Tốc độ tăng trưởng

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của oxy hoà tan lên tăng trưởng của cá tra giống (pangasianodon hypophthalmus) nuôi trong bể ở điều kiện ngoài trời. (Trang 26 - 34)

Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (DWG) sau 60 ngày thí nghiệm ở hai nghiệm thức 30% và 60% thì tương đương nhau và thấp hơn so với nghiệm thức 100%. Giống như DWG tốc độ tăng trưởng tương đối (SGR) sau 90 ngày thí nghiệm cũng tăng theo hàm lượng oxy hòa tan trong nước tương ứng với các nghiệm thức 30%, 60% và 100%. Sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Ở nghiệm thức 100% tốc độ tăng trưởng DWG là 1.20±0,17 g/ngày lớn hơn so với nghiệm thức 60% là 0.74±0,20 g/ngày và nghiệm thức 30% là 0,7±0,04 g/ngày. Tương ứng thì SGR là 2.99±0,16; 2.45±0,52 và 2.38±0,11%/ngày. Kết quả phản ánh đúng với thực tế là cá tra có khả năng sống trong môi trường có hàm lượng oxy hòa tan thấp (Hội nghề cá Việt Nam (VINAFIS), 2004). Khi nghiên cứu biến động các yếu tố môi trường trong ao nuôi cá tra thâm canh ở An Giang Huỳnh Trường Giang và ctv (2006) cho thấy kết quả hàm lượng oxy rất thấp trong ao nuôi cá khỏe là 0,44 – 15,9 mg/L và ao cá bệnh là 0,7 – 12,1 mg/L mà không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cá tra nuôi trong ao ngoài thực tế. Trong nghiên cứu này ở nghiệm thức có hàm lượng oxy thấp nhất là 2,36 mg/L lớn hơn nhiều lần so với điều kiện nuôi thực tế. Theo kết quả nghiên cứu của Dương Thúy Yên (2003) thì DO thích hợp cho nuôi cá tra ao là trên 2 ppm. Do vậy kết quả đạt đượclà phù hợp với tự nhiên và phù hợp với đặc điểm cấu tạo cơ thể cá tra.Theo kết quả nghiên cứu của Lê Hoàng Anh (2008) thì cá tra tăng trưởng tốt ở nghiệm thức 100% kế đến là nghiệm thức 60% và 30% nhưng sự khác biệt đó

càng thích ứng được với điều kiện sống và sự chênh lệch về DWG và SGR giữa các nghiệm thức là không lớn ở nghiệm thức 30% và 60% nhưng lại khác biệt so với nghiệm thức 100%. Tương ứng DWG là 0.24±0,07; 0,12±0,09 và 0,64±0,19 g/ngày và SGR là 1,10±0,08; 0,73±0,26 và 1,71±0,32 %/ngày. Điều này cũng đúng với quy luật tự nhiên là sinh vật không ngừng thay đổi, thích ứng với môi trường sống để tồn tại.

Bảng 4.3 Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối: DWG (g/ngày) và Tốc độ tăng trưởng tương đối: SGR (%) Nghiệm thức DWG 60 ngày (g/ngày) DWG 90 ngày (g/ngày ) SGR 60 ngày (%) SGR 90 ngày (% ) 30% 0,70±0,04a 0,24±0,07a 2,38±0,11a 1,10±0,08a 60% 0,74±0,2a 0,12±0,09a 2,45±0,52a 0,73±0,26a 100% 1,2±0,17b 0,64±0,19b 2,99±0,16b 1,71±0,32b

(Các số trong bảng thể hiện các giá trị trung bình và độ lệch chuẩn (SD), trong cùng một cột các chữ cái theo sau giá trị ±SDkhác nhau thì khác biệt có ý nghĩa ở mức( p>0,05))

4.2.3 Tỷ lệ sống (%) và Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR)

Như ta đã biết cá tra là đối tượng nuôi truyền thống của nông dân đồng bằng sông Cửu Long do cá tra có khả năng thích ứng với điều kiện sống khắc nghiệt. Kết quả nghiên cứu thể hiện rỏ điều đó thông qua tỷ lệ sống của các nghiệm thức sau 60 ngày nghiên cứu là cao, tương ứng với các nghiệm thức 30%, 60%, 100% là 91,6±5,85%; 91,5±12,56% và 96,93±1,91% (Bảng 4.3). Theo Dương Thúy Yên và Nguyễn Anh Tuấn (2006) tỷ lệ sống cá tra nuôi sau 12 tháng là 96,7±1,2% cao hơn tỷ lệ sống của cá basa trong cùng thí nghiệm là 76,0±15,8%. Tương tự như vậy khi thí nghiên cứu về ảnh hưởng của Aflatoxin B1 lên sự sinh trưởng và một số chỉ tiêu sinh lý của cá tra và cá basa Nguyễn Anh Tuấn và ctv

