− Phổ thông thương hiệu, khuyếch trương uy tín và tạo dựng hình ảnh của Viettel Internet.
− Đẩy nhanh việc phát triển khách hàng, xâm nhập thị trường và tăng nhanh doanh thu.
− Đáp ứng mục tiêu cạnh tranh và đảm bảo hiệu quả xúc tiến bán dịch vụ để xâm nhập nhanh thị trường
4.1.2.Quan điểm xây dựng chiến lược
− Thực hiện chiến lược Truyền thông khuyến mại ở mức cao, sử dụng qua nhiều công cụ và mạnh dạn quảng cáo qua truyền hình.
− Phù hợp với các kế hoạch kinh doanh trong từng giai đoạn cụ thể.
− Gắn liền với mục tiêu và định hướng truyền thông khuyến mại của Công ty
4.1.3.Định hướng chi tiết:
− Xây dựng các chương trình quảng cáo truyền thông mang tính chất tổng thể kết hợp cùng nhiều công cụ bổ trợ như các chương trình khuyến mại, Marketing trực tiếp… − Xác định mục tiêu quảng cáo : Mục tiêu quảng cáo phải được thể hiện qua từng giai
đoạn.
− Phương tiện và nội dung quảng cáo: Truyền hình:
− Kết hợp quảng cáo trên Đài TH TW và địa phương.
− Mục tiêu chủ yếu quảng bá thương hiệu và dịch vụ thế mạnh.
− Lựa chọn đài TH để đảm bảo hiệu quả: sen kẽ VTV1, VTV3 và đài TH ở các TP lớn.Với thời lượng 5 buổi/tuần, thời gian tháng 2, 5, 9, 10, dự kiến chi phí là:5,080,725 tỷ đồng, mục tiêu là: Tăng số lượng hợp đồng, tăng hình ảnh
Báo chí:
− Quảng cáo trên nhiều đầu báo về Công nghệ thông tin, Kinh tế như : Tạp chí PC World, Khoa học công nghệ, Thời báo kinh tế, Echip, Diễn đàn doanh nghiệp… − Mục tiêu quảng cáo: tạo dựng hình ảnh thương hiệu, đi liền với giới thiệu dịch vụ
cung cấp và thông báo các chương trình khuyến mại.
− Tập trung chủ yếu vào quảng cáo trên báo điện tử, website Viettel.
− Quảng cáo trên các đầu báo điện tử có mức độ truy nhập cao (vnexpress, tuoi tre, thanh nien online, dantri.com.vn….) kết hợp quảng cáo trênWebsite Vietel, Vietel Internet, và các Website đối tác của Vietel
− Quảng cáo qua tờ rơi, tờ gấp, ấn phẩm thương mại : thực hiện thường xuyên khi tiếp xúc khách hàng, trưng bày tại các văn phòng giao dịch, đại lý, điểm bán…
− Tham gia tài trợ, hội chợ triển lãm: Tham gia có chọn lọc và tổ chức có tính chất định kỳ theo từng năm.
− Thường xuyên nghiên cứu để đưa ra hình thức quảng cáo truyền thông mới hấp dẫn. Khuyến mại
− Có nhiều hình thức phong phú, áp dụng cho mọi dịch vụ cung cấp. − Khuyến mại theo từng thời kỳ, mốc thời gian.
− Khuyến mại từng thị trường cung cấp dịch vụ. Marketing trực tiếp
− Tổ chức thường xuyên.
− Chú trọng xúc tiến bán dịch vụ cao cấp.
Hoạt động PR: Tổ chức theo định hướng của công ty, chú ý nhiều đến các hoạt động tài trợ nhân đạo mang tính xã hội để xây dựng hình ảnh và tên tuổi.
