Các chỉ tiêu theo dõi

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng thay thế men bánh mì bằng bột đậu nành trong nuôi luân trùng (Trang 26 - 39)

3.4.1 Chỉ tiêu môi trường

Nhiệt độđo 2 lần/ngày vào 8 giờ sáng và 2 giờ chiều bằng nhiệt kế thủy ngân. pH đo 1 lần/ngày bằng máy đo pH vào lúc 10 giờ.

Nồng độ muối: đo 2 ngày 1 lần vào lúc 10 giờ bằng Saltinometer.

3.4.2 Chỉ tiêu sinh học

Mật độ luân trùng: được xác định hằng ngày vào buổi sáng bằng cách sử dụng pipet, lấy 1ml/mẫu; cố định bằng formol, sau đó đếm trên kính hiển vi, không đếm những con đã chết.

Thí nghiệm kết thúc khi mật độ luân trùng trong keo đạt cực đại và bắt đầu giảm mật

độ. So sánh thời gian luân trùng đạt mật độ cực đại, mật độ luân trùng đạt cực đại và mật độ luân trùng trung bình trong 1 ml nước nuôi.

Tốc độ tăng trưởng đặc thù:

SGR = (ln Nt – ln No)/t

Trong đó:

SGR: Tốc độ tăng trưởng đặc thù của luân trùng Nt: Mật độ luân trùng tại thời gian t (ct/ml) No: Mật độ luân trùng ban đầu.

t: Thời gian nuôi (ngày)

Hệ số trứng: số luân trùng mang trứng/ tổng số luân trùng quan sát.

3.5 Xử lý số liệu

Sử dụng chương trình Excel 2003 để nhập dữ liệu, tính toán giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và phần mềm SPSS 13.0 để xử lý thống kê số liệu.

CHƯƠNG 4

KT QU VÀ THO LUN 4.1 CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG

4.1.1 Nhiệt độ

Nhiệt độ có vai trò rất quan trọng trong nuôi luân trùng, nhiệt độ tăng sẽ dẫn đến hoạt

động sinh sản tăng. Nhiệt độ nước trong suốt quá trình nuôi ở các bể thí nghiệm đều tương đương nhau và nhiệt độ trong ngày dao động từ 28– 330C (Bảng 4.1). Như vậy, nhiệt độ trong bể nuôi luôn nằm trong khoảng thích hợp của luân trùng 15– 350C (Fukusho, 1989).

Bảng 4.1: Biến động giá trị trung bình của pH, nhiệt độ và nồng độ muối

Chỉ tiêu NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 Nhiệt độ sáng (0C) 28±0,5a 28±0,5a 29±1,1a 29±1,1a 28±0,5a Nhiệt độ chiều (oC) 33±0,6a 33±0,6a 33±0,5a 33±0,6a 33±0,5a pH 7,78±0,13a 7,77±0,27a 7,84±0,22a 7,79±0,27a 7,79±0,24a Độ mặn (‰) 25±0,55a 25±0,42a 25±0,65a 25±0,5a 25±0,53a

Ghi chú: Các ký tự theo sau trên cùng một hàng giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa p>0,05

4.1.2 pH

Hoff (2004) cho rằng pH thích hợp nhất cho sự phát triển của luân trùng dao động từ

7,5– 8,5; pH trong các bể nuôi bằng men bánh mì thường giảm dần theo thời gian nuôi, là nguyên nhân gây ra sự suy giảm môi trường nước bể ương luân trùng. Theo Bảng 4.1 thì chỉ số pH không có sự biến động lớn giữa các nghiệm thức và sự biến động nằm trong khoảng từ 7,77– 7,84. Như vậy pH nằm trong khoảng thích hợp để nuôi luân trùng.

4.1.3 Độ mặn

Ban đầu thí nghiệm được bố trí ở 25ppt nhưng trong quá trình sục khí làm nước bốc hơi làm cho độ mặn tăng lên, tuy nhiên trong suốt quá trình thí nghiệm độ mặn 2 ngày

kiểm tra 1 lần và được điều chỉnh thích hợp. Như vậy độ mặn không ảnh hưởng đến sự phát triển của luân trùng trong suốt thí nghiệm.

Như vậy trong suốt quá trình thí nghiệm các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, pH, và

độ mặn đều được duy trì trong khoảng thích hợp cho sự tăng trưởng và phát triển của luân trùng.