(2006) cho thấy tỷ lệ sống của cá tra dao động từ 83,3±20,8% đến 100%. Sau 90 ngày thí nghiệm thì tỉ lệ sống cao nhất là ở nghiệm thức 100% kế đến là nghiệm thức 60% và 30% tuy nhiên sự khác biệt là không có ý nghĩa. Cụ thể sau 90 ngày thí nghiệm thì tỉ lệ sống ở các nghiệm thức là: nghiệm thức 30% tỷ lệ sống là 96,6±4,58%; nghiệm thức 60% tỷ lệ sống là 95,1±7,81% và nghiệm thức 100% tỷ lệ sống 99,1±1,74%.

Lượng thức ăn cá sử dụng hàng ngày tăng dần theo các nghiêm thức 30%, 60%, 100% (Hình 4.8 a) kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của K.pichavan và

ctv (2000) là lượng thức ăn cá sử dụng hàng ngày tăng theo hàm lượng oxy hòa tan trong nước và khác biệt có ý nghĩa giữa nghiệm thức 7,2 mg/L so với hai nghiệm thức 3,5 mg/L và 5,0 mg/L. Tuy nhiên sự khác biệt là không có ý nghĩa

(p>0,05) và không thay đổi từ lúc tiến hành đến khi thí nghiệm kết thúc. Điều này cũng được chứng minh bằng kết quả thí nghiệm là khối lượng cá thu mẫu cuối đợt và tốc độ tăng trưởng g/ngày (DWG) cũng tăng từ nghiệm thức 30%, 60% và 100% (Hình 4.7).

Điều đáng quan tâm ở đây là hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR). Theo K.pichavan và ctv, (2000) thì FCR tương ứng cho các hàm lượng oxy 7,2 mg/L ; 3,5 mg/L và 5,0 mg/L là 0,9; 1,5và 3,2 đối với cá bơn sao. Trong thí nghiệm này FCR tương ứng các nghiệm thức 30% là 1,81±0,15; 60% là 1,78±0,1 và 100% là 1,7±0,15. Theo An Tran Duy và ctv (2008) thì hàm lượng oxy hoà tan trong nước không ảnh hưởng đến FCR của cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus).

Bảng 4.4 Tỷ lệ sống (%) và Hệ số thức ăn (FCR) Nghiệm thức Tỷ lệ sống 60 ngày(%) Tỷ lệ sống 90 ngày (%) FCR 60 ngày (%) FCR 90 ngày (%) 30% 91,6±5,85a 96,6±4.58a 1,81±0,15a 1,9±0,2a 60% 91,5±12,5a 95,1±7,81a 1,78±0,1a 1,86±0,7a 100% 96,93±1,9a 99,1±1,74a 1,7±0,5a 1,76±0,4a

(Các số trong bảng thể hiện các giá trị trung bình và độ lệch chuẩn (SD), trong cùng một cột các chữ cái theo sau giá trị ±SDgiống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa ở mức( p>0,05))

4.2.4 Tỷ lệ bóng khí trên khối lượng, tỷ lệ mang trên khối lượng và tỷ lệ tim trên khối lượng (%).

Dựa vào kết quả phân tích trong Bảng 4.4 cho ta thấy cả tỷ lệ bóng khí trên khối lượng và tỷ lệ mang trêng khối lượng cơ thể cá đều giảm dần theo các nghiệm thức 30%, 60% và 100%. Nguyên nhân là do ở nghiệm thức 30% thì hàm lượng oxy hòa tan trong nước thấp (2,69±0,24 mg/L) so với hai nghiệm thức còn lại là 60% (4,92±0,28 mg/L) và 100% (7,13±0,53 mg/L). Vì thế để thích nghi với điều kiện sống cơ thể cá phải thay đổi cho phù hợp, cụ thể là gia tăng thể tích bóng khí và mang để dễ dàng nhận oxy. Có lẽ cũng chính vì những thay đổi như vậy