4.2. Chiến lược truyền thông
PHẦN 5. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Hiện nay Viettel đang là công ty viễn thông có thị phần lớn nhất tại Việt Nam , với hơn 48%. Đây rõ ràng là một “kỳ tích”, bởi lẽ Viettel là một công ty trẻ ,lúc ban đầu chỉ đứng ở vị trí thứ 4( Sau Vinaphone , Mobiphone và Sfone ). Từ thành công này, có thể rút ra được rất nhiều bài học kinh nghiệm cho những công ty đang muốn tham gia vào thị trường Viễn thông tại Việt Nam Bài học đầu tiên cần phải nói đến đó chính là một triết lý làm việc luôn được xuyên suốt từ khi mới bắt đầu (vào khoảng những năm 2003-2004) cho tới bây giờ : Triết lý “ Người ta làm như thế này thì mình sẽ làm như thế kia” hay cụ thể hơn là “Người ta chạy ra thì mình chạy vào, người ta chạy vào thì mình chạy ra”. Thời gian trước khoảng 2005, 2006 Viettel tìm được một câu “Nông thôn bao vây thành thị” từ sách của Mao Trạch Đông và quyết định áp dụng chiến lược “Nông thôn bao vây thành thị”. Từ đó Viettel đã bỏ thành phố, về đầu tư tại nông thôn. Lúc bấy giờ các công ty viễn thông đang tập trung vào khu vực thành phố , chẳng ai có ý định về vùng nông thôn cả. Chính vì vậy mà chiến lược của Viettel là rất “ khác người”. Việc lắp đặt các trạm tại nông thôn rất tốn kém, đầu tư khó khăn dù cũng chưa biết liệu có thuê bao nào không. Tuy nhiên chiến lược này cuối cùng đã rất thành công vì thứ nhất, nhờ đó mà điện thoại di động đã trở thành thứ bình dân. Mà ở Việt Nam, giới bình dân có tới 70% ở nông thôn. Thứ hai, ở thành phố người dùng không phân biệt được sự khác biệt giữa các nhà mạng. Ví dụ MobiFone đã làm mười mấy năm tại thành phố, Viettel có làm khác biệt, làm tốt tại thành phố cũng không ai nhận ra. Về nông thôn thì hoàn toàn khác hẳn. Ở nông thôn không có sóng MobiFone, Viettel lại có. Người dân sẽ cảm nhận rằng “A, ông này ở đây
còn có sóng thì chắc hẳn ở thành phố còn tốt hơn”( Trích lời của ông Nguyễn Mạnh Hùng – Phó Tổng Giám đốc hãng Viettel). Vậy là người ta có ấn tượng về thương hiệu Viettel là rất tốt, từ đó
mà Viettel đã rất thành công.
Sau khi Viettel đã thành công tại nông thôn rồi thì các nhà mạng khác đã quay về nông thôn để làm. Vậy là họ đã chậm hơn Viettel từ một năm rưỡi đến hai năm. Sau khi các nhà mạng khác về nông thôn thì Viettel lại không đầu tư vào nông thôn nữa mà lại quay lại thành phố để làm. Lúc này thì câu chuyện đã khác.
Bài học rút ra được từ câu chuyện này đó là “Chiến lược chỉ học được nhau về mặt tư tưởng, nhận thức chứ bắt chước nhau là khó”. Nếu bạn muốn thành công , hãy làm khác đi
Ngoài thành công ra thì Viettel cũng gặp một vài thất bại trong việc xây dựng thương hiệu của mình. Điển hình nhất là khi Viettel đưa điện thoại về nông thôn, vì nông thôn còn ít điện thoại. Đó là chương trình tặng máy điện thoại để bàn của Viettel (HomePhone). Ban đầu mỗi ngày đưakhoảng mấy nghìn máy , với mục tiêu 5 triệu máy trong 2 năm. Vậy là Viettel đã đẩy nhanh tiến độ để ồ ạt đưa máy về nông thôn theo kịp kế hoạch đề ra . Tuy nhiên, vì cho không máy nên người nông dân chẳng thấy nó có giá trị lắm. Máy khoảng 500 ngàn mà người vứt chuồng trâu, người làm rơi xuống đất, hỏng lại lên xin cái khác. Còn dân Viettel thì về thông báo mỗi ngày đưa được mười nghìn máy về nông thôn, coi như thành công rực rỡ. Họ quen nhìn vào con số kết quả, chẳng quan tâm tới hiệu quả, vì khoảng thời gian đó làm kinh doanh rất dễ, chỉ nhìn vào doanh thu chứ không để ý tới chi phí. Tới khi mà người ta bỏ nhiều quá, cứ lấy 1 máy, bỏ 1 máy, thì đội ngũ nhân viên Viettel mới bắt đầu giật mình. Sự thất bại này không chỉ làm Viettel tổn thất về tài chính mà còn làm sụt giảm giá trị hình ảnh thương hiệu trong lòng khách hàng
Như vậy bài học rút ra được từ sự thất bại này là “Không bao giờ cho không ai cái gì. Cách cho tốt nhất là bắt họ bỏ ra trước, rồi mình cho lại” . Điều này làm cho khách hàng có ý thức trân trọng cái được cho hơn , nâng cao được hình ảnh thương hiệu của công ty mình
PHẦN 6 : ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT
Trải qua quãng thời gian khoảng 5 năm , bằng những chiến lược hết sức đúng đắn của mình Viettel đã ung dũng chiếm lĩnh vị trí số 1 trong thị trường viễn thông tại Việt Nam. Để có được thành công này thì chiến lược phát triển thương hiệu chiếm một phần rất lớn. Ban lãnh đạo công ty đã biết cách làm khác đi những gì mà những nhà mạng lúc bấy giờ đang làm . Chính sự khác biệt đó đã làm nên một Viettel như ngày hôm nay . này có thể rút ra được một vài điểm như sau:
Thứ nhât, Viettel đã dám “chịu chơi” khi bỏ ra 45.000 USD để thuê chuyên gia nước ngoài thiết kế Logo và câu Slogan. Điều này chứng tỏ tầm nhìn đúng đắn của ban lãnh đạo công ty . Họ đã nhìn thấy vai trò quan trọng của Thương Hiệu đối với một doanh nghiệp , đặc biệt đó lại là một doanh nghiệp mới lần đầu bước chân vào thị trường viễn thông như Viettel.
