0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Kết quả theo dõi sự biến động của môi trường ao nuô

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN TỰ CHẾ VÀ THỨC ĂN CÔNG NGHIỆP LÊN HIỆU QUẢ NUÔI CÁ TRA (PANGASIUS HYPOPHTHALMUS) TRONG AO NUÔI THÂM CANH DOCX (Trang 27 -46 )

Kết quả phân tích các chỉ tiêu môi trường trong các ao thí nghiệm cho thấy, các chỉ tiêu pH, nhiệt độ và oxy giữa ao sử dụng TATC và ao sử dụng TACN khác biệt không đáng kể.

Bảng 4.1 Sự biến động pH, nhiệt độ và oxy của các ao nuôi

pH Nhiệt độ (0C) Oxy (ppm)

Tháng

Ao TATC Ao TACN Ao TATC Ao TACN Ao TATC Ao TACN

1 7,19 ± 0,37 7,13 ± 0,16 28,3 ± 0,03 29,0 ± 0,05 6,35 ± 0,33 6,12 ± 0,45 2 6,82 ± 0,20 6,82 ± 0,12 29,2 ± 0,03 28,8 ± 0,03 5,87 ± 0,85 6,22 ± 0,67 3 6,66 ± 0,11 6,71 ± 0,04 29,0 ± 0,00 29,5 ± 0,00 5,23 ± 0,23 6,19 ± 0,41 4 6,58 ± 0,08 6,61 ± 0,06 30,0 ± 0,00 29,8 ± 0,03 5,48 ± 0,26 4,71 ± 0,58 5 6,59 ± 0,14 6,62 ± 0,09 29,3 ± 0,03 29,7 ± 0,03 5,48 ± 0,51 5,31 ± 0,42 6 6,54 ± 0,01 6,56 ± 0,06 29,5 ± 0,05 29,3 ± 0,03 4,63 ± 0,44 5,16 ± 0,26 7 6,60 ± 0,10 6,55 ± 0,00 29,3 ± 0,04 29,0 ± 0,00 4,85 ± 0,09 5,31 ± 0,00 8 6,70 ± 0,00 29,5 ± 0,00 4,86 ± 0,00

Các ao sử dụng TATC pH giữa các tháng dao động trong khoảng 6,5 –7,19; nhiệt độ trung bình 28,3-300C; hàm lượng oxy nằm trong khoảng 4,63–6,35 ppm. Trong khi đó, ở các ao sử dụng TACN có pH, nhiệt độ và hàm lượng oxy lần lượt là 6,55–7,13; 28,8 - 29,80C; và 4,71–6,22 ppm.

Theo báo cáo của Trung tâm KHCN và kinh tế thủy sản - Bộ Thủy Sản (2005), trong ao nuôi cá tra thâm canh (mật độ thả từ 22-23 con/m2), pH dao động từ 6,7 - 7,6, nhiệt độ từ 28,7-30,80C, hàm lượng oxy 1,1-2,5 ppm. Theo kết quả nghiên cứu của Phan Thúc Ngân (2001) trên cá tra nuôi trong ao đất với mật độ thấp (6 con/m2) bằng TATC dạng nông hộ cho thấy, pH trung bình khoảng 6,78 - 6,85, nhiệt độ nước 28,4 - 29,20C, hàm lượng oxy trong nước 5,7 - 5,98 ppm. Sở dĩ kết quả hàm lượng oxi cao là do ao nuôi với mật độ thấp, ít thay nước nên tảo phát triển và quang hợp tạo oxy cho ao nuôi.

Trong thực tế sản xuất, đối với các ao nuôi thâm canh hàm lượng oxy thường rất thấp (nhỏ hơn 3 ppm). Tuy nhiên, trong kết quả phân tích môi trường của Lê Bảo Ngọc (2004) ở ao nuôi cá tra mật độ cao (khoảng 83 con/m2) cho kết quả cao hơn, pH dao động từ 6,95 - 8,00, nhiệt độ trung bình trong thời gian nghiên cứu là 30,50C, hàm lượng oxy khá cao và có sự biến động tương đối

lớn từ 2.97 - 12.26 ppm, theo tác giả oxy hòa tan trong ao nuôi bị ảnh hưởng bởi mức độ sử dụng oxy trong ao (hô hấp của cá và quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ) và mức độ thay nước cho ao. Bên cạnh đó, hàm lượng oxy còn tùy thuộc vào thời điểm khảo sát và vị trí khảo sát, thời gian đo của thí nghiệm đa số tiến hành vào lúc 8 - 9 giờ sáng, và đo ở gần bờ (cách bờ khoảng 3 m) nên hàm lượng oxy cao hơn các nghiên cứu khác ở cùng thời điểm. Theo M. Masser and et.al.(1992), hàm lượng oxy trong ao nuôi vào lúc 6 giờ sáng dao động trong khoảng 2,5 - 3 ppm.

