Nâng cao chất lượng công tác thẩm định

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng công thương Hà Tây docx (Trang 25 - 32)

Thẩm định là một công đoạn không thể thiếu, là một yếu tố rất quan

trọng ảnh hưởng quyết định đến quyết định cho vay hay không và xa hơn nữa

là ảnh hưởng đến hiệu qủa đồng vốn mà ngân hàng bỏ ra. Chất lượng thẩm định đầu vào chính là yếu tố quyết định chất lượng tín dụng đầu ra sau này .Nếu quá trình thẩm định không được xem xét kỹ thì khả năng tiềm ẩn rủi ro

tín dụng sẽ cao. Ngoài việc thẩm định theo cơ chế tín dụng quy trình nghiệp

vụ của ngành như :

đánh giá kỹ càng năng lực pháp lý, tư cách pháp nhân của doanh

nghiệp. Khi cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh còn phải đặc biệt lưu ý đến những đặc điểm ghi trong điều lệ doanh nghiệp ( về người đại diện trước pháp luật, về người có quyền quyết định vay vốn ..) để giảm

Để đánh giá chính xác về năng lực tài chính, khả năng trả nợ, nguồn trả

nợ .. qua chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính như : khả năng thanh toán, khả năng sinh lời …kết hợp với các thông số, kết quả của các doanh nghiệp cùng ngành, của các doanh nghiệp truyền thống.

Tổ chức tìm hiểu, thu nhập thông tin, phỏng vấn, tham quan doanh

nghiệp …qua đó đánh giá được khả năng điều hành sản xuất kinh doanh của

ban lãnh đaọ doanh nghiệp qua năng lực tổ chức, trình độ chuyên môn cũng

như uy tín của người lãnh đạo đây là những tiêu chuẩn định tính nên phải có

sự tinh tế của cán bộ tín dụng mới có thể nhận xét được chính xác .

Cán bộ tín dụng nên tìm hiểu, nghiên cứu sâu thêm về các lĩnh vực khác như thẩm định về phương diện kỹ thuật, các thông số kỹ thuật máy móc

chất lượng máy móc, để từ đó có thể phát hiện ra những rủi ro tiềm ẩn…

3.3. Tổ chức công tác huy động vốn đựơc tốt .

Hà Tây là một tỉnh rộng, đông dân, tiềm năng kinh tế dồi dào nên nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư là rất lớn. Trong khi đó ngân hàng lại chưa

thể đáp ứng hết nhu cầu của các doanh nghiệp. Do đó công tác huy động vốn

phải càng được chú trọng hơn, đặc biệt là nguồn vốn ổn định và lâu dài. Ngoài một số biện pháp ngân hàng đã làm để nâng cao chất lượng huy động

vốn hơn nữa ngân hàng nên thực hiện một số biện pháp sau :

* Đa dạng hoá các loại hình tiền gửi, cải tiến gọn nhẹ thủ tục gửi và rút tiền, có thái độ phục vụ tốt nhất đối với khách hàng .

* Mở rộng mạng lưới huy động vốn trên toàn địa bàn tỉnh, thực hiện

chủ trương “đến tận ngõ, gõ cửa từng nhà” cần mở rộng các quỹ tiết kiệm gần người dân hơn nữa. Xây dựng hoặc thuê các trụ sở khang trang, thái độ phục

vụ của các nhân viên phải niềm nở nhiệt tình tạo niềm tin cho khách hàng . * Triển khai nhiều hình thức huy động vốn trọng tâm là các loại hình lãi xuất ổn định như :chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu… phục vụ đa

rạng các nhu cầu rút tiền gửi như : gửi tiền một nơi rút tiền nhiều nơi, tiền gửi

rút tiền tự động.

*Có mức lãi suất linh hoạt, hấp dẫn mang tính cạnh tranh, chủ động

nắm bắt các diễn biến trên thị trường lãi suất để đưa ra một mức lãi suất phù hợp qua đó có thể tư vấn mọi diễn biến của lãi suất cho khách hàng nhằm tạo

lập mối quan hệ tốt hơn nữa với khách hàng gửi tiền .

