Khấu trừ, kê khai, hoàn thuế GTGT

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Thực trạng và giải pháp của việc thực hiện luật thuế GTGT tại Việt Nam docx (Trang 39 - 45)

b/ Kê khai thuế và nộp thuế GTGT

4.1.5. Khấu trừ, kê khai, hoàn thuế GTGT

Quan điểm hoàn thiện thuế GTGT đó là phải tôn trọng thuộc tính trung lập của thuế, tức hạn chế tối đa các quy định miễn giảm, khấu trừ bởi nó là nguyên nhân làm sói mòn mục tiêu cốt lõi của thuế.

Cơ sở pháp lý cho việc hoàn thuế GTGT chủ yếu được quy định tại điều 10 và 16 của Luật thuế GTGT. Việc hoàn thuế chỉ được thực hiên trong ba trường hợp đó là: hoàn thuế cho cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ nếu các cơ sở đó thoã mãn những điều kiện luật định. Hoàn thuế trong trường hợp quyết toán thuế khi các doanh nghiệp sát nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản có số thuế nộp thừa. Hoàn thuế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, tuy nhiên thực tế vẫn xảy ra trường hợp hoặc là các doanh nghiệp không mặn mà với việc hoàn thuế, hoặc là lợi dụng các quy định về hoàn thuế để chiếm đoạt tiền của ngân sách.

[Type text] Page 39

Thứ nhất, để giải toả mọi vướng mắc trong việc thi hành thông suốt việc khấu trừ và

hoàn thuế GTGT, cơ quan thuế các cấp phải công khai minh bạch mọi thủ tục hành chính thuế theo nguyên tắc đề cao quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm trong việc tự kê khai, nộp thuế và xác định số thuế GTGT được hoàn trả.

Thứ hai là phải xem xét lại thời gian hoàn thuế, đặc biệt là đối với các đối tượng có

hoạt động xuất khẩu nhưng số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ trong tháng nhỏ hơn 200 triệu đồng thì vẫn không được hoàn thuế theo tháng. Bởi theo quan điểm của các doanh nghiệp, thì thuế GTGT phát sinh dù nhỏ hay lớn cũng đều phải nộp theo tháng, nhưng việc hoàn thuế cho một số đối tượng lại theo quý…

Thứ ba là quy định về ngưỡng hoàn thuế theo tháng hay theo quý đối với doanh nghiệp là 200 triệu đồng dường như còn cứng nhắc bởi số tiền này có thể phù hợp với địa phương này nhưng không phù hợp với địa phương khác do đó cần xem xét lại, tuỳ theo đặc điểm của từng trường hợp mà có quy định thời hạn được hoàn thuế,...

Thứ tƣ là nên quy định việc hoàn thuế đối với khách du lịch quốc tế mua hàng hóa

của Việt Nam về nước, việc hoàn thuế này cần tiến hành đơn giản nhanh gọn như là khách quốc tế chỉ cần mang hóa đơn hàng hóa đến cơ quan thuế để được hoàn lại thuế GTGT.

Thứ năm là đối với những vướng mắc về hoàn thuế GTGT đối với dự án ODA vay

thì các chính sách nên sửa đổi theo hướng quy định không thực hiện hoàn thuế cho các nhà thầu chính thực hiện dự án ODA được ngân sách nhà nước cấp phát mà ngân sách nhà nước sẽ bố trí vốn đầy đủ để chủ dự án trả thuế cho các nhà thầu chính.

4.1.6. Vấn đề ƣu đãi thuế

Đối với các loại thuế gián thu thì thông thường không có các quy định về ưu đãi thuế, tuy nhiên trong luật thuế GTGT vẫn ban hành các trường hợp không chịu thuế, được miễn giảm thuế, đó là máy móc thiết bị nhập khẩu theo nguồn tài trợ nhân đạo cho các tổ chức và các nhân ở Việt Nam…trường hợp sử dụng nguồn tài trợ của nước ngoài để mua hàng trong nước dùng cho mục đích từ thiện thì được hoàn lại số thuế đầu vào. Vấn đề xuất hiện ở đây là nhiều tổ chức, doanh nghiệp đã lợi dụng hình thức tặng quà, tài trợ để trốn thuế bởi vậy cần có những biện pháp kiểm soát hiện trạng này như là: Ban hành các quy định về việc kiểm soát sau khi hàng hóa nhập khẩu hàng hóa có sử dụng đúng mục đích hay không? quản lý chặt chẽ các hội và tổ chức phi chính phủ ngay từ khi mới thành lập…

[Type text] Page 40

4.1.7. Chuẩn hóa các quy định pháp luật về thuế GTGT

Cần sửa đổi các nội dung sao cho phù hợp với các văn bản pháp luật khác.