4.2 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LUÂN TRÙNG 4.2.1 Mật độ

Kết quả nghiên cứu khả năng sinh sản và phát triển của quần đàn luân trùng khi cho

ăn bằng men bánh mì và bột đậu nành theo tỷ lệ khác nhau được thể hiện ở Bảng 4.2: Bảng 4.2: Các chỉ tiêu sinh học của luân trùng trong thí nghiệm

Nghiệm thức Chỉ tiêu NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 Thời gian đạt cực đại (ngày) 7±0a 8±0a 8±0a 8±0a 8±0a Mật độ cực đại (cá thể/ml) 1.231±145a 1.323±456a 1.632±405a 969±54a 257±195b Mật độ trung bình (cá thể/ml) 667±406a 555±371a 690±489a 504±272a 208±37b Hệ số trứng trung bình (%) 15,5±6,6a 19,4±12,3a 13,5±8,3a 10,8±6,8ab 7,9±3,8b SGR trung bình (%/ngày) 0,2±0,2a 0,2±0,3a 0,3±0,3a 0,2±0,3a 0,0±0,3b

Ghi chú: Các ký tự theo sau trên cùng một hàng giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa p>0,05.

Xét thời gian luân trùng đạt mật độ cực đại thì ở NT1 luân trùng có thời gian đạt cực

đại vào ngày thứ 7 sớm hơn 1 ngày so với các nghiệm thức còn lại. Tuy nhiên, khi xét mật độ luân trùng đạt cực đại thì ở các nghiệm thức không có sự khác biệt về thống kê. Các nghiên cứu trước đây cho thấy quần thể luân trùng đạt mật độ cực đại dao động từ

ngày thứ 5 đến ngày thứ 8. Theo Nguyễn Văn Hạnh (2007), nuôi luân trùng sử dụng thức ăn là men bánh mì kết hợp tảo Chlorella cô đặc không sử dụng hóa chất thì thời gian đạt cực đại là 7 ngày, khi sử dụng hóa chất Rotifeed thời gian đạt cực đại là 8 ngày và khi sử dụng hóa chất Humisol thời gian đạt cực đại chỉ 5 ngày. Vậy thời gian

đạt mật độ cực đại còn phụ thuộc vào loại thức ăn, liều lượng cho ăn và điều kiện môi trường nuôi.

Hệ số trứng trung bình cao nhất ở NT2 19,4% và thứ 2 là NT1 15,5%, các nghiệm thức còn lại thì giảm dần theo thứ tự NT3, NT4, NT5. Tốc độ tăng trưởng của các nghiệm thức tương đương nhau trong khoảng 0,2 – 0,3 (%/ngày). Riêng NT5 do quần thể luân trùng phát triển không ổn định, hệ số trứng thấp, mật độ tăng giảm không ổn

định dẫn đến tốc độ tăng trưởng đặc thù kém. Sở dĩ nghiệm thức 5 luân trùng không phát triển là vì khi cho ăn bằng bột đậu nành nước mau dơ hơn và sản phẩm thải lại bám nhiều trên thành bể gây ô nhiễm nước. Trong quá trình nuôi lại nhiễm tiêm mao trùng, chúng cạnh tranh thức ăn và oxy với luân trùng. Đó là lý do làm cho năng suất

ở nghiệm thức này không cao.

Vòng đời của luân trùng bắt đầu tham gia vào quá trình sinh sản chỉ 0,5 – 1,5 ngày sau khi nở hoặc đẻ trứng làm cho quần thể luân trùng tăng rất nhanh. Mật độ luân trùng nuôi với tỷ lệ thức ăn khác nhau cũng khác nhau và được thể hiện qua Bảng 4.3:

Bảng 4.3: Mật độ luân trùng (cá thể/ml) của các nghiệm thức trong thí nghiệm

Nghiệm thức Ngày nuôi NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 1. 144±41a 147±17a 174±40a 168±50a 172±34b 2. 190±40a 185±21a 250±37a 207±64a 163±30a 3. 322±50ab 259±11a 373±46ab 296±112b 221±57b 4. 443±79a 396±31a 391±71a 329±91a 191±68b 5. 680±134ab 527±62a 514±61a 594±217ab 223±75b 6. 1.017±184ab 653±126ab 707±74a 617±253ab 241±120b 7. 1.231±145a 818±61b 968±125ab 685±284ab 240±188a 8. 1.042±80a 1.323±456b 1.632±405ab 969±54a 257±195b 9. 930±273a 683±325a 1.205±163a 740±387a 160±31a TB 667±406a 555±371a 690±489a 504±272a 208±37b MĐCĐ 1.231±145a 1.323±456a 1.632±405a 969±54a 257±195b

Ghi chú: Các ký tự theo sau trên cùng một hàng giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa p>0,05.

