Hải Ninh do Sở Giao thông Vận tải Hải
Phòng đảm nhận việc kiểm tra, đăng ký. Các phương tiện của Hà nội, Nam Định, Ninh Bình, Hải Dương và các tỉnh khác do ngành Giao thông trực tiếp đăng ký. Ngày 11/8/1956 Chính phủ ký quyết định thành lập Cục Vận tải thuỷ. Cục vận tải thuỷ bắt đầu xây dựng cơ sở pháp lý hình thành nên những nguyên tắc, những quy định áp dụng cho toàn ngành Vận tải thuỷ, bao gồm cả công tác Đăng kiểm:
Nghịđịnh 47-NĐ ngày 12/8/1958 của Bộ Giao thông và Bưu điện về đăng ký quản lý các phương tiện đi sông và thuyền buồm đi biển.
Nghị định 307-NĐ ngày 18/8/1959 của Thủ tướng Chính Phủ quy định những nguyên tắc cơ bản về GTVT đường sông.
Thông tư số 3-TT ngày 3/2/1960 của Bộ Giao thông và Bưu điện về việc
đăng ký các thuyền đánh cá.
Năm 1960, Cục Vận tải Đường thuỷ thành lập "Phòng Đăng ký Hải sự" để kiểm tra, đăng ký các loại tàu sông loại lớn và các loại tàu đi biển. Năm 1962, phòng
Đăng ký Hải sự được đổi tên thành " Phòng Đăng ký giám sát an toàn" bổ sung thêm nhiệm vụ kiểm tra giám sát an toàn, tổ chức sát hạch thuyền viên đường sông, đường biển. Đến ngày 15/03/1963, Phòng đăng kiểm được thành lập trực thuộc vào Cục Đường Thuỷ, hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế, con dấu riêng. Đây là bước chuẩn bị quan trọng cho việc hình thành Ty Đăng kiểm VN sau này.
Giai đoạn thành lập Ty Đăng kiểm.
Đầu năm 1964, kinh tế miền Bắc đang trên đà phát triển mạnh mẽ, sản lượng vận tải đường thuỷ tăng lên nhanh chóng. Ta tiếp nhận thêm rất nhiều tàu mới và tự đóng được một số tàu và xà lan đi biển, có rất nhiều hợp tác xã vận tải biển đã được cơ giới hoá. Do đó, công tác quản lý an toàn của Phòng Đăng kiểm không còn đáp ứng kịp, đòi hỏi có một tổ chức Đăng kiểm lớn hơn.
Ngày 25 tháng 4 năm 1964, Bộ Giao thông Vận tải đã ký Quyết định số
345-TL thành lập Ty Đăng kiểm Việt Nam đặt trụ sở tại Hải Phòng. Lịch sử của Ngành Đăng kiểm Việt Nam đã bước sang một trang mới.
Khi mới thành lập Ty Đăng kiểm có 23 người, trong đó có 17 cán bộ kỹ
thuật, 6 cán bộ chính trị, hành chính sự nghiệp. Về tổ chức Ty Đăng kiểm có 4 phòng chuyên môn nghiệp vụ:
Phòng tiêu chuẩn: biên soạn các tiêu chuẩn, quy phạm, thiết lập các biểu mẫu Đăng kiểm, xét duyệt thiết kế, giám sát đóng tàu mới.
Phòng kiểm nghiệm có chức năng kiểm tra các tàu, sữa chữa và tàu đang khai thác.
Phòng nồi hơi đặt tại 80 Trần Hưng Đạo, Hà nội có nhiệm vụ kiểm tra nồi hơi đầu máy toa xe lửa ở Nhà máy cơ khí Gia Lâm, phương tiện thuỷ khu vực Hà nội.
Phòng Nhân chính phụ trách công tác cán bộ, hành chính kế toán tài vụ.
Giai đoạn xây dựng Ty Đăng kiểm và phục vụ sự nghiệp chống Mỹ cứu nước
(1964- 1974).