Ngoài ra còn phải sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về thuế GTGT theo hướng minh bạch hóa. Tức là phải quy định lại một cách rõ ràng, dễ hiểu các văn bản pháp luật trước đây còn chưa có sự nhất quán, minh bạch và luật hóa những vấn đề đã được quy định trong các văn bản dưới luật để đảm bảo đúng nguyên tắc ban hành luật, đúng quy định của Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Điều này sẽ giúp cho các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của thuế GTGT hiểu và làm theo pháp luật.

4.2. Về cơ chế quản lý

4.2.1. Cơ chế tự khai – tự nộp

Tự khai, tự nộp là một phương thức quản lý thuế hiện đại, theo chỉ đạo của Chính phủ cơ chế này sẽ được áp dụng đại trà vào năm 2007. Đây là một cơ chế mới do đó ngay trong giai đoạn thực hiện thí điểm như hiện nay chúng ta cần có những biện pháp thích hợp để làm nền tảng cho nó.

Trƣớc hết là tính tự giác tuân thủ của doanh nghiệp, trong cơ chế này họ được tự tính

toán kê khai và nộp thuế, do đó nếu không tự giác và am hiểu các kiến thức về pháp luật thì không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Cần chú ý xem xét các trường hợp các doanh nghiệp kê khai hàng tháng có số thuế phải nộp âm nhưng doanh số bán ra rất lớn và lại không thấy lập hồ sơ xin hoàn thuế. Bởi đây rất có thể là các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh sai trái, sợ khi xin hoàn thuế sẽ bị cơ quan thuế xuống kiểm tra.

Tiếp theo, phải xây dựng được một hệ thống xử phạt nghiêm khắc và có hiệu quả để

ngăn chặn sự bất tuân của một số các doanh nghiệp.

Thứ ba là phải tổ chức bộ máy thanh tra đủ mạnh để kịp thời phát hiện những gian

lận của doanh nghiệp. Trước nay, công tác thanh tra của ta chưa dựa trên cơ sở nắm và phân tích đầy đủ các thông tin về đối tượng nộp thuế, do đó phần lớn chưa thanh tra đúng đối tượng, chưa xác định đúng phạm vi gian lận, chưa sử dụng được công nghệ tin học vào công tác này do đó thanh tra chưa có hiệu quả. Vì thế công tác thanh tra ngành thuế nói chung và thanh tra lĩnh vực thuế GTGT nói riêng cần được tăng cường, thời gian đầu chúng ta có thể

[Type text] Page 41

vẫn kiểm tra trên diện rộng, nhưng sau đó công tác này cần được tiến hành có trọng tâm trọng điểm…

4.2.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy, hoàn thiện công tác quản lý thuế

Muốn hoàn thiện thuế GTGT thì tổ chức bộ máy, công tác quản lý thuế cũng phải được hoàn thiện nhằm tạo môi trường cho thuế GTGT phát huy hết được các ưu điểm của mình.

Chiến lược cải cách thuế đến năm 2010 của ngành thuế bao gồm 8 chương trình lớn đó là : Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách thuế; Xây dựng luật quản lý thuế, triển khai thí điểm và mở rộng cơ chế quản lý "tự kê khai, tự nộp thuế" trên toàn quốc; Tăng cường tuyên truyền và hỗ trợ đối tượng nộp thuế; Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuế, thu hồi nợ thuế; Cải cách bộ máy quản lý thuế theo mô hình chức năng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thuế; Phát triển ứng dụng tin học hiệu quả vào công tác quản lý thuế; Từng bước hiện đại cơ sở vật chất kỹ thuật của cơ quan thuế.

Để thực hiện mục tiêu chung thì các mục tiêu riêng phải được thực hiện một cách hiệu quả.

