THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Giải pháp nâng cao sự thỏa mãn của nhân viên tại chi nhánh SXKD thức ăn thủy sản Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam (Trang 37 - 41)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1.1 Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu được thực hiện từng bước như sau: trước tiên phải xác định

được mục tiêu nghiên cứu, sau đó đưa ra mơ hình nghiên cứu, kế tiếp là đưa ra các thang đo sơ bộ, tiếp theo thực hiện nghiên cứu định tính bằng kỹ thuật thảo luận nhóm

từ đó đưa ra mơ hình và thang đo hiệu chỉnh, bước kế tiếp thực hiện nghiên cứu định

lượng. Bước kế tiếp là xử lý dữ liệu thu thập được để kiểm định thang đo và phân tích

dữ liệu dựa trên kết quả Crobach’s Alpha. Sau đó kiểm định có hay khơng sự khác nhau về mức độ thỏa mãn trung bình của người được khảo sát theo các đặc trưng cá nhân (phịng ban cơng tác, chức vụ, trình độ chun mơn, giới tính, độ tuổi, thâm niên cơng tác) của người lao động tại Chi nhánh SXKD Thức ăn Thủy sản thuộc Công ty Cổ phần Chăn Nuôi C.P dựa trên kết quả phân tích Independent t-test và One-Way ANOVA. Bước cuối cùng là thảo luận kết quả và đưa ra phải pháp để nâng cao sự thỏa mãn của người lao động tại chi nhánh SXKD Thức ăn Thủy sản của Công ty Cổ phần

Sơ đồ 2: Quy trình nghiên cứu

3.1.2 Quy trình chọn mẫu

3.1.2.1. Tổng thể nghiên cứu

Tổng thể của khảo sát này là khoảng 50% số lượng người lao động từ cơng nhân

cho đến cấp bậc trưởng phịng đang làm việc tại Chi nhánh SXKD Thức ăn Thủy sản

Công ty Cổ phần Chăn Ni C.P. Việt Nam, khơng tính các nhân viên bán hàng ngồi thị trường.

3.1.2.2. Phương pháp chọn mẫu

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra ở phần mở đầu của đề tài, thiết kế

chọn phi xác suất với hình thức chọn mẫu ngẫu nhiên thuận lợi đã được sử dụng và

được xem là hợp lý để tiến hành nghiên cứu đề tài này. Lý do để lựa chọn phương

pháp chọn mẫu này vì người trả lời dễ tiếp cận, họ sẵn sàng trả lời bảng câu hỏi nghiên cứu cũng như ít tốn kém về thời gian và chi phí để thu thập thơng tin cần nghiên cứu.

Vì đây là nghiên cứu khám phá nên phương pháp chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu thuận tiện là phù hợp nhất. Các bảng câu hỏi nghiên cứu sẽ được gửi trực tiếp đến người lao động từ công nhân đến cấp trưởng phòng để trả lời.

Mục tiêu nghiên cứu

Mơ hình nghiên cứu

Lựa chọn thang đo

Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định lượng

Kiểm định thang đo và phân tích dữ liệu

3.1.2.3. Kích thước mẫu

Một nguyên tắc chung là mẫu càng lớn thì độ chính xác của các kết quả nghiên cứu càng cao. Tuy nhiên trên thực tế thì việc lựa chọn kích thước mẫu cịn phụ thuộc vào một yếu tố hết sức quan trọng là năng lực tài chính và thời gian mà nhà nghiên cứu đó có thể có được.

Đối với đề tài này, do các giới hạn về thời gian, kích thước mẫu sẽ được xác định ở mức tối thiểu cần thiết nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của cuộc nghiên cứu. Kích

thước mẫu dự kiến ban đầu là 200 theo số lượng khảo sát khoảng 50% số lượng người

lao động (506 người).