Trong những năm 1967 – 1968, Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại và tăng cường ở miền Bắc, đường biển bị phong toả, các cửa biển, các đầu mối giao thông bị uy hiếp nghiêm trọng. Hoạt động của Đăng kiểm trong thời điểm trọng
đại và khó khăn ấy là vừa phải đảm bảo đến mức cao nhất tính an toàn kỹ thuật cho các phương tiện, duy trì và nâng cao chất lượng, tuân thủ các luật lệ và quy
định hiện hành của Nhà nước, vừa phải có cách giải quyết linh hoạt, mạnh dạn, dám chịu trách nhiệm nhằm giải phóng nhanh phương tiện để tham gia sản xuất, phục vụ tiền tuyến. Năm 1966, Phòng kiểm tra đóng mới được thành lập và đổi
tên thành Phòng Kỹ thuật vào năm 1970, và cũng vào thời điểm này mạng lưới
Đăng kiểm đã hình thành 4 chi nhánh: Hải phòng, Hà nội, Nam định, Nghệ An. Giai đoạn 1964 – 1974 hoạt động Đăng kiểm vươn rộng ra các tỉnh miền Tây bắc bộ và miền Trung. Ty Đăng kiểm Việt Nam hoàn thành những nhiệm vụ
của ngành trong việc quản lý và giám sát điều kiện an toàn kỹ thuật của những phương tiện vận tải đường biển, đường sông, của những tàu đánh cá, một số loại xe lu lăn đường, giám sát chế tạo nồi hơi của ngành đường thuỷ và của các ngành công nghiệp trong nước.
Giai đoạn thống nhất hoạt động Đăng kiểm trong cả nước ( 1975-1979).
Sau khi thống nhất đất nước năm 1975 mạng lưới Đăng kiểm Việt Nam
được mở rộng trên toàn quốc. Ngay sau khi giải phóng miền Nam đã hình thành Ty Đăng kiểm miền Nam trực thuộc Tổng cục Giao thông vận tải Việt Nam. Sau một thời gian ngắn tồn tại, Ty Đăng kiểm miền Nam sát nhập vào Ty Đăng kiểm Việt Nam, tổ chức Đăng kiểm được thống nhất trong cả nước. Năm 1977 đã hình thành được 6 chi nhánh trực thuộc:
Chi nhánh Đăng kiểm số 1 ở Hà nội.
Chi nhánh Đăng kiểm số 2 ở Nam Định.
Chi nhánh Đăng kiểm số 3 ở Vinh.
Chi nhánh Đăng kiểm số 4 ởĐà nẵng.
Chi nhánh Đăng kiểm số 6 ở TP.Hồ Chí Minh.
Chi nhánh Đăng kiểm số 8 ở Cần Thơ.
Giai đoạn củng cố, xây dựng và phát triển Đăng kiểm phương tiện thuỷ (1979 – 1995).
Sau quyết định của Chính phủ chuyển Ty Đăng kiểm thành Cục Đăng kiểm Việt Nam, ngày 11/01/1980 Bộ Giao thông Vận tải có Quyết định số 84/
QĐ/TC về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Cục Đăng kiểm Việt Nam. Cục
Đăng kiểm là cơ quan chịu trách nhiệm đăng ký và kiểm tra về kỹ thuật an toàn tàu sông, tàu biển, nồi hơi và bình chịu áp lực sử dụng trong ngành giao thông vận tải.
Năm 1980, lần đầu tiên Đăng kiểm Việt Nam đã ký hiệp định hợp tác với
Đăng kiểm Cộng hòa Dân chủ Đức về uỷ quyền thay thế nhau giám sát kỹ thuật tàu biển, mở ra một giai đoạn mới trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật song phương giữa Đăng kiểm Việt Nam và các tổ chức Đăng kiểm khác trên thế giới.
Năm 1981, Đăng kiểm Việt Nam gia nhập Tổ chức Đăng kiểm các nước thuộc khối SEV ( tổ chức Đăng kiểm các nước Xã hội chủ nghĩa trước đấy, viết tắt là OTHK, năm 1999 đổi tên là Hiệp hội giám sát kỹ thuật và Phân cấp tàu Quốc tế, viết tắt là TSCI) và bắt đầu có tiếng nói trên diễn đàn Đăng kiểm quốc tế.
Ngày 12 tháng 6 năm 1984, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức Hàng hải quốc tế, đồng thời Đăng kiểm Việt Nam được chọn là nơi
đặt " Văn phòng IMO Việt Nam".
