Hoạt động của các lĩnh vực thuộc ngành Nông nghiệp

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Phương hướng nhiệm vụ chính trong những năm tiếp theo của Vụ Hợp tác Quốc tế và một số giải pháp pdf (Trang 25 - 36)

1. Khái quát chung tình hình phát triển nông nghiệp

Theo Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 – 2010, mục tiêu tổng quát của nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn này là: Xây dựng một nền nông lâm nghiệp sản xuất hàng hóa quy mô lớn, hiện đại, hiệu quả và bền vững; có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến để đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Chiến lược cũng xác định: Việt Nam phải xây dựng nông thôn có cơ cấu kinh tế hợp lý, có quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại, mọi người có việc làm, thu nhập và đời sống nhân dân được nâng cao.

- Tốc độ tăng trưởng giá trị nông nghiệp: 4 – 4,5%/năm, GDP: 3,3 – 3,5% - Tốc độ tăng trưởng kinh tế nông thôn: 7,5 – 8%/năm

- Tỷ lệ che phủ của rừng: 43 – 44% trên diện tích tự nhiên

- Đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhân dân về các loại lương thực, thực phẩm; đặc biệt quan tâm đến đồng bào dân tộc ở các vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Phấn đấu sản lượng cây có hạt đạt 45 triệu tấn, trong đó lúa 39 triệu tấn, ngô 6 triệu tấn.

- Phát huy lợi thế so sánh đã tạo lập được, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu, tới năm 2010 kim ngạch xuất khẩu nông, lâm sản đạt 7 tỷ USD

- Tận dụng khả năng sẵn có, kết hợp áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ để phát triển các loại cây trồng, vật nuôi thay thế nhập khẩu, khai thác thị trường trong nước đối với các sản phẩm: bông, thuốc lá, ngô, đậu tương, nguyên liệu giấy, sữa… - Cơ cấu kinh tế nông thôn:

+ Nông nghiệp: 50%

+ Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ: 50% - Giá trị trên 1 ha đất nông nghiệp: 30 triệu đồng/năm - GDP bình quân đầu người nông thôn gấp 2 lần năm 2000 - Giảm tỷ lệ lao động trong nông nghiệp xuống còn 50%

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong những năm gần đây, sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trưởng tương đối cao, góp phần quan trọng vào nền kinh tế quốc dân và đảm bảo ổn định chính trị xã hội.

Giá trị sản xuất toàn ngành so với tổng thể nền kinh tế được thể hiện qua bảng sau: Năm Tổng sản phẩm trong nước (tỷ đồng) Ngành nông nghiệp (tỷ đồng) Tỷ trọng đóng góp (%) 2001 481295 111858 23.24 2002 535762 123383 23.03 2003 613443 138285 22.54 2004 715307 155992 21.81

2005 839211 175948 20.97 2006 974266 198798 20.40 2007 1143715 232586 20.34 2008 1477717 326505 22.10

Như vậy giá trị đóng góp của ngành Nông nghiệp vào nền kinh tế quốc dân có xu hướng năm sau cao hơn năm trước và tỷ lệ đóng góp luôn xấp xỉ ở mức 20%. Điều này cho thấy vai trò rất quan trọng của ngành nông nghiệp nước ta và đồng thời cũng cho thấy lĩnh vực này đã được Nhà nước quan tâm, chú trọng đầu tư phát triển để đạt được các thành tựu đáng kể.

2. Tình hình đầu tư phát triển Nông nghiệp

Cùng với quá trình phát triển đất nước trong những năm vừa qua, Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách nhằm thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư để phát triển Nông nghiệp. Tỷ trọng vốn đầu tư cho Nông nghiệp so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Năm

Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng)

Vốn đầu tư Nông nghiệp (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 2004 290927 22963 7.893 2005 343135 25749 7.504 2006 404712 30087 7.4342 2007 502093 36567 7.2829 2008 600876 45665 7.5997 Từ năm 2004 đến 2007, tỷ trọng vốn đầu tư cho Nông nghiệp có xu hướng giảm từ 7,8% xuống 7,2% nhưng đến năm 2008 tỷ trọng vốn đầu tư vào Nông nghiệp lại tăng lên và đạt mức 7,5%.

