Tính toán sơ bộ chi phí xử lý

Một phần của tài liệu DO AN TOT NGHIEP XU LY NUOC THAI COD TU PHONG THI NGHIEM (Trang 33 - 38)

Kết quả thu được ở hai phương án thí nghiệm trên, cho thấy hiệu quả xử lý tốt nhất khi cho hoá chất khử Na2S kết hợp với NaOH. Do đó, nhóm đã chọn thí nghiệm xử lý nước thải bằng chất khử Na2S để tính chi phí xử lý nước thải COD phát sinh từ phòng thí nghiệm với đơn vị tính là VNĐ/1L nước thải được dự tính chi phí như bảng 4.7.

Bảng 4.8: Chi phí xử lý cho 1 L nước thải COD

Hóa chất Liều lượng hoá chất sử dụng (g) Đơn giá (VNĐ/Kg) Thành tiền (VNĐ) Na2S 102 70,000 7,140 NaOH 481.6 40,000 19,264 Tổng 26,404

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Sau gần 3 tháng thực hiện đề tài tốt nghiệp, dựa trên kết quả vận hành mô hình thí nghiệm xử lý nước thải COD, các kết luận được đưa ra khi thực hiện đề tài như sau:

- Kết quả thí nghiệm cho hiệu quả xử lý tốt nhất khi tiến hành thí nghiệm với hoá chất khử Na2S kết hợp với việc hiệu chỉnh pH bằng NaOH ở giá trị pH = 7,5 và lượng Na2S sử dụng là 5 mL. Kết quả nồng độ KLN sau xử lý đạt quy chuẩn cho phép theo QCVN 40:2011/BTNMT, cột A - quy định giá trị của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào các nguồn tiếp nhận là các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

- Không nên áp dụng xử lý chỉ bằng dung dịch NaOH vì cho hiệu quả xử lý chưa triệt để.

- Phân loại nước thải COD từ ban đầu, không trộn lẫn với các loại chất thải khác thì việc xử lý sẽ dễ dàng hơn.

- Đơn giá xử lý 1 lít nước thải COD bằng phương pháp điện phân là 26,404 VNĐ. Đây có thể được coi là chi phí cơ sở để tạo điều kiện quy hoạch việc quản lý chất thải phòng thí nghiệm của các đơn vị nghiên cứu trên địa bàn thành phố trong tương lai.

5.2. Kiến nghị

- Xử lý bằng 2 phương pháp trên mặc dù khử được thành phần các kim loại nặng trong nước thải COD. Tuy nhiên, chi phí để xử lý khá tốn kém nên việc áp dụng các biện pháp xử lý trên thiết nghĩ sẽ còn rất hạn chế.

- Vì kinh phí, thời gian thực hiện đề tài và kiến thức chuyên môn có hạn nên một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thí nghiệm không được thực hiện hoàn chỉnh. Trong tương lai, để nâng cao hiệu quả xử lý nước thải COD nói riêng và nước thải từ các phòng thí nghiệm nói chung thì cần sự giúp đỡ, hỗ trợ chi phí, đào tạo nghiên cứu từ các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong việc nghiên cứu cải tiến hơn nữa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Lê Huy Bá (2008). Độc học môi trường cơ bản, NXB đại học Quốc Gia TP.HCM.

[2] Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga (2001). Giáo trình công nghệ Xử lý nước thải, NXB khoa học và kĩ thuật Hà Nội.

[3] Trịnh Thị Thanh (2003). Độc học – Môi Trường và sức khỏe con người, NXB đại học Quốc Gia Hà Nội.

[4] Lê Quốc Tuấn, Cơ chế gây độc của một số kim loại nặng

[5] Lâm Minh Triết (2006). Kĩ thuật môi trường, NXB đại học Quốc Gia TP.HCM. [6] Chavalparita O and Ongwandeeb M (2007), "Removal of Heavy Metals from COD Analysis Wastewater With an Organic Precipitant”.

[7] Dallago, R. M., M. D. Luccio, et al. (2008), "Extraction and reocovery of silver and mercury from COD-Test residues using physico-chemical methods", Eng.sanit.ambient, 13(2), pp. 121-125.

[8] J. P. Gould, M. Y. Masingale, M. Miller (1984). Recovery of Silver and Mercury from COD Samples by Iron Cementation, PP: 280 – 286.

[9] Leong, S. T., S. Muttamara, et al. (2002), "Assessment of Treatment Alternatives for Laboratory COD Wastewater: a Practical Comparison with Emphasis on Cost and Performance", Environmental Monitoring and Assessment, 74(1), pp. 11-25. [10] Kristy J. Hendrickson, Mark M. Benjamin, John F. Ferguson, Lorna Goebel (1984). Removal of Silver and Mercury from Spent COD Test Solutions, PP: 468 – 473.

[11] Syed Aslam and Otis L. Walker (1982). Recycling of Mercury and Silver from COD Tests, PP: 1148-1151.

[12] http://www.jstor.org/stable/25042217. [13] http://www.jstor.org/stable/25042274. [14] http://www.jstor.org/stable/25041634.

PHỤ LỤC 1

PHỤ LỤC 2

BẢNG KẾT QUẢ PHÂN TÍCH

Một phần của tài liệu DO AN TOT NGHIEP XU LY NUOC THAI COD TU PHONG THI NGHIEM (Trang 33 - 38)