Để tuyên truyền, phổ biến công tác Đăng kiểm trong giai đoạn mới ở Việt Nam, chuẩn bị từng bước hội nhập quốc tế và khu vực, năm 1990 Cục thành lập một bộ phận chuyên làm công tác biên tập, phát hành tạp chí. Đến tháng 2/1990, "Tạp chí Đăng kiểm" được Bộ Văn hoá thông tin cho xuất bản hàng quý.
Giai đoạn phát triển từ năm 1979 - 1995 là thời kỳ Đăng kiểm Việt Nam có nhiều thay đổi về tổ chức mạng lưới hoạt động, nguồn nhân lực, vật lực và tổ
chức hoạt động giám sát kỹ thuật. Đăng kiểm đã xây dựng được một hệ thống văn bản pháp lý, quy phạm, tiêu chuẩn tương đối đầy đủ, đồng bộ phục vụ cho công tác giám sát cho các nhà máy đóng, sửa chữa tàu, cho chủ tàu và cơ quan
thiết kế, đã có trao đổi nghiên cứu, đóng góp trong việc soạn thảo quy phạm chung của Tổ chức Đăng kiểm các nước Xã hội chủ nghĩa.
Giai đoạn mở rộng lĩnh vực hoạt động Đăng kiểm và hội nhập quốc tế ( 1995 - nay ).
Sau 10 năm đổi mới, xoá bỏ bao cấp, nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến tích cực, tốc độ phát triển kinh tế hàng năm tăng nhanh, đời sống nhân dân nâng cao cả ở thành thị và nông thôn. Đi đôi với phát triển kinh tế, mạng lưới giao thông đường bộ quốc lộ, tỉnh lộ, đường thôn, xã được mở rộng, nâng cấp. Phương tiện vận tải đường bộ ô tô, xe máy tăng nhanh, tai nạn xảy ra liên tục, gây tổn thất về người và của, tạo ra dư luận xã hội đáng lo ngại về an toàn giao thông. Trước tình hình đó, Chính phủ thấy cần thiết phải lập lại trật tự
an toàn giao thông đường bộ, đã ban hành Nghị định 36/CP ngày 29/5/1995, trong đó có quy định chuyển công tác Đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ
từ Bộ Nội Vụ sang Bộ Giao thông Vận tải. Nhìn thấy vai trò và hoạt động có hiệu quả của Đăng kiểm Việt Nam trong các lĩnh vực được giao, Bộ Giao thông Vận tải giao cho Cục Đăng kiểm Việt Nam quản lý và tổ chức thực hiện công tác
Đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ.
Ngày 7/4/1998, Cục Đăng kiểm Việt Nam chuyển trụ sở từ Hải phòng về
126 Kim Ngưu, Hà nội.
Ngày1/9/2003 Đăng kiểm Việt Nam chuyển trụ sở về số 18 Phạm Hùng, Hà nội.
Sau bốn mươi năm xây dựng và trưởng thành, Đăng kiểm Việt Nam đã khẳng định được sự tồn tại và vai trò với những lĩnh vực hoạt động quan trọng của xã hội. Ban đầu chỉ là giám sát kỹ thuật tàu thuỷ, nồi hơi đến nay Đăng kiểm Việt Nam đã thực thi chức năng, nhiệm vụ trên tất cả 6 lĩnh vực: phương tiện cơ
giới đường bộ, đường sắt, tàu thuỷ, công trình biển, sản phẩm công nghiệp, hàng không dân dụng. Mạng lưới hoạt động Đăng kiểm bao trùm khắp trên toàn quốc. Biểu tượng của Đăng kiểm Việt Nam “VR” được biết đến không nh ở trong nước mà còn ở nước ngoài.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Cục đăng kiểm Việt Nam
Nguồn: trang web Cục Đăng kiểm Việt Nam- www.vr.org.vn
2.1.3.1. Lãnh đạo Cục.
Cục Đăng kiểm Việt Nam do Cục trưởng lãnh đạo, và có các Phó Cục trưởng lãnh đạo.
Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý về đăng kiểm và các vụ việc tiêu cực xảy ra