Qua bảng 4.3 cho ta thấy, 2 ngày đầu sau khi nuôi mật độ luân trùng tăng chậm do luân trùng đang thích nghi với môi trường mới. Sang ngày thứ 3 mật độ luân trùng ở

NT1 và NT3 tăng lên rõ rệt và tương đối đồng đều lần lượt là 190±40 (cá thể/ml) và 250±37 (cá thể/ml) tăng lên 322±50 (cá thể/ml) và 373±46 (cá thể/ml). NT2 và NT4 mật độ cũng tăng nhưng với tốc độ chậm hơn. Riêng NT5 cho ăn hoàn toàn bằng bột

đậu nành mật độ luân trùng tăng giảm không ổn định và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức khác. Tuy điều kiện nhiệt độ, pH đều thích hợp nhưng do khi cho ăn bằng bột đậu nành thức ăn dư thừa nhiều hơn men bánh mì, thức

ăn sử dụng không hết kết hợp với nhiệt độ cao 28- 33oC (Bảng 4.1), tạo nên những mảng nhỏ nổi trong nước làm cho chất lượng nước xấu đi ảnh hưởng đến sự phát triển của luân trùng. 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Ngày tuổi NT1 NT2 NT3 NT4 NT5

Hình 4.1 Mật độ luân trùng trong thí nghiệm

Tương tự như vậy, ngày thứ 4 mật độ luân trùng vẫn tiếp tục tăng. Sang ngày thứ 5 NT1 có khuynh hướng tăng cao hơn so với các nghiệm thức còn lại (từ 443±79 lên 680±134 cá thể/ml). Càng về cuối thí nghiệm mật độ luân trùng tăng càng nhanh, ngày thứ 6, 7 NT1 tăng trưởng nhanh và đạt mật độ tối đa vào ngày thứ 7 (1.231±145 cá thể/ml), NT2, NT3, NT4 cũng phát triển nhanh chóng nhưng thấp hơn tuy nhiên sự

khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Ngày thứ 8 NT1 mật độ luân trùng bắt

đầu giảm và NT2, NT3, NT4 mật độ đạt mức tối đa lần lượt (1.323±456, 1.632±405, 969±54 cá thể/ml). Trong đó NT3 luân trùng được cho ăn bằng men bánh mì và bột

đậu nành theo tỷ lệ 50:50 có mật độ cao nhất 1.632±405 cá thể/ml. Ngày thứ 9 tất cả

các nghiệm thức mật độ bắt đầu giảm.

Kết quả trên cho thấy nuôi luân trùng khi cho ăn kết hợp giữa men bánh mì và bột đậu nành đạt kết quả tương đối tốt, mật độ tương đương với cho ăn hoàn toàn bằng men

bánh mì thậm chí còn cao hơn. Ở NT3 tỷ lệ kết hợp là 50:50 cho kết quả tốt nhất mật

độ đạt cực đại 1.632±405 cá thể/ml và ở NT2 bột đậu nành thay thế 25% mật độ cực

đại là 1.323±456 cá thể/ml.Tuy mật độ cực đại đạt được chậm hơn 1 ngày nhưng mật

độ vẫn cao hơn nghiệm thức cho ăn hoàn toàn bằng men bánh mì. Nghiệm thức 2 và 3 khác biệt không ý nghĩa cho nên bột đậu nành có khả năng thay thế men bánh mì đến 50%. Nếu thay thế trên mức 50% bột đậu nành sẽ làm nước mau dơ hơn và mật độ

luân trùng thấp hơn.

4.2.2. Hệ số trứng

Đểđánh giá chất lượng của luân trùng một chỉ tiêu không kém phần quan trọng đó là hệ số trứng. Hệ số trứng của luân trùng khi cho ăn kết hợp men bánh mì và bột đậu nành được thể hiện qua Bảng 4.4

Bảng 4.4. Hệ số trứng (%) của các nghiệm thức trong thí nghiệm.