* Có chính sách khuyến mãi hợp lý cho khách hàng có số tiền gửi lớn,

thời gian gửi lâu ổn định, khuyến khích khách hàng gửi dài hạn bằng những

mức lãi suất hấp dẫn.

* Ngoài các hình thức tuyên truyền quảng cáo sản phẩm mới khi có đợt huy động vào những tầm cao điểm cần vốn của ngân hàng, ngân hàng có thể

xắp xếp các giao dịch ngoài giờ hành chính, vào các ngày nghỉ hàng tuần để tăng cường thu hút vốn trong dân cư.

* Nâng cao tốc độ và chất lượng của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt để thu hút tiền gửi thanh toán của khách hàng.

3.4.: Không ngừng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn cho cán bộ tín

dụng.

Nguyên nhân của những khoản nợ khó đòi chủ yếu xuất phát từ phía khách hàng. tuy nhiên điều đó không có nghĩa là các rủi ro của ngân hàng không có lỗi của cán bộ tín dụng. Điều đó thể hiện ở chỗ năng lực thẩm định đánh giá của một số cán bộ tín dụng còn hạn chế, thiếu cập nhật … đã dẫn đến quyết định cho vay gây lãng phí vốn của ngân hàng. Vì vậy việc đầu tiên cấp thiết bây giờ là chi nhánh phải chuẩn hoá đội ngũ cán bộ bằng cách :

* Cử các đại diện xuất sắc đi học tập, tu nghiệp chuyên môn. có chính

sách khen thưỏng cả bằng vật chất lẫn tinh thần khuyến khích cán bộ tín dụng

học cao học để nâng cao trình độ chuyên môn, tiếp thu những kiến thức mới

* Thường xuyên hệ thống hoá lại các văn bản cũ, mới để cán bộ tín

dụng nắm bắt được, tập trung đào tạo lý luận, phổ biến các chủ trương chính

sách của Đảng và Nhà nước đến từng cán bộ.

* Tổ chức các cuộc hội thảo, tham quan các đơn vị tiên tiến trong

nghành, các cuộc thi cán bộ giỏi để các cán bộ có thể học hỏi và rút kinh nghiệm.

Các cán bộ tín dụng cần tích cực tìm tòi học hỏi tham gia vào các đợt

tập huấn nghiệp vụ của ngân hàng để tự tích luỹ thêm kiến thức.

Trang bị kiến thức và kỹ thuật về sử dụng máy tính cho cán bộ tín dụng để có thể áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật trong việc đánh giá khách

hàng.

Kinh nghiệm thẩm định các lĩnh vực khác ngoài xây dựng cơ bản của

cán bộ tín dụng chi nhánh còn hạn chế, đặc biệt là thẩm định về phương diện

kỹ thuật như các thông số kỹ thuật máy móc, chất lượng, máy móc …Nên

chăng chi nhánh nên cử một số cán bộ tín dụng đi học và nghiên cứu chuyên sâu về phương diện này thì việc thẩm định sẽ có hiệu quả hơn.

3.5. hoàn thiện và đổi mới chính sách khách hàng .

Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, gặp gỡ, trao đổi với doanh

nghiệp để hai bên cùng tháo gỡ những vướng mắc và qua đó giúp hai bên hiểu nhau hơn, doanh nghiệp vì ngân hàng và ngân hàng vì sự thành đạt của doanh

nghiệp.

* Yếu tố tâm lý, xã hội, trình độ văn hoá, tập quán của từng vùng cũng ảnh hưởng đến việc cho vay của ngân hàng. Vì vậy Ngân hàng công thương

Hà Tây phải tìm hiểu tâm lý nhu cầu của khách hàng bằng cách mở hội nghị

của khách hàng. Mặt khác phải hướng cán bộ công nhân viên của ngân hàng

nói chung và đội ngũ cán bộ tín dụng nói riêng thấm nhuần tư tưởng là “Mỗi

tóm lại : Kể từ khi ra đời cho đến nay Ngân hàng công thương Hà Tây đã không ngừng lớn mạnh hoạt động kinh doanh ngày càng được mở rộng,

thực hiện tốt các chính sách cũng như các chỉ tiêu mà Ngân hàng công thương

Việt Nam đề ra. Ngân hàng đã đưa những giải pháp mới nhằm hoàn thiện hơn

trong quá trình hoạt động, đảm bảo an toàn trong toàn hệ thống ngân hàng.