Cơ cấu vốn đầu tư huy động cho khu vực Nông nghiệp bình quân cũng được thống kê theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn:

- Từ tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước: 1,8% - Từ ODA: 4,4% - Từ khu vực DN, HTX trong nước: 43,7% - Từ khu vực hộ gia đình: 20,2% - Từ doanh nghiệp ĐTNN: 9,5%

3. Đánh giá những thành tựu và hạn chế trong huy động và sử dụng vốn đầu tư lĩnh vực Nông nghiệp theo các nguồn huy động

3.1. Vốn huy động từ ngân sách Nhà nước và tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước

Trong những năm qua, vốn Ngân sách và vốn tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước đã tập trung vào đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng, hỗ trợ hệ thống dịch vụ công và xây dựng thể chế trong Nông nghiệp.

Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vốn cho nông nghiệp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo mục tiêu mà Chính phủ đã đề ra. Mức đầu tư thời gian qua chưa tương xứng với vai trò của khu vực này. Mặt khác, việc sử dụng nguồn vốn này vẫn còn nhiều hạn chế vì liên quan đến các thủ tục hành chính, chính sách phức tạp và không thống nhất trong quá trình thực hiện.

3.2. Vốn huy động từ khu vực dân doanh

Nguồn vốn từ khu vực dân doanh (gồm nguồn vốn do các doanh nghiệp, hộ gia đình, các cá thể trong nền kinh tế đầu tư) ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết cho phát triển kinh tế nông nghiệp – nông thôn. Đây là nguồn đầu tư tiềm năng và có thể huy động tại chỗ và phụ thuộc vào khả năng tạo ra thu nhập và tích lũy của chính cơ sở kinh doanh, các hộ gia đình để tái đầu tư vào các hoạt động nông nghiệp. Trong cơ cấu vốn đầu tư, tỷ trọng của khu vực này chiếm hơn 60%. Đây là xu thế phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường.

Tuy nhiên, tiềm năng huy động vốn tại chỗ ở khu vực nông thôn hiện nay không lớn do khả năng tạo ra thu nhập và tiết kiệm của khu vực này còn hạn chế cả về số tuyệt đối cũng như tốc độ tăng hàng năm. Ở phần lớn các vùng nông thôn, nhất là các vùng khó khăn, mức thu nhập thấp hơn bình quân cả nước, khả năng huy động tiền nhàn rỗi cho đầu tư cho phát triển kinh tế rất thấp và rất khác nhau.

3.3. Nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)

Vốn đầu tư ODA Nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay có xu hướng giảm do nhiều nguyên nhân: tài trợ không hoàn lại giảm dần và tỷ lệ vốn viện trợ không hoàn lại giảm, tỷ lệ vốn vay ưu đãi tăng, thủ tục vay vốn ODA ngày càng chặt chẽ hơn dẫn đến mức cam kết cao song năng lực chuẩn bị đầu tư và thực hiện giải ngân hạn chế làm cho mức thực hiện ODA rất thấp

Phần lớn vốn từ nguồn ODA được đầu tư để phát triển kiết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, nguồn vốn dành cho phát triển nông nghiệp, nông thôn rất ít. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2003, khu vực Nông nghiệp thu hút được 123 triệu vốn ODA, phân bổ qua 16 chương trình, dự án. Trong đó, 33 triệu là vốn viện trợ không hoàn lại, 90 triệu là vốn vay của các tổ chức quốc tế (WB, ADB, WHO, UNICEF..) và các tổ chức song phương (JBIC, KFW, DFID…). Năm 2004, huy động được vốn ODA thực hiện qua gần 60 chương trình và dự án trong đó có khoảng 200 triệu là vốn viện trợ không hoàn lại.

3.4. Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Trong những năm vừa qua, khu vực đầu tư nước ngoài đã bổ sung một lượng vốn rất đáng kể vào tổng vốn đầu tư cho phát triển kinh tế. Riêng trong lĩnh vực nông nghiệp, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 6/2007, số dự án thu hút được là 758 dự án với số vốn là 3,78 tỷ USD, chiếm 10% tổng số dự án và 5,6% tổng giá trị vốn của cả nước. Vốn FDI thực hiện trong nông nghiệp, nông thôn là 1,9 tỷ.