Nghiệm thức Ngày nuôi NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 1. 5,2±1,2a 4,9±1,2a 4,3±1,2a 2,1±1,2a 3,6±2,7a 2. 12±3,7a 8,1±1,3a 6,4±1,3a 4,2±2a 4,8±4a 3. 13,5±1,5ab 12,7±4a 8,3±4,5ab 6,3±0,6b 6,9±1b 4. 9,1±0,7a 14,2±5,3a 13,4±5,2a 7,6±2,5a 6,6±1,5a 5. 15,7±3,7a 14,7±4,5a 8,2±2,7a 16,7±4,4a 14,5±3,2a 6. 20,6±2,4a 32,5±12,3a 19±3,5a 15,6±1a 8,9±1,1a 7. 23,1±2,2ab 37,6±14,3a 19,2±9,6ab 12,6±1,9ab 6,3±0,6b 8. 25,4±7,2a 35,4±12,7a 30,8±1,6a 23,2±6,3a 13,9±3,7a 9. 15,3±3,9a 14,9±5a 11,7±0,8b 8,7±1,2ab 5,9±3,7ab TB 15,5±6,6a 19,4±12,3a 13,5±8,3a 10,8±6,8ab 7,9±3,8b

Ghi chú: Các ký tự theo sau trên cùng một hàng giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa p>0,05.

Như vậy, mức độ kết hợp bột đậu nành với men bánh mì cũng ảnh hưởng đến hệ số

trứng của luân trùng. Mức kết hợp là 25% thì luân trùng có hệ số trứng trung bình cao nhất 19,4±12,3(%) cao hơn so với khi cho ăn hoàn toàn bằng men bánh mì 15,5±6,6(%). Tuy nhiên, hệ số trứng lại có sự giảm sút khi tăng mức kết hợp bột đậu

nành trong khẩu phần thức ăn. Do đó chất lượng thức ăn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng luân trùng.

Hình 4.2 Hệ số trứng của luân trùng

Từ kết quả thí nghiệm ta thấy khi cho ăn bằng men bánh mì trong những ngày đầu hệ

số trứng cao hơn nhưng về sau nghiệm thức có bổ sung thêm bột đậu nành hệ số trứng lại tăng cao hơn. Các yếu tố môi trường được duy trì trong khoảng thích hợp nên các nghiệm thức 1, 2, 3 hệ số trứng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Sự bổ

sung thêm bột đậu nành sẽ cung cấp thêm vitamin, khoáng chất và các amino acid thiết yếu giúp cải thiện chất lượng luân trùng nên hệ số trứng cũng cao hơn. Nhưng mức bổ sung cũng phải trong khoảng thích hợp theo kết quả thí nghiệm nên bổ sung ở

mức 25– 50% sẽ tốt cho sự phát triển của luân trùng.

Theo Dương Thị Hoàng Oanh và csv. (2006), nuôi luân trùng cho ăn bằng men bánh mì và thức ăn đặc chế Culture selco 3000 có hệ số trứng tương đương nhau dao động từ 18,4– 18,5%. Kết quả của thí nghiệm cho thấy hệ số trứng của luân trùng khi cho

ăn kết hợp men bánh mì và bột đậu nành có hệ số trứng tương đương với cho ăn bằng thức ăn đặc chế. Đặc biệt ở NT2 cho luân trùng ăn 25% bột đậu nành hệ số trứng trung bình đạt 19,4% (Bảng 4.4). Theo Hình 4.2 hệ số trứng cao nhất là NT2 37,6±14,3% vào ngày thứ 7, NT3 hệ số trứng cao nhất là 30,8±1,6% chậm hơn một ngày nhưng vẫn cao hơn NT1 chỉ 25,4±7,2. Vậy khi thay thế men bánh mì bằng bột

đậu nành ở mức 25% trong khẩu phần thức ăn cho hệ số trứng tốt nhất. 0 5 10 15 20 25 30 35 40 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Ngày tuổi % NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 37,6

4.2.3 Tốc độ tăng trưởng đặc thù của luân trùng

Chất lượng luân trùng phụ thuộc vào chất lượng và số lượng thức ăn chính vì thế chất lượng thức ăn có sự ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của luân trùng: mật độ, hệ số

trứng và tốc độ tăng trưởng cũng ảnh hưởng rất nhiều. Khẩu phần cho ăn khác nhau dẫn đến tốc độ tăng trưởng có sự biến động khác nhau và được thể hiện qua Bảng 4.5: Bảng 4.5 Tốc độ tăng trưởng đặc thù (%/ngày) của luân trùng