Về việc xây dựng hệ thống chính sách thuế. Trước đây, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau mà việc hoạch định và xây dựng hệ thống chính sách thuế của nước ta còn chưa có sự đồng bộ, bởi vậy trong thời gian tới cần phải xem xét, sửa đổi các chính sách thuế sao cho có sự thống nhất giữa các văn bản pháp luật, tạo sự thông thóang, minh bạch và hiệu quả của hệ thống luật nước ta.

Xem trọng công tác tuyên truyền, giáo dục cho nguời nộp thuế thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và nhiều hình thức khác nhằm giúp họ hiểu biết đầy đủ các chính sách thuế, trách nhiệm pháp luật để nâng cao ý thức tự giác, chấp hành nghiêm chỉnh nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước. Khuyến khích và phát triển các dịch vụ tư vấn thuế...

Kiện toàn lại hệ thống quản lý thu thuế theo hướng cải cách hành chính, nâng cao quyền hạn và trách nhiệm của bộ máy quản lý thuế: Ban hành bổ sung một số nội dung về quản lý thuế trong các văn bản pháp luật như các biện pháp nghiệp vụ và quy trình quản lý thu thuế chỉ do cơ quan thuế ban hành và áp dụng nội bộ. Ban hành luật quản lý thuế để giảm hiện tượng các đối tượng nộp thuế tìm mọi cách để trốn lậu thuế, chây ỳ, ỷ lại vào cơ quan thuế trong việc tính thuế, tạo sơ hở cho cán bộ thuế có những hành vi không đúng…

[Type text] Page 42

Đội ngũ cán bộ thuế là nhân tố rất quan trọng trong ngành thuế, bởi vậy cần có sự sắp xếp lại đội ngũ cán bộ quản lý thu theo hướng tập trung vào các khâu công việc chính, đào tạo lại và tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu về quản lý thuế theo phương pháp hiện đại, trình độ ứng dụng thành thạo công nghệ tin học…Đặc biệt đối với công tác cán bộ phải xem trọng việc tuyển chọn đội ngũ làm công tác tổ chức nhân sự, bởi quyết định của đội ngũ này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ thuế. Đó phải là những người thực sự chí công, vô tư và có năng lực đánh giá nhân sự.

Sự phát triển của hệ thống thuế không thể tách rời quá trình hiện đại hóa, áp dụng công nghệ thông tin vào các quy trình quản lý. Đầu tư hệ thống máy tính sẽ giúp cho tốc độ sử lý công việc của ngành thuế nhanh hơn, chi phí quản lý cũng sẽ giảm đi rất nhiều.

4.2.3. Kiến nghị đối với các cơ quan cấp trên

Để thuế GTGT ngày càng được hoàn thiện hơn thì Nhà nước, Chính phủ – là những cơ quan quản lý cao nhất, cần phải có chiến lược cụ thể nhằm tác động vào các hoạt động của nền kinh tế xã hội, từ đó tạo ra môi trường tốt nhất cho các sắc thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng phát huy được các ưu điểm của mình.

Thứ nhất, về công tác quản lý. Từ khi Nhà nước chuyển việc quản lý bằng các chỉ

tiêu, mệnh lệnh sang quản lý thông qua các công cụ gián tiếp mà chủ yếu là thuế thì công tác quản lý đã trở nên linh hoạt hơn rất nhiều. Cơ chế là đúng đắn, tuy nhiên không phải lúc nào việc quản lý cũng thông suốt mà không gặp phải sai sót gì, một thực tế cho thấy là tình trạng xin-cho giữa các đơn vị cấp trên và cấp dưới vẫn còn tồn tại, một số cán bộ quản lý cấp trên chưa thực sự làm hết chức trách quản lý của mình cho nên đã để xảy ra nhiều thất thoát cho Nhà nước. Vấn đề được đặt ra ở đây là cần có sự quản lý chặt chẽ, phân định trách nhiệm rõ ràng nhằm tránh tình trạng khi sự việc xảy ra thì không ai chịu trách nhiệm.