mà cá tra có khả năng sống trong điều kiện môi trường thiếu oxy hòa tan mà không ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng. Tỷ lệ bóng khí trên khối lượng cơ thể thấp nhất ở nghiệm thức 100% là 1,06±0,19% và cao nhất ở nghiệm thức 30% là 1,16±0,51% còn ở nghiệm thức 60% là 1,09±0,17%. Sự khác biệt đó là không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Tương tự như tỷ lệ bóng khí thì tỷ lệ mang trên khối lượng cơ thể ở các nghiệm thức 30%, 60% và 100% tương ứng là 3,70±0,77%; 3,47±0,44% và 3,37±0,40%. Mang cá dùng để hô hấp hay chính đây là nơi khí O2 và CO2 được cá nhận vào và thải ra. Trong điều kiên sống có hàm lượng oxy hòa tan đầy đủ thì mang cá phát triển bình thường, ngược lại trong môi trường sống có hàm lượng oxy tan thấp để thích nghi và tồn tại cơ thể cá cần thay đổi theo hướng có lợi cụ thể ở đây là thể tích mang cá phát triển hơn để đảm bảo đủ thể tích trao đổi khí. Sự thay đổi đó là khác biệt không có ý nghĩa ở các nghiêm thức tuy nhiên sự thay đổi đó đủ để cá phát triển bình thường mà không ảnh hưởng đến sự phát triển của cá. Tương tự tỷ lệ tim trên khối lượng cũng vậy.

Bảng 4.5 Tỷ lệ bóng khí (%) tỷ lệ mang và tỷ lệ tim trên khối lượng (%)

Nghiệm thức Tỷ lệ bóng khí (%) Tỷ lệ mang (%) Tỷ lệ tim (%) 30% 1,16±0,51a 3,70±0,77a 0,13±0,05 a 60% 1,09±0,26a 3,47±0,44a 0,11±0,02 a 100% 1,06±0,19a 3,37±0,40a 0.10±0,01 a

(Các số trong bảng thể hiện các giá trị trung bình và độ lệch chuẩn (SD), trong cùng một cột các chữ cái theo sau giá trị ±SDgiống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa ở mức( p<0,05))

4.3 Các chỉ tiêu huyết học

Hàm lượng oxy hoà tan trong nước khác nhau không ảnh hưởng nhiều đến các chỉ tiêu huyết học của cá. Số lượng tế bào hồng cầu của cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) khối lượng 21g/con trước khi thí nghiệm số lượng hồng cầu là 1,878±0,269 triệu tế bào/mm3 so với 1,852±0,069 triệu tế bào/mm3 (3,0mg/l) và 1,831±0,140 triệu tế bào/mm3 (5,6mg/l) (An Tran Duy và ctv, 2008). Theo Đỗ Thị Thanh Hương (1997) thì một trong những nguyên nhân có thể gây nên sự biến động số lượng hồng cầu là điều kiện sinh lý cơ thể bị thay đổi. Trong thí nghiệm này thì hàm lượng oxy hoà tan trong nước thay đổi

quan hô hấp phụ nên khi hàm lượng oxy trong nước không đủ thì cá vẫn hoạt động bình thường nhờ cơ quan hô hấp khí trời. Tương tự các chỉ tiêu huyết học còn lại như hemoglobin, hematocrit, số lượng bạch cầu của cá tra trong thí nghiệm này khác biệt không có ý nghĩa giữa các nghiệm thức.

Bảng 4.6.

Chỉ tiêu huyết học Lần thu

mẫu 30% 60% 100% Số lượng huyết sắc tố (mmol/l) 60 ngày 6,31±0,81ab 5,71±0,62a 6,82±0,24b 90 ngày 5,63±0,46a 5,90±0,48a 5,95±0,44a Số lượng hồng cầu (10^6/mm3) 60 ngày 1,81±0,32a 2,12±0,34a 2,24±0,31a 90 ngày 1,91±0,41a 2,01±0,31a 1,72±0,42a Tỉ lệ huyết cầu(%) 60 ngày 38,5±3,07a 37,9±2,16a 35,9±1,19a 90 ngày 36,3±1,12a 35,5±3,8a 36,3±1,7a MCV (micron3) 60 ngày 232,2±45,4a 201,9±44,2a 189,9±43,5a 90 ngày 224,4±57,3a 193,1±35,0a 245,8±64,9a MCH (micro gam) 60 ngày 62,1±17,2a 48,4±9,61a 57,1±12,1a 90 ngày 53,9±13,1a 51,4±7,77a 64,9±19,0a MCHC (%) 60 ngày 26.6±2.8 a 24.3±1.71a 30.4±0.74a 90 ngày 25.0±1.63 a 26.9±0.82a 26.7±2.39a Số lượng bạch cầu (10^3/mm3) 60 ngày 4.56±1.96a 6.47±4.72a 5.68±3.21a 90 ngày 4.87±3.9a 4.47±3.43a 3.69±1.71a