Theo C.E.Boyd (1998), khoảng pH thích hợp trong ao nuôi từ 6 - 9, nhiệt độ trung bình 25 - 320C và hàm lượng oxi tối thiểu là 5 ppm, nghiên cứu của Lê Như Xuân (1994) cũng cho kết quả tương tự. Còn theo kết quả nghiên cứu của Michael Masser and et.al. (1992) trên cá da trơn cho thấy, khoảng pH tối ưu trong ao nuôi cá từ 6,5 - 8,5, khoảng nhiệt độ thích hợp là 27 - 290C, và hàm lượng oxy tối thiểu trong nước phải đạt 4,0 ppm.

Như vậy qua kết quả phân tích các chỉ tiêu môi trường trong các ao nuôi thí nghiệm chứng tỏ các chỉ tiêu pH và nhiệt độ nằm trong khoảng thích hợp cho sinh trưởng của cá tra. Riêng hàm lượng oxy trong các ao thí nghiệm thấp hơn so với các nghiên cứu trên. Trong thực tế sản xuất, các ao nuôi thí nghiệm do phải thay nước hàng ngày nên hàm lượng oxy do tảo quang hợp là không đáng kể, mặt khác hàm lượng oxy còn được sử dụng để phân hủy khối lượng đáng kể chất hữu cơ trong ao, do đó hàm lượng oxy trong nước thường thấp. Tuy nhiên do cá tra có khả năng chịu được điều kiện khác nghiệt, khi oxy thấp cá có thể lấy oxy qua cơ quan hô hấp phụ (bóng hơi) (Nguyễn Bạch Loan, 2000). Theo kết quả nghiên cứu của Dương Thúy Yên (2003), ngưỡng oxy dưới của cá tra là 1,88 ± 0,07 ppm, cho thấy kết quả nghiên cứu của thí nghiệm vẫn cao hơn so với giới hạn cho phép.

4.2 Đánh giá chất lượng của TATC

4.2.1 Thành phần nguyên liệu và tỷ lệ phối chế của TATC

Qua kết quả phân tích cho thấy, có ba nhóm nguyên liệu chính trong thành phần của TATC thí nghiệm.

+ Nhóm cung cấp đạm: khô dầu Braxin (bánh dầu đậu nành), bột cá, bột huyết, bột thịt.

+ Nhóm cung cấp năng lượng: tấm, cám.

+ Nhóm cung cấp muối khoáng và các acid amin thiết yếu.

Kết quả phân tích thành phần hóa học của các nguyên liệu trong công thức TATC cho thấy, chất lượng của nguyên liệu tương đương với thành phần hóa học ghi trên bao bì.

Bảng 4.2 Thành phần hoá học của nguyên liệu phối chế trong TATC Nguyên liệu Đạm (%) Béo (%) Khoáng (%) Độ khô (%) Bột cá Đà Nẵng 57,9 13,8 29,3 87,8 Khô dầu Braxin 45,0 8,39 7,55 97,1 Bột huyết 91,8 3,47 3,49 92,3 Bột thịt 46,0 11,2 36,2 94,0 Cám ly trích Calofic 15,5 3,61 10,3 89,6 Tấm 7,42 5,13 0,51 87,8

Trong nhóm cung cấp đạm bột huyết có hàm lượng đạm cao nhất (91,8%), khô dầu Braxin (bánh dầu đậu nành) do có nguồn gốc thực vật nên hàm lượng đạm thấp nhất (45%). Đối với nhóm nguyên liệu cung cấp năng lượng hàm lượng đạm phân tích thấp hơn, cám ly trích chiếm tỷ lệ 15,5% và tấm là 7,42%. Hàm lượng chất béo trong hai nhóm nguyên liệu có sự khác biệt đáng kể, ở nhóm cung cấp năng lượng hàm lượng chất béo phân tích thấp (tấm 5,13%, cám ly trích 3,61%), trong khi đó ở nhóm cung cấp đạm tỷ lệ hàm lượng chất béo cao hơn, cao nhất là bột cá (13,8%), khô dầu Braxin và bột huyết có tỷ lệ chất béo thấp nhất (lần lượt là 8,39% và 3,47%). Đối với nhóm cung cấp năng lượng, cám ly trích có tỷ lệ khoáng 10,3% trong khi ở tấm hầu như không có giá trị về cung cấp khoáng (tỷ lệ khoáng phân tích 0,51%). Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng của các nguyên liệu phối chế trong