Đầu tư vào nông nghiệp chủ yếu cho chế biến nông sản, thực phẩm 53,7% tổng số vốn, trồng rừng và chế biến lâm sản 24,7%, chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc 12,7%, trồng trọt 8,9%.

Quá trình thu hút và sử dụng FDI trong Nông nghiệp đã đạt được những thành tựu nhất định: đã bổ sung vốn cho nguồn thu ngân sách Nhà nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản, góp phần cải thiện công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tạo việc làm cho ngành.

Tuy nhiên, tỷ trọng đầu tư cho ngành nông nghiệp của các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam còn thấp và có xu hướng giảm, hiệu quả hoạt động của các dự án chưa cao, chưa phát huy đầy đủ tiềm năng của đất nước. Dự án phân bổ không đồng đều giữa các vùng miền, các quốc gia lớn chưa thực sự đầu tư vào nông nghiệp, thiếu tính đa dạng.

* Kết luận: Hoạt động đầu tư trong lĩnh vực Nông nghiệp thực tế đã đạt được những

thành tựu nhất định song vẫn tồn tại những hạn chế dẫn đến hiệu quả hoạt động đầu tư vẫn còn chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển Nông nghiệp của đất nước. Trên cơ sở phân tích, đánh giá các khía cạnh của hoạt động đầu tư trong Nông nghiệp cần đưa ra các giải pháp để tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong lĩnh vực quan trọng này, góp phần vào sự phát triển chung của cả nền kinh tế.

CHƯƠNG III. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ CHÍNH CỦA VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG NĂM 2010 VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN I. Phương hướng, nhiệm vụ chính của Vụ trong năm 2010

1. Bối cảnh hoạt động chung

Năm 2010 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, năm cả nước cùng phấn đấu chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, năm cuối thực hiện Nhiệm vụ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 – 2010 theo Nghị quyết 15-NQ/BCT.

Về cơ bản, năm 2009 nền kinh tế nói chung đã có những thành công nhất định tạo tiền đề tốt để phát triển trong năm 2010. Tuy vậy, năm 2010 cũng còn nhiều khó khăn thách thức tác động đến nền Kinh tế quốc dân nói chung và ngành Nông nghiệp nói riêng như: xu thế giá cả thị trường tiếp tục có những biến đông, tỷ lệ lạm phát cao sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng, ảnh hưởng đến mục tiêu xoá đói giảm nghèo và nâng cao đời sống của nhân dân. Để góp phần hoàn thành Kế hoạch phát triển kinh tế của cả nước và của ngành Nông nghiệp, Vụ Hợp tác Quốc tế đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2010.

2. Phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2010

2.1. Phương hướng, nhiệm vụ công tác chung

- Đẩy mạnh các quan hệ hợp tác với các nước châu Phi trên cơ sở các cam kết đã thoả thuận. Triển khai chương trình hành động hợp tác với Châu Phi, tăng cường hợp tác với các nước Mỹ La tinh. Phối hợp với các Sứ quán Việt Nam tại Châu Phi và các cơ quan liên quan của Bạn để cập nhật thêm số liệu và thông tin cũng như yêu cầu nhằm bổ sung thêm các chương trình hợp tác với Châu Phi.

- Tăng cường vai trò điều phối, hỗ trợ các Tổng cục mới thành lập thực hiện tốt nhiệm vụ hợp tác quốc tế đối với các lĩnh vực thuỷ sản, lâm nghiệp và thuỷ lợi. - Tổ chức thành công các Hội nghị, hội thảo quốc tế lớn: Hội nghị Bộ trưởng cúm gia cầm quốc tế tháng 4-2010, Hội thảo lúa gạo quốc tế và kỷ niệm 50 năm

thành lập IRRI tháng 11 năm 2010 và các hội nghị khu vực do Việt Nam làm chủ nhà.

- Tăng cường công tác điều phối, theo dõi, đánh giá các chương trình, dự án ODA. Đang thực hiện. Xây dựng, đàm phán các chương trình, dự án ODA mới theo hướng chương trình lớn.