Kết luận

Tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ là nghiệp vụ không thể

thiếu được trong hoạt động ngân hàng. Qua nghiên cứu, lý luận cũng như thực

tiễn về tình hình tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng

công thương Hà Tây đã cho thấy: Rất cần thiết phải có chính sách, chương

trình hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển.Trong hệ thống các chính

sách hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thì chính sách hỗ trợ về vốn giữ vai

trò quan trọng nhất.

Tất cả những vấn đề trên được thể hiện trong nội dung của đề tài. Chính vì vậy đề tài đã đạt được một số kết quả sau:

Thứ nhất : tiểu luận đã hệ thống, luận giải và làm rõ một số vấn đề cơ

bản về hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ như

:khác niệm, vai trò của tín dụng ngân hàng, các chỉ tiêu đo lường chất lượng

tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như vai trò của nó trong quá trình phát triển kinh tế.

Thứ hai: tiểu luận đã phân tích, đánh giá đúng mức thực trạng hiệu quả

hoạt động tín dụng đối vơí các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng công

thương Hà Tây. Thông qua phân tích từ các số liệu, từ đó rút ra những mặt đạt được và những mặt còn tồn tại.

Thứ ba: trên cơ sở lý luận và thực tiễn tiểu luận đã đưa ra những giải

Tiểu luận đã được hoàn thành với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ

phòng kinh doanh Ngân hàng công thương Hà Tây. Đặc biệt em xin chân

thành cảm ơn cô Phùng Bích Ngọc giảng viên trường đại học dân lập Phương Đông đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành tiểu luận của mình.

Muc lục

Lời mở đầu... 3

CHƯƠNG 1... 6

Hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ – những vấn đề mang tính lý luận chung.... 6

1.1 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ :.... 6

1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng : ... 6

1.1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ... 7

1.2. Hiệu quả của tín dụng :... 9

1.2.1. Khái niệm:... 9

1.2.2. Các tiêu thức đánh giá hiệu quả tín dụng... 9

1.2.2.1:Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng về phía ngân hàng ... 9

1.2.2.2: Các chỉ tiêu đánh giá tín dụng về mặt xã hội... 11

1.2.2.3: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng đối với khách hàng... 13

1.2.3: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng... 14

1.2.3.1 đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. ... 14

1.2.3.2: hiệu quả sản xuất, kinh doanh của khách hàng vay vốn ... 14

1.2.3.3 Hiệu quả tín dụng ngân hàng phụ thuộc vào thông tin về khách hàng vay vốn và về khoản vay... 14

1.2.3.4.Tài sản đảm bảo tiền vay phải có tính khả thi cao... 14

1.2.3.5.Ngân hàng phải được độc lập trong quyết định cho vay và hoàn toàn chịu trách nhiệm về quyết định này ... 15

1.2.3.6 Mở rộng quy mô tín dụng gắn liền với nâng cao chất lượng và hiệu quả tín dụng... 15

Chương 2... 16

Thực trạng hiệu quả tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng... 16

công thương hà tây... 16

2.1. Thực trạng hiệu quả tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng công thương Hà Tây. ... 16

2.1.1.Hiệu quả hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ... 16

2.1.2 Đánh giá hiệu quả cho vay các DNVVN của NHCTHT... 24

2.1.2.1 Những thành tựu đạt được ... 24

2.1.2.2 tồn tại và nguyên nhân . ... 24

Chương 3 :... 26

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng công thương hà tây. ... 26

3.1. Đa dạng hoá các hình thức tín dụng cho DNVVN... 26

3.2. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định... 27

3.3. Tổ chức công tác huy động vốn đựơc tốt ... 28

3.4.: Không ngừng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn cho cán bộ tín dụng... 29

3.5. hoàn thiện và đổi mới chính sách khách hàng . ... 30

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng công thương Hà Tây docx (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)