Tiềm năng phát triển của sản phẩm Việt

Một phần của tài liệu Tiểu luận:Nâng cao chất lượng sản phẩm Việt pot (Trang 31 - 37)

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh đã khẳng định rằng với sự phát triển kinh tế khá nhanh, nhiều mặt hàng sản xuất trong nước có chất lượng không thua kém hàng ngoại, thậm chí hơn hẳn hàng ngoại. Hàng hóa Việt Nam có

những tiềm năng và ưu thế riêng để phát triển thị trường của mình. Việt Nam có một nguồn nhân lực trẻ và dồi dào, giá thành rẻ, hiện nguồn nhân lực này đang từng bước bược đào tạo để đáp ứng được nhu cầu sản xuất hàng hóa sản phẩm. Việt Nam cũng có lợi thế về tài nguyên khoáng sản, đó là những nguồn nguyên liệu chính cho hoạt động sản xuất sản phẩm, mặc dù phần lớn nguyên liệu còn thô sơ chưa sử dụng trực tiếp được mà phải qua quá trình chế biến tại nước ngoài mới đưa vào sản xuất được nhưng trong thời gian hiện nay, chúng ta đang cố gắng hoàn thiện quá trình chế biến nguyên liệu thô để không tốn chi phí và công sức thực hiện công đoạn đó tại nước ngoài. Dây chuyền sản xuất và các cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất cũng được nhà nước quan tâm. Đối với thị trường trong nước, hàng Việt có ưu thế là không qua quá trình bị đánh thuế nhập khẩu nên giá thành thường không quá cao, hơn nữa trong thời gian gần đây, nhà nước đã đặc biệt chú ý phát động chiến dịch “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam “ và được đông đảo người dân ủng hộ, sự ủng hộ của người dân tiêu dùng nội địa đã tạo ra tiềm năng cho hàng Việt Nam. Hơn nữa, hàng hóa Việt sản xuất tại Việt Nam, những người sản xuất ra hàng hóa là người Việt Nam nên nắm rõ được nhu cầu người Việt, nắm rõ được văn hóa tiêu dùng nên thuận lợi hơn trong việc sản xuất ra những sản phẩm phù hợp thị hiếu. Đối với thị trường nước ngoài, giá thành thấp và độ bền của những sản phẩm Việt đã tương đối thuyết phục được người tiêu dùng khó tính và như vậy, hàng Việt có nhiều cơ hội và tiềm năng hơn trong việc đưa sản phẩm ra nước ngoài. Ngoài ra, các doanh nghiệp hiện nay đã chú trọng hơn đến mẫu mã sản phẩm và khâu truyền thông quảng bá sản phẩm, các doanh nghiệp đã thành lập riêng những bộ phận phụ trách hai vấn đề này, cho nên ta có thể tin tưởng rằng những tiềm năng này của hàng hóa Việt sẽ làm nên những sản phẩm Việt chất lượng ngày càng cao trong tương lai.

3.2. Các giải pháp cho những hạn chế trên

Với những hạn chế còn tồn tại như trên thì để hàng hóa Việt có “chỗ đứng” ở thị trường trong nước và quốc tế thì cần đảm bảo nâng cao chất lượng

sản phẩm hàng hóa Việt. Để nâng cao chất lượng hàng hóa, đặc biệt là kiểm soát nó trong một khuôn khổ, hạn chế sản suất các mặt hàng kém chất lượng nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế thì tôi cũng đua ra một số giải pháp cụ thể sau.

3.2.1. Từ phía Nhà nước

Từ những nguyên nhânvề phía Nhà nước, ta thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục thực trạng này, cụ thể như sau:

* Cần có những dự luật về kiểm soát chất lượng hàng hóa trên cơ sở những dự luật này biến nó trở thành luật và đưa vào áp dụng trong thực tế.

* Cần có những quy định, chế tài xử lý đủ mạnh để tạo niềm tin với người tiêu dùng. Đối với biện pháp này thì theo đó người tiêu dùng có thể sẽ được bồi thường thiệt hại nếu sản phẩm hàng hóa không đủ tiêu chuẩn và gây mất an toàn cho người sử dụng.