- Xây dựng kế hoạch vận động Phi chính phủ nước ngoài của Ngành giai đoạn 2010 - 2015, thành lập Nhóm công tác Phi chính phủ của Vụ.

- Chuẩn bị các văn kiện ký kết cho các đoàn của Lãnh đạo Bộ đi thăm, tháp tùng các đoàn cấp cao và chuẩn bị đón các đoàn của các nước sang làm việc với Bộ Nông nghiệp và PTNT.

2.2. Phương hướng, nhiệm vụ quản lý hoạt động đầu tư

- Xây dựng chiến lược, quy hoạch đầu tư cho lĩnh vực Nông nghiệp

- Xác định các danh mục dự án cần đầu tư của ngành và của 7 vùng kinh tế trọng điểm

- Tiếp tục xây dựng các kế hoạch huy động vốn, kêu gọi vốn đầu tư cho phát triển Nông nghiệp từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt là từ các nhà đầu tư nước ngoài

- Hướng dẫn các nhà đầu tư muốn đầu tư vào Nông nghiệp lập các dự án tiền khả thi và khả thi

- Ban hành những văn bản quản lý thuộc ngành Nông nghiệp liên quan đến Đầu tư

- Lựa chọn đối tác, đàm phán ký kết hợp đồng vay vốn hoặc chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực Nông nghiệp

- Trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình hoạt động của các dự án đầu tư thuộc ngành

- Nghiên cứu, kiến nghị với cấp trên điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung những bất hợp lý trong cơ chế chính sách, quy định…nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và hiệu quả kinh tế xã hội của đầu tư.

II. Một số giải pháp để thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2010 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Các giải pháp chung để thực hiện nhiệm vụ kế hoạch của Vụ

1.1. Về công tác tổ chức

- Nghiên cứu để đổi mới và hoàn thiện hệ thống quản lý từ cấp cao đến các phòng ban của Vụ, thay đổi phương pháp quản lý, áp dụng công nghệ thông tin và sử dụng các phương tịên hiện đại nhằm đảm bảo hoạt động của Vụ đạt được hiệu quả cao, đáp ứng với yêu cầu hiện nay.

- Phân công chi tiết nhiệm vụ, nhất quán và đúng thế mạnh cho các bộ phận để tránh gây khó khăn, chồng chéo trong điều hành chỉ đạo quản lý nhưng vẫn phải đảm bảo mối liên hệ giữa các phòng ban đó để có thể tương trợ, giúp đỡ nhau trong công tác nghiệp vụ

1.2 . Về công tác cán bộ

- Nâng cao năng lực trình độ, kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và các chuyên viên trong Vụ thông qua các lớp tập huấn, trao đổi kiến thức; tạo điều kiện cho cán bộ được đi học tập và tu nghiệp ở nước ngoài.

1.3. Về đổi mới khoa học công nghệ

- Hiện nay, tại Vụ Hợp tác Quốc tế được trang bị khá đầy đủ máy móc thiết bị để phục vụ cho các hoạt động của Vụ. Gồm có: Máy tính nối mạng Internet, máy in, máy photo copy, điện thoại, máy fax, máy scan, các dụng cụ thiết bị văn phòng…Để nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn Vụ, cần đầu tư thêm nữa vào hệ thống máy móc thiết bị như: thay thế các máy tính cũ bằng các máy tính hiện đại, máy tính xách tay…

- Bên cạnh đó cần đầu tư các phần mềm hỗ trợ cho hoạt động của Vụ. Đặc biệt là các phần mềm phục vụ cho công tác quản lý của Vụ như: phầm mềm kế toán, phần mềm tính tổng dự toán…

2. Các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đầu tư

Để nâng cao hoạt động quản lý đầu tư, ngoài các biện pháp về quản lý hoạt động chung của Vụ như trên, cần bổ sung một số biện pháp sau:

- Tăng cường sự phối hợp quản lý đầu tư giữa các phòng ban trong Vụ để

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Phương hướng nhiệm vụ chính trong những năm tiếp theo của Vụ Hợp tác Quốc tế và một số giải pháp pdf (Trang 25 - 36)