Thứ hai ,Đó là sự nhìn xa trông rộng và quả quyết khi áp dụng chiến lược “Nông thôn bao vây thành thị” để đưa thương hiệu của mình về với khu vực nông thôn.Vào thời điểm đó đây thực sự là một sách lược rất tài tình . Bởi lẽ nếu tiếp tục đánh sâu vào thị trường thành phố thì chắc chắn sẽ thất bại khi ở khu vực này đã có 2 thương hiệu lớn là Vinaphone và Mobifone. Trong khi đó vùng nông thông rất ít ng sử dụng điện thoại và thị trường tiềm năng lại rất lớn ( Nông thôn chiếm 70% dân số nước ta )
Thứ ba, Trong quá trình xây dựng thương hiệu, Viettel rất chú tâm học hỏi kinh nghiệm từ nước ngoài. Điển hình là việc sang Indonexia để học hỏi việc thiết kế các trạm BTS của công ty viễn thông Indonexia và việc mua lại các trạm BTS ở Thái Lan theo lời khuyên của giám đốc điều hành
công ty AIS. Vậy là Viettel đã mua ngay một lúc 4000 trạm, trong khi vào thời điểm đó VinaPhone chỉ có khoảng 650 trạm, và mỗi nhà mạng tại Việt Nam trung bình chỉ mua khoảng 30 trạm/năm Cuối cùng là thương hiệu nội bộ của công ty. Vốn dĩ là một doanh nghiệp Quân đội nên ở Viettel có những quy định mang tính mệnh lệnh , đòi hỏi nhân viên phải nghiêm chỉnh thực hiện. Hơn nữa vì thế mà tác phong nghiêm túc , ân cần trong lúc làm việc luôn được các nhân viên Viettel coi trọng Ngoài thành công thì thất bại cũng mang lại cho Viettel những bài học quý giá. Điển hình là thất bại khi cũng cấp miễn phí điện thaoij Homephone cho người dân , làm giảm uy tín thương hiệu và tha hóa người dùng . Từ thất bại này họ nhận ra là “ Không bao giờ cho không ai cái gì “ như vậy mới giữ được giá trị thương hiệu của mình .
KẾT LUẬN
Trong thời buổi nền kinh tế thị trường ,cạnh tranh rất khốc liệt như hiện nay thì việc xây dựng , giữ vũng và phát triển thương hiệu tốt sẽ quyết định rất lớn đến thành công của một doanh nghiệp , đặc biệt là một doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ như Viettel. Sự thành công của Viettel là sự khẳng định cho một chiến lược tài tình và có tầm nhìn xa trông rộng về quản trị thương hiệu. Chính cái tên thương hiệu rất đại chúng, cùng với một câu Slogan luôn hướng đến khách hàng ,một cái Logo thể hiện sự trân trọng, hòa quyện của các nền văn hóa cùng với một thương hiệu nội bộ - Một nét văn hóa rất hòa đồng ,thân thiện và một chiến lược truyền thông đúng đăn, hợp lý đã tạo nên một thương hiệu Viettel luôn in đậm dấu ấn trong lòng khách hàng ,tạo cho họ sự gần gũi và niềm tin về chất lượng phục vụ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Website của Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel : http://www.viettel.com.vn
và Trang chủ Viettel Telecom http://www.vietteltelecom.vn
2. Website marketingvietnam.net với bài viết về Logo và Slogan của Viettel
http://www.marketingvietnam.net/content/view/407/16/
3. Mốt số website về thương hiệu như :
4. Một số tờ báo điện tử như VnExpress, Dân trí , Tuổi trẻ Online , VTC News…. 5. Trang Bách khoa toàn thư Wikipedia : http://www.wikipedia.org/
6. Dương Hữu Hạnh, 2005, Quản trị tài sản thương hiệu, NXB thống kê
7. An Thị Thanh Nhàn & Lục Thị Thu Hường, 2010, Quản trị xúc tiến thương mại