TATC tương đương với các nghiên cứu của Trần Thị Thanh Hiền và ctv. (2004) và Trần Văn Nhì (2005).

Bảng 4.3 Công thức TATC sử dụng cho các ao nuôi Thức ăn giai đoạn một (cỡ cá 20-200 g) Thức ăn giai đoạn hai (cỡ cá 200 g trở lên) Thành phần

% Khối lượng khô % Khối lượng khô Bột cá (60% đạm) Bột huyết Bột thịt (50% đạm) Khô dầu Braxin Tấm Cám trích ly Calofic L- Lysine DL- Methionin Dicalcium phosphate18% Muối Việt Nam

Premix cho Pangasius Tổng cộng 5,00 2,00 3,00 34,5 20,6 32,9 0,10 0,12 1,00 0,46 0,30 100 6,00 3,00 3,00 26,0 17,0 43,4 0,05 0,2 1,00 0,35 - 100

Theo nguyên tắc phối chế thức ăn cho cá, việc sử dụng nhiều nguồn đạm khác nhau trong công thức thức ăn nhằm cung cấp đầy đủ các acid amin thiết yếu và để giảm giá thành thức ăn. Trong Bảng 4.3 cho thấy, TATC nghiên cứu được phối trộn từ nhiều nguồn đạm khác nhau (động vật và thực vật) nguồn đạm động vật (bột cá, bột huyết, bột thịt) chủ yếu bổ sung các acid amin thiết yếu (methionine, lysine,…), trong khi đó sử dụng nguồn đạm thực vật (bánh dầu đậu nành, cám, tấm) với mục đích hạ giá thành của thức ăn.

Theo Trần Thị Thanh Hiền và ctv. (2004), nhu cầu đạm của động vật thủy sản là 25-55%, do đó trong chế biến thức ăn thủy sản nguồn cung cấp đạm là yếu tố quan trọng đầu tiên. Trong công thức phối chế TATC của nghiên cứu, nguồn cung cấp đạm thực vật sử dụng là bánh dầu đậu nành (chiếm tỷ lệ 26- 34,5%). Nhiều nghiên cứu cho thấy đậu nành là nguồn đạm thực vật thay thế cho bột cá tốt nhất trong thức ăn cho động vật thủy sản, bột đậu nành có thể thay thế 60-80% bột cá trong khẩu phần thức ăn, đối với loài ăn thực vật như cá rô phi (O. niloticus) bột đậu nành có thể thay thế đến 100% (Trần Thị Thanh Hiền và ctv., 2004) .

Tuy nhiên, khi sử dụng các nguồn đạm thực vật thường gặp một số trở ngại như độ tiêu hóa thấp, không cân đối các loại acid amin, chứa các chất kháng dinh dưỡng và độc tố. Riêng đối với bột đậu nành chứa nhiều độc tố đặc biệt là chất ức chế men tiêu hoá đạm trypsin và chymotrypsin. Bột đậu nành thường thiếu methionin và cystin (Trần Thị Thanh Hiền và ctv., 2004).

Bột cá là nguồn nguyên liệu tốt nhất cho động vật thủy sản cung cấp nhiều loại acid amin thiết yếu, đồng thời trong thành phần chất béo của bột cá có nhiều acid béo cao phân tử không no (HUFA và PUFA) mà các nguồn nguyên liệu khác không cung cấp đủ. Bột cá có độ tiêu hoá cao (80 - 90%) và làm cho thức ăn có mùi hấp hẫn, tạo tính ngon miệng. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cho thấy trong bột cá có chứa chất kích thích sinh trưởng, do đó không thể thay thế bột cá hoàn toàn trong công thức thức ăn (Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2004). Mặc dù trong công thức TATC sử dụng bánh dầu đậu nành (chiếm tỉ lệ 34,5%), nhưng vẫn phải có bột cá trong thành phần với tỷ lệ 5-6% .

