1.4.2.1 Môi trường kinh tế
Hơn 30 năm tiến hành đổi mới kinh tế từ năm 1986, nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng: đầu tư trong và ngồi nước được khuyến khích; Tăng trưởng kinh tế hàng năm tương đối cao, năm 2015 đạt 6,5%; Cấu trúc hạ tầng phát triển mạnh mẽ; Lạm phát được kiềm chế. Vì vậy, đầu tư của Nhà nước cho các lĩnh vực kinh tế xã hội cũng như y tế tăng nhiều. Chi NSNN cho y tế hàng năm chiếm khoảng 3% GDP. Đây là nguồn kinh phí chủ yếu cho hoạt động của bệnh viện công.
Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, đời sống vật chất của đại đa số nhân dân được cải thiện so với thời kỳ trước đổi mới. Nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe tăng lên. Số lượt người đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh tăng vọt so với trước. Do đó, nguồn thu viện phí cũng tăng.
Mặt khác, mặc dù nền kinh tế tăng trưởng tương đối mạnh song do xuất phát điểm thấp lại chưa thực sự vững chắc, các lĩnh vực xã hội còn phải chi quá nhiều dẫn đến đầu tư cho ngành y tế còn chưa tương xứng mặc dù trong tổng đầu tư cho y tế thì đầu tư phục vụ khám chữa bệnh cho các bệnh viện vẫn chiếm tỷ trọng lớn.
1.4.2.2 Môi trường công nghệ
Ngày nay những tiến bộ nhanh chóng của khoa học cơng nghệ, đặc biệt là việc áp dụng công nghệ cao và hiện đại trong lĩnh vực khám chữa bệnh, chẩn đoán và điều trị đã mở ra cơ hội hiện đại hóa, phát triển bệnh viện cả về số lượng và chất lượng. Bệnh viện nào không chú ý hoặc khơng có khả năng áp dụng khoa học cơng nghệ thì chắc chắn sẽ trở nên lạc hậu, khó thu hút khách hàng.
Xét lâu dài thì đây cũng là một yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của bệnh viện trong cơ chế thị trường. Đối với quản lý tài chính bệnh viện cơng thì sự phát triển khoa học cơng nghệ nói chung, cơng nghệ trong y học nói riêng vừa tạo cơ hội để phát triển
bệnh viện, đồng thời cũng đặt ra những thách thức trong bối cảnh thu-chi sẽ ngày càng cao hơn, phức tạp hơn.
Rõ ràng là, việc áp dụng các tiến bộ trong lĩnh vực y học và hiện đại hố bệnh viện địi hỏi bệnh viện phải có nguồn tài chính đầu tư cho cả cơng nghệ “cứng” (mua sắm máy móc, trang thiết bị hiện đại) và cơng nghệ “mềm” (đào tạo bác sỹ, nhân viên kỹ thuật để sử dụng cơng nghệ hiện đại đó). Vì vậy, bệnh viện cần tranh thủ xã hội hố, đa dạng hố các nguồn thu trong khn khổ nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư ngày càng cao, tạo điều kiện nâng cao năng lực của bệnh viện.
1.4.2.3 Môi trường pháp lý
Mơi trường pháp lý là nhân tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với hoạt động của các đơn vị sự nghiệp nói chung và các bệnh viện cơng lập nói riêng. Mơi trường pháp lý của chế độ tài chính đối với các bệnh viện cơng lập là các văn bản pháp quy dưới hình thức luật, nghị định, thơng tư do Nhà nước ban hành quy định về quản lý nguồn kinh phí từ NSNN cấp, các nguồn thu được tạo ra trong q trình hoạt động của bệnh viện.
Tóm lại, các nhân tố khách quan cũng như các nhân tố chủ quan vừa có ảnh hưởng tích cực vừa có những hạn chế đến quản lý tài chính tại bệnh viện cơng.
Trên đây là những vấn đề cơ bản về quản lý tài chính trong bệnh viện cơng lập, theo đó tác giả đã làm rõ được lý do chọn đề tài, những nội dung liên quan đến quản lý tài chính trong bệnh viện công lập cùng với những nhân tố tác động đến quản lý tài chính trong bệnh viện cơng lập. Do đó, muốn có những giải pháp để tăng cường quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thì trước tiên phải hiểu rõ được thực trạng quản lý tài chính tại bệnh viện. Phần tiếp theo dưới đây sẽ đề cập đến thực trạng quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2014-2018 thông qua số liệu tác giả thống kê và điều tra, tổng hợp tại Bệnh viện.
1.5 Bài học kinh nghiệm về công tác quản lý tài chính tại bệnh viện cơng tuyến huyện