Một số nhà nghiên cứu khác không đưa ra con số cụ thể về số mẫu cần thiết mà

đưa ra tỉ lệ giữa số mẫu cần thiết và số tham số cần ước lượng. Tác giả Hoàng Trọng

& Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) cho rằng tỷ lệ mẫu cần khảo sát là 4 hay 5 so với tổng biến cần khảo sát. Trong đề tài này có tất cả 28 biến quan sát vì vậy số mẫu tối thiểu cần thiết là 28 x 5 = 140. Như vậy, số lượng mẫu 200 là chấp nhận được đối với

đề tài nghiên cứu này.

3.1.3 Công cụ thu thập thông tin -bảng câu hỏi

Như đã trình bày trong chương 2, mơ hình nghiên cứu có 7 yếu tố tác động đến

sự thỏa mãn trong công việc của người lao động tại Chi nhánh SXKD thuộc Công ty Cổ phần Chăn Nuôi C.P. Việt Nam:

(1) Bản chất công việc (2) Tiền lương/thu nhập (3) Phúc lợi xã hội (4) Môi trường làm việc (5) Đồng nghiệp

(6) Cấp trên

(7) Cơ hội đào tạo và thăng tiến

Thang đo được sử dụng để đo lường các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn trong

công việc của của người lao động tại Công ty cổ phần Chăn Nuôi C.P. Việt Nam là thang đo Likert 5. Sau khi bảng câu hỏi khảo sát được hoàn thiện, việc khảo sát sẽ được tiến hành. Bảng câu hỏi khảo sát sẽ được in ra giấy, phát cho tất cả người lao động hiện đang làm việc tại công ty tại thời điểm tiến hành khảo sát. Các trưởng phòng

ban, bộ phận, các tổ trưởng sản xuất sẽ được hướng dẫn cách trả lời để về phổ biến lại cho nhân viên trong bộ phận của mình.

Bảng câu hỏi được soạn theo các Bảng 2: Các chỉ số cấu thành các yếu tố ảnh

hưởng sự thỏa mãn công việc ở chương 2. Tất cả các biến quan sát trong các thành

phần đều sử dụng thang đo Likert 5 bậc với lựa chọn số 1 nghĩa là hoàn tồn khơng

đồng ý với phát biểu và lựa chọn số 5 là hoàn toàn đồng ý với phát biểu. Nội dung

các biến quan sát trong các thành phần được hiệu chỉnh cho phù hợp với đặc thù tại Công ty Cổ phần Chăn Nuôi CP Việt Nam.

Nội dung của bảng câu hỏi khảo sát ban đầu sẽ được sửa chữa, bổ sung sau phần nghiên cứu định tính.

3.1.4 Đánh giá thang đo

Một thang đo được coi là có giá trị khi nó đo lường đúng cái cần đo. Hay nói

cách khác đo lường đó vắng mặt cả hai loại sai lệch: sai lệch hệ thống và sai lệch ngẫu nhiên. Điều kiện cần để một thang đo đạt giá trị là thang đo đó phải đạt độ tin cậy,

nghĩa là cho cùng một kết quả khi đo lặp đi lặp lại.

Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại

(internal connsistentcy) thông qua hệ số Cronbach Alpha và hệ số tương quan biến tổng (item-total correclation).

Hệ số Cronbach Alpha:

Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng Cronbach Alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì

thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề

nghị rằng Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Hoàng Trọng-Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Vì vậy đối với nghiên cứu này thì Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là chấp nhận được do các khái niệm nghiên cứu là mới

đối người trả lời.

Hệ số tương quan biến tổng (item-total correclation)

Hệ số tương quan biển tổng là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo, do đó hệ số này càng cao thì sự tương quan của biến này với các biến khác trong nhóm càng cao. Theo Hồng Trọng-Chu Nguyễn Mộng Ngọc, (2008) các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 được

coi là biến rác và sẽ bị loại khỏi thang đo. Nghiên cứu này cũng sẽ loại những biến có

tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3.

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Giải pháp nâng cao sự thỏa mãn của nhân viên tại chi nhánh SXKD thức ăn thủy sản Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)