Bột huyết có hàm lượng đạm rất cao, tuy nhiên khả năng tiêu hoá của động vật thủy sản đối với bột huyết là rất thấp, mục đích chính của phối chế bột huyết trong thức ăn là nhằm cân đối acid amin thiết yếu, do bột huyết rất giàu lysine chiếm tỉ lệ 9-11% (Trần Thị Thanh Hiền và ctv., 2004). Do đó trong TATC nghiên cứu bột huyết chiếm tỷ lệ 2-3%.

Các nguyên liệu chủ yếu cung cấp năng lượng trong công thức TATC thí nghiệm từ cám ly trích Calofic và tấm (chiếm tỷ lệ phối chế lần lượt là 32,9% và 20,6% trong công thức thức ăn giai đoạn 1 và ở giai đoạn 2 là 43,4% và 17%).

Cám ly trích Calofic là cám đã được ly trích dầu, do đó sử dụng cám ly trích dầu trong thành phần thức ăn sẽ tốt hơn, tránh được hiện tượng ôi dầu và đồng thời bổ sung một phần đạm trong thức ăn (theo Trần Văn Nhì, 2005).

Tấm được đưa vào phối trộn trong công thức thức ăn thí nghiệm (chiếm tỷ lệ 20,6%) với mục đích làm chất kết dính và bổ sung năng lượng trong thức ăn. Theo kết quả điều tra của Trần Văn Nhì (2005) ở khu vực Long Xuyên, khoảng 50% số hộ nuôi sử dụng tấm như là chất liệu kết dính.

Trong phối chế thức ăn, hàm lượng các chất khoáng thường chiếm tỷ lệ thấp nhưng có vai trò rất quan trọng không thể thiếu trong thức ăn cho động vật thủy sản. Trong công thức TATC thí nghiệm sử dụng trong giai đoạn một của vụ nuôi có bổ sung các acid amin tổng hợp L-Lysine và DL-Methionine (đây là các loại acid amin cá không có khả năng tự tổng hợp) với tỷ lệ lần lượt 0,10% và 0,12%, nhưng trong thức ăn sử dụng cho giai đoạn hai tỷ lệ L- Lysine đã giảm (chỉ chiếm tỷ lệ 0,05%) do hàm lượng bột huyết trong công thức thức ăn đã tăng lên (3%). Tuy nhiên, do trong bột huyết và bột cá đã chứa sẵn một một lượng Lysine và Methionine tự do tương đối nên tỷ lệ bổ sung trong công thức là hợp lý.

Mặt khác các loại muối khoáng cần thiết cho sinh trưởng và phát triển của cá cũng được bổ sung trong công thức TATC của thí nghiệm như: Dicalcium

phosphate, khoáng premix,…(Bảng 4.3). Trong công thức phối chế của một loại TATC dạng nổi sử dụng cho cá trê ở Thái Lan, người ta đã bổ sung 5% Lysine và 1% Dicalcium phosphate (theo W. Jantrarotai and P. Jantrarotai, 1993).

4.2.2 Thành phần hóa học của TATC

Kết quả phân tích thành phần hóa học của TATC và TACN trong hai giai đoạn nuôi không có sự khác biệt đáng kể.

Bảng 4.4 Thành phần hóa học của TATC và TACN trong hai giai đoạn nuôi

TATC TACN

Các chỉ

tiêu Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 1 Giai đoạn 2

KL(*) khô KL tươi KL khô KL tươi KL khô KL tươi KL khô KL tươi

Đạm (%) 32,0 26,1 28,9 23,7 31,5 28,0 29,2 26,0 Béo (%) 6,89 5,61 7,25 5,94 3,37 3,00 6,74 6,00 Khoáng (%) 12,4 10,1 8,42 6,90 13,5 12,0 13,5 12,0 Ẩm độ (%) 18,6 18,6 18,1 18,1 11,0 11,0 11,0 11,0 Ghi chú: (*) KL: khối lượng