* Tăng cường lực lượng kiểm soát chất lượng sản phẩm.

Để các luật về chất lượng hàng hóa được thi hành một cách nghiêm chỉnh và mang tính khả thi cao thì một yếu tố quan trọng là cần tăng cường hiệu quả hoạt động của lực lượng kiểm soát chất lượng sản phẩm hàng hóa. Để công tác này được thực hiện tốt hơn thì trước mắt cần trang bị cho kiểm soát viên các phương tiện kỹ thuật, dụng cụ vì thực tế hiện nay đội ngũ này mỏng và thiếu những phương tiện kỹ thuật để kiểm định chất lượng hàng hóa.

* Xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm về chất lượng sản phẩm, kiểm tra, quản lý chặt chẽ về chất lượng trước khi đưa sản phẩm ra tiêu thụ trên thị trường.

3.2.2. Từ phía người tiêu dùng

Để nhằm giải quyết những hạn chế về phía người tiêu dùng cần có một số giải pháp sau đây:

* Người tiêu dùng cần quan tâm nhiều hơn đến chất lượng sản phẩm.

* Có những thông tin góp ý về chất lượng sản phẩm tiêu dùng đối với các doanh nghiệp để doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh, khắc phục.

* Trong trường hợp người tiêu dùng phát hiện ra doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng kém chất lượng thì cần phải báo ngay cho các cơ quan chức năng để kịp thời ngăn chặn.

3.2.3. Từ phía doanh nghiệp

Để sản phẩm tiêu dùng Việt có chất lượng tốt, sức cạnh tranh cao trên thị trường trong nước, khu vực và trên thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải:

*Hiện đại hóa công nghệ:

Như chúng ta đã thấy, chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào công nghệ sử dụng vì thế công nghệ hiện đại sẽ giải quyết tốt điều này, để thực hiện điều đó, có thể:

- Nhập các thiết bị nước ngoài, học tập nguyên tắc thiết kế, tự thiết kế lại, cải tiến cho phù hợp với điều kiện sản xuất và chế tạo tại Việt Nam. Một số bộ phận chưa đủ sức chế tạo thì nhập của nước ngoài.

- Khuyến khích đầu tư nước ngoài có sử dụng công nghệ tiên tiến.

- Mua thiết bị có công nghệ tương đối hiện đại, song mức độ tự động hóa còn thấp (do đó tiết kiệm hơn). Ta tự nâng cấp trình độ tự động hóa bằng thiết kết của Việt Nam.

- Tận dụng khả năng đóng góp của các chuyên gia khoa học công nghệ người Việt Nam ở nước ngoài muốn góp sức xây dựng quê hương.

* Nâng cao trình độ lao động:

Để có được nguồn lao động đủ trình độ, để sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, cần phải cải cách mạnh mẽ hệ thống đào tạo nghề và các tổ chức xúc tiến việc làm. Định hướng cải cách hệ thống dạy nghề ở Việt Nam mới được các cơ quan quản lý lao động đưa ra gồm các công việc:

- Người sử dụng lao động tham gia chương trình đào tạo nghề sao cho các chương trình này đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động.

- Các chương trình giảng dạy trong hệ thống đào tạo nghề sẽ được xây dựng thống nhất và hợp lý trong toàn quốc nhằm đáp ứng mọi nhu cầu đào tạo, chồng chéo, trùng lặp.

- Nội dung giảng dạy được thiết kế dựa trên sự phân tích công việc, nhiệm vụ và khả năng. Ưu tiên phát triển phần thực hành.

Sớm cải cách hệ thống dạy nghề là điều kiện kiên quyết để nguồn nhân lực Việt Nam có thể đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sản xuất và nền kinh tế hội nhập.

* Lựa chọn hệ thống chất lượng để áp dụng:

Ngoài những yếu tố như: máy móc, công nghệ, lao động, thì việc áp dụng các phương pháp quản lý chất lượng cũng rất quan trọng vì thế chọn được một hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là rất quan trọng. Vấn đề này ở Việt Nam còn thực hiện chưa được tốt, do đó, cần phải lựa chọn một trong số các hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm để quản lý cho phù hợp:

- Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9000, được hơn 90 quốc gia chấp nhận và trở thành tiêu chuẩn quốc gia trong đó có Việt Nam.