Nghiệm thức Ngày nuôi NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 1. 0,33±0,28a 0,38±0,12a 0,53±0,25a 0,52±0,31a 0,53±0,19a 2. 0,3±0,22a 0,23±0,01b 0,37±0,31ab 0,21±0,35a -0,07±0,41a 3. 0,53±0,14a 0,34±0,09a 0,42±0,25a 0,35±0,17a 0,31±0,42a 4. 0,32±0,01a 0,43±0,06ab 0,04±0,01a 0,13±0,01b -0,15±0,25b 5. 0,42±0,05a 0,28±0,04a 0,28±0,17a 0,45±0,11a 0,16±0,1a 6. 0,4±0,13a 0,2±0,17a 0,32±0,13a 0,13±0,05a -0,23±0,05a 7. 0,19±0,17a 0,37±0,23a 0,31±0,23a 0,11±0,06b -0,12±0,02c 8. -0,16±0,03ab 0,48±0,19ab 0,51±0,39a 0,40±0,09b 0,08±0,02b 9. -0,12±0,25a -0,06±0,48a -0,28±0,13a -0,39±0,04a -0,31±0,06a TB 0,2±0,2a 0,2±0,3a 0,3±0,3a 0,2±0,3a 0,0±0,3b

Ghi chú: Các ký tự theo sau trên cùng một hàng giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa p>0,05.

Tốc độ tăng trưởng đặc thù của luân trùng ở 5 nghiệm thức hầu nhưđều cao ở những ngày đầu và có khuynh hướng giảm dần vào những ngày cuối thí nghiệm nhưng chỉ có nghiệm thức 5 do bị nhiễm tiêm mao trùng chúng cạnh tranh thức ăn và oxy, môi trường nước kém đã ảnh hưởng đến sự phát triển làm mật độ quần thể không ổn định nên tốc độ tăng trưởng có sự biến động lớn, tăng giảm không ổn định.

Nghiệm thức 1 cho ăn hoàn toàn bằng men bánh mì tốc độ tăng trưởng cao và ổn định

ở 6 ngày đầu và bắt đầu giảm mạnh vào ngày thứ 7.

Bảng 4.5 cũng cho thấy tốc độ tăng trưởng ở NT2 và NT3 tương đương nhau biến

động trong khoảng (-0,66 đến 0,48 %/ngày) ở NT2 và (-0,28 đến 0,53 %/ngày) ở NT3. NT4 trong 3 ngày đầu tốc độ tăng trưởng cũng tương đương và khác biệt không ý

nghĩa với các nghiệm thức 1, 2 và 3. Đến ngày thứ 4 quần thể bắt đầu chậm phát triển do sản phẩm thải ngày càng nhiều, tốc độ tăng trưởng giảm còn 0,13±0,01 (%/ngày) sang ngày thứ 5 lại tăng lên 0,45±0,11(%/ngày). Quần thể phát triển không ổn định đã dẫn đến biến động tương đối lớn về tốc độ tăng trưởng.

Như vậy, có thể nhận định rằng quần thể luân trùng khi được cho ăn bằng bột đậu nành thì phát triển không ổn định bằng luân trùng khi cho ăn bằng men bánh mì. Tuy nhiên NT2 và NT3 mức bổ sung bột đậu nành 25 – 50% tốc độ tăng trưởng vẫn ổn

định và khác biệt không ý nghĩa so với nghiệm thức cho ăn bằng men bánh mì. Tốc độ

tăng trưởng tỷ lệ với hệ số trứng. Hệ số trứng càng cao số con non sinh ra càng nhiều mật độ tăng cao thì tốc độ tăng trưởng sẽ cao.

Từ kết quả của thí nghiệm cho thấy việc sử dụng thức ăn có thành phần chính là bột

đậu nành để thay thế men bánh mì cho luân trùng (nhằm hạ giá thành) cần được xem xét cân nhắc về năng suất và chất lượng luân trùng.

Năng suất luân trùng phụ thuộc nhiều vào chất lượng môi trường và chất lượng thức

ăn còn chất lượng luân trùng lại phụ thuộc hoàn toàn vào chất lượng thức ăn của chúng. Trong quá trình nuôi cần chú ý tránh thức ăn dư thừa, sự ô nhiễm do thức ăn là lý do chính làm cho quần thể luân trùng suy tàn. Theo kết quả thí nghiệm nếu nuôi luân trùng hoàn toàn bằng bột đậu nành thì năng suất không ổn định và nước mau dơ, luân trùng thu được có chất lượng kém, hệ số trứng trung bình thấp chỉ 7,9±3,8% (Bảng 4.2).

Chất lượng luân trùng được đánh giá qua hệ số trứng. Kết quả thí nghiệm hệ số trứng

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng thay thế men bánh mì bằng bột đậu nành trong nuôi luân trùng (Trang 26 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)