Hàm lượng đạm trong TATC tính theo trọng lượng tươi ở cả hai giai đoạn nuôi đều thấp hơn TACN, ở giai đoạn một hàm lượng đạm chiếm tỷ lệ 26,1%, giai đoạn hai là 23,7%, do độ ẩm của TATC (18,1-18,6%) cao hơn so với TACN (11%) điều này do thiết bị chế biến TATC chưa hoàn thiện (chưa có hệ thống sấy), nhưng nếu tính theo trọng lượng khô thì hàm lượng đạm ở cả hai giai đoạn của TATC tương đương với TACN (hàm lượng đạm 32% và 28,9%, còn ở TACN lần lượt là 31,5% và 29,2%). Bên cạnh đó, hàm lượng chất béo của TATC cao hơn TACN ở cả hai giai đoạn nhưng sự chênh lệch này không lớn. Trong thực tế, TATC thường được sử dụng ngay sau khi sản xuất nên những trở ngại trong bảo quản do ẩm độ cao không đáng kể. Tuy vậy, độ ẩm cao (tỷ lệ hao hụt của thức ăn cao) sẽ làm tăng hệ số thức ăn dẫn đến gia tăng chi phí thức ăn cho vụ nuôi.

Theo Trần Thị Thanh Hiền và ctv. (2004), thức ăn viên công nghiệp sử dụng cho cá tra có khối lượng 20-200 g hàm lượng đạm trong thức ăn chiếm tỷ lệ không nhỏ hơn 26%, hàm lượng béo có tỷ lệ 5% trở lên; cỡ cá từ 200 g trở lên có hàm lượng đạm chiếm tỷ lệ 18-22% và hàm lượng béo trong thức ăn 3-4% trở lên (Tiêu chuẩn ngành 28 TCN: 2004). Như vậy, hàm lượng đạm trong TATC nghiên cứu (tính theo trọng lượng tươi) phù hợp với tiêu chuẩn nêu trên, TATC sử dụng trong giai đoạn 1 có hàm lượng đạm 26,1%, chất béo

5,61%, TATC sử dụng trong giai đoạn 2 tỷ lệ đạm và chất béo lần lượt là 23,7% và 5,94%. Nhưng nếu tính trên trọng lượng vật chất khô, TATC có hàm lượng đạm (32% và 28,9%) cao hơn so với tiêu chuẩn của Bộ Thủy Sản đưa ra (29,2% và 24,7%). Điều này chứng tỏ chất lượng TATC nghiên cứu đạt yêu cầu và thành phần, tỷ lệ phối trộn các nguyên liệu trong công thức TATC là hợp lý. Nếu khắc phục được hạn chế ẩm độ cao (18,1-18,6%), chất lượng TATC không thua kém TACN đang được bán trên thị trường.

4.3 Tỷ lệ sống và sinh trưởng của cá 4.3.1 Tỷ lệ sống

Kết quả tính toán sau khi thu hoạch cho thấy tỷ lệ sống của cá tra nuôi trong ao sử dụng TATC (78,5%) cao hơn so với trong ao nuôi TACN (74,6%).

Bảng 4.5 Tỷ lệ sống của các ao nuôi TATC và TACN

Ao TATC Ao TACN Ao theo dõi 1 2 3 1 2 3 Số lượng cá thả (con) 351.420 710.147 253.126 514.315 495.881 200.000 Số cá còn lại (con) 290.695 526.634 198.905 343.408 344.820 143.056 Tỷ lệ sống (%) 82,7 74,2 78,6 66,8 69,5 71,5 Tỷ lệ sống TB (%) 78,5 ± 4,28 74,6 ± 7,11

Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu trên đối tượng cá tra nuôi trong ao đất của Lê Bảo Ngọc (2004), do mật độ thả quá cao (trung bình 83 con/m2), môi trường bị ô nhiễm (chứa nhiều mầm bệnh), cá có sức đề kháng yếu, dễ bị nhiễm bệnh nên tỷ lệ sống chỉđạt bình quân 75%.

Nhưng so với nghiên cứu của một số tác giả khác tỷ lệ này thấp hơn. Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm KHCN và kinh tế thủy sản - Bộ Thủy Sản (2005), tỷ lệ sống của cá tra nuôi trong ao đất đạt từ 88,9% - 90,1%, còn theo kết quả điều tra của Trần Văn Nhì (2005) trên cá tra nuôi bè, tỷ lệ sống cũng đạt từ 88,6 - 90,5%.

Do thời điểm đầu của vụ nuôi cá trong các ao theo dõi bị nhiễm bệnh mủ gan,

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN TỰ CHẾ VÀ THỨC ĂN CÔNG NGHIỆP LÊN HIỆU QUẢ NUÔI CÁ TRA (PANGASIUS HYPOPHTHALMUS) TRONG AO NUÔI THÂM CANH DOCX (Trang 27 -46 )

×