- Hệ thống TQM (Total Quality Management) là một hệ thống quản lý chất lượng toàn diện.

- Hệ thống giải thưởng chất lượng Việt Nam.

Ngoài các hệ thống trên còn có thể áp dụng các hệ thống khác như: HACCP, GMP, QS 9000…

*Nâng cao trình độ của đội ngũ làm công tác quản lý:

Hiện nay, trước sức ép của nhu cầu đổi mới, những người làm công tác quản lý đã thực hiện khá tốt chức năng của mình, song vẫn còn một số chưa thực hiện tốt điều này. Do đó, cần phải có những biện pháp như sau:

- Tổ chức đánh giá bình chọn, thanh lọc những người không thực hiện tốt công việc hoặc không đủ khả năng, năng lực công tác.

- Lựa chọn những người có năng lực đưa đi đào tạo nâng cao trình độ. - Tuyển chọn ngay từ đầu những người có năng lực trình độ cao.

Như vậy, nếu làm được các biện pháp kể trên, chúng ta có thể tin tưởng rằng chất lượng sản phẩm tiêu dùng Việt sẽ thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng trong nước và quốc tế, tăng cường năng lực cạnh tranh và từ đó xây dựng nên thương hiệu Việt trên thị trường phù hợp với xu thế hội nhập và cạnh tranh hiện nay.

KẾT LUẬN

Thông qua bài viết của mình, tôi đã đưa ra một số khía cạnh cho thấy những ưu điểm và lợi thế của sản phẩm Việt Nam. Có thể nói, sản phẩm Việt đang ngày càng được cải thiện không chỉ về số lượng mà hơn thế nữa là chất lượng. Từ mẫu mã, kiểu dáng, đến tính năng, các doanh nghiệp đang không ngừng cải tiến để giữ vững và phát triển thị trường trong nước, tăng cường tính cạnh tranh với hàng hóa ngoại nhập. Bên cạnh đó, người dân và chính phủ cũng đang có những thay đổi thái độ và quan niệm về các sản phẩm “ made in Vietnam”.

Những thành công bước đầu này sẽ là cơ sở để chúng ta phát triển hơn nữa nền kinh tế hàng hóa. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn nhiều yếu tố làm ngăn cản sự phát triển và nâng cao chất lượng của sản phẩm Việt như vẫn còn hạn chế trong hoạt động quảng bá, maketting, thái độ phục vụ, và đặc biệt là an toàn thực phẩm. Các mặt hạn chế này đã được thừa nhận, phân tích một cách thẳng thắn để từng bước khắc phục. Việc cải thiện những yếu kém lâu nay “bám rễ” trong văn hóa kinh doanh Việt Nam không thể ngày một ngày hai mà là cả một quá trình lâu dài, từng bước, với sự nỗ lực của Chính phủ, mọi doanh nghiệp và cả người tiêu dùng.

Tuy vậy, trong điều kiện hiện nay, quá trình toàn cầu hóa cùng với việc gia nhập WTO, Việt Nam được các chuyên gia đánh giá là một môi trường kinh tế năng động và có tiềm năng phát triển cao. Điều đó, đặt ra nhiều cơ hội hơn nữa cho hàng hóa Việt Nam được cọ xát, tăng tính cạnh tranh và từ đó nâng cao chất lượng. Chúng ta hoàn toàn có hi vọng vào tương lai sẽ có những sản phẩm “made in Vietnam” với chất lượng đáp ứng nhu cầu xã hội, xây dựng được nhiều thương hiệu mạnh, có tính cạnh tranh cao trên sân nhà cũng như trên trường quốc tế, để mỗi khi nhắc đến mặt hàng nào dán mác “Made in Vietnam”, chúng ta có thể hoàn toàn tự hào.

Một phần của tài liệu Tiểu luận:Nâng cao chất lượng sản phẩm Việt pot (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w