Thứ hai, Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống luật pháp Việt Nam cho có sự thống nhất

cao giữa các bộ luật, điều này sẽ giúp cho Luật thuế GTGT có sự phù hợp với các sắc thuế khác, tránh được các vướng mắc khi giải quyết các vấn đề liên quan đến sắc thuế này.

Thứ ba, Nhà nước cần quan tâm chỉ đạo đến sự phát triển của hệ thống ngân hàng,

bởi nếu các ngân hàng phát triển đồng đều và vững mạnh thì sẽ tạo điều kiện cho công tác quản lý và thu thuế GTGT cũng như các thuế khác một cách thuận lợi và chính xác, tránh được thất thu thuế…

[Type text] Page 43

Ngoài ra, việc đầu tư cho các lớp đào tạo cán bộ thuế cũng rất nên được sự quan hơn, hiện nay chúng ta chưa có các trường đào tạo thuế riêng mà mới chỉ có các chuyên ngành nhỏ trong các trường đại học với thời luợng giảng dạy chưa nhiều do đó kiến thưc mà các sinh viên có được cũng chỉ là cơ bản nhất, điều này sẽ làm tốn một khoản chi phí lớn vì phải đào tạo lại khi họ vào làm thực tế…

Tóm lại để hoàn thiện thuế GTGT thì Nhà nước cần áp dụng rất nhiều biện pháp cả về chính sách lẫn phương diện quản lý. Các biện pháp này phải được kết hợp một cách đồng bộ chứ không thể tổ chức riêng lẻ.

[Type text] Page 44

PHẦN 5: KẾT LUẬN

Từ khi đất nước chuyển đổi cơ chế quản lí nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nước ta đã và đang giành được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả lĩnh vực, tạo cơ sở nền móng cho việc thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước. Trong đó, hệ thống thuế có sự đóng góp không nhỏ vào việc thực hiện cải cách, sửa đổi và hoàn thiện hệ thống chính sách thuế để sử dụng công cụ điều tiết này một cách hiệu quả.

Qua hơn 12 năm áp dụng và thực hiện, luật thuế GTGT đã từng bước khẳng định vai trò và chỗ đứng của một sắc thuế, tiến bộ, công bằng là công cụ điều tiết vĩ mô….Thuế GTGT cũng góp phần không nhỏ vào nguồn thu ngân sách của nhà nước từ thuế. Nó cũng là động lực cho các doanh nghiệp, các đơn vị tổ chức sản xuất có hiệu quả, tăng cường phát triển kinh tế nâng cao đời sống nhân dân. Bên cạnh việc thuế GTGT thể hiện những đặc tính ưu việt với những đặc điểm, tính chất, vai trò phù hợp với tình hình kinh tế ở nước ta thì vẫn còn tồn tại một số vấn đề bức xúc đặt ra trong quá trình triển khai thực hiện. Sự thiếu sót trong luật cũng như trong quản lý khiến những kẻ cơ hội bất chấp sự trừng phạt của pháp luật để tìm cách “lách luật” vi phạm pháp luật, mặc dù các cơ quan ban ngành đã nỗ lực giảm bớt tình trạng gian lận thuế GTGT, nhưng tình trạng gian lận thuế GTGT ở nước ta trong những năm qua không giảm thậm chí còn tăng với hình thức đa dạng hơn, thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn… Do đó nước ta cần có một bộ luật hoàn chỉnh hơn, một bộ máy quản lý làm việc có hiệu quả hơn để ngăn chặn tình trạng gian lận thuế GTGT trong xã hội hiện nay. Đây cũng là yêu cầu đòi hỏi của xã hội hiện nay để xây dựng một xã hội công bằng và văn minh.

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài tiểu luận này, nhóm chúng em đã phân tích, đánh giá những thành tựu cũng như khách quan trong việc vạch ra những thiếu sót trong việc thực hiện luật GTGT cũng như công tác quản lí. Trên cơ sở đó, nhóm chúng em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp và kiến nghị cho những tồn tại và thiếu sót trên. Tuy nhiên, đó chỉ là ý kiến của cá nhân nhóm nên không thế tránh khỏi những khiếm khuyết, sai sót nhất định nên nhóm chúng em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô và các bạn. xin chân thành cảm ơn !

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Thực trạng và giải pháp của việc thực hiện luật thuế GTGT tại Việt Nam docx (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)