(Các số trong bảng thể hiện các giá trị trung bình và độ lệch chuẩn (SD), trong cùng một hàng các chữ

Chương 5

KT LUN VÀ ĐỀ XUT 5.1 Kết luận

Hàm lượng oxy hoà tan trong nước (2,4 – 8,5 mg/L) không ảnh hưởng nhiều đến tốc độ tăng trưởng, hệ số chuyển hóa thức ăn và một số chỉ tiêu huyết học của cá tra (Pangasianodon hypopthalmus) giống nuôi trong bể.

Tốc độ tăng trưởng của cá tra ở nghiệm thức có hàm lượng oxy 100% bão hòa cao hơn ở hai nghiệm thức 30%, 60% bão hoà và sự khác biệt này là có ý nghĩa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(p>0,05).

Cá tra có khả năng sống trong môi trường có hàm lượng oxy hoà tan trong nước thấp (30% oxy bão hòa).

5.2 Đề xuất

Thử nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của oxy hòa tan lên sự tăng trưởng của cá tra khi được nuôi trong nước mặn.

Nghiên cứu ảnh hưởng của các hàm lượng oxy hoà tan khác nhau với các cỡ cá khác nhau lên sự tăng trưởng của cá tra.

TÀI LIU THAM KHO

1. A Foss, T H Evensen, V Qiestad. (2002) Effects of hypoxia and hyperoxia on growth and food conversion efficiency in the spotted wolffish Anarhichas minor (Olafsen).

2. Aquaculture Research 33 (6), 437–444.

3. Bộ Thủy Sản, 2003. Tiêu chuẩn ngành Thủy Sản Việt Nam – tập II. Nhà xuất bản Nông nghiệp

4. Bộ Thủy Sản, 2004. Tiêu chuẩn ngành Thủy Sản Việt Nam – tập II. Nhà xuất bản Nông nghiệp

5. Dương Thúy Yên và Nguyễn Anh Tuấn. Sinh trưởng và tỉ lệ phi lê của con lai giữa cá Tra (Pangasius hypophthalmus) và Basa (P. bocourti). Tạp chí nghiên cứu khoa học 2006: 262 – 267. Đại học Cần Thơ

6. Dương Thúy Yên, 2003. Khảo Sát một số tính trang, hình thái, sinh trưởng và sinh lí của Cá basa (P. bocourti), cá tra (P. hypophthalmus) và con lai của chúng. Luận văn thạc sĩ. Khoa Thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ

7. Đỗ Thị Thanh Hương, Trần Thị thanh Hiền. (2000). Bài giảng sinh lý động vật thuỷ sinh. Khoa Thuỷ Sản. Đại học Cần Thơ

7. Đỗ Thi Thanh Hương, 1997. Ảnh hưởng của Basudin 40EC lên sự thay đỗi chỉ tiêu sinh lý và huyết học cá Chép (Cyprinus carpio Linnaeus), Rô Phi (Oreochromis niloticus Linnaeus) và mè Vinh (Puntius gonionotus Bleeker). Luận văn thạc sĩ. Đại học Nha Trang

8. Hội nghề cá Việt Nam. Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá tra, cá ba sa đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. 2004. Nhà xuất bản nông nghiệp

9. Hội nghề cá Việt Nam. Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá tra, cá ba sa đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. 2004. Nhà xuất bản nông nghiệp

10. Huỳnh Trường Giang, Vũ Ngọc Út và Nguyễn Thanh Phương. 2008. Biến động các yếu tố môi trường trong ao nuôi cá tra thâm canh ở An Giang. Tạp chí Thủy Sản Đại học Cần Thơ.(1): 1 - 9

11. Jeannine P.L .R, Anne.L, Nicolas.L.B, Annick.L.R, Karine.P, Loic.Q. 2003. Effects of repeated hypoxic shock on growth and metablism of turbot juveniles. 12. K. pichavan, J. person – Le – Ruyet, N. Le Bayona, A. Sévère, A. le Roux, L Quéméner, V. Maxime, G. Nonnotte và G Boeuf. 2000. Effects of hypoxia in growth and metabolism of juvenile turbot. Aquaculture Augst 2000; 188 (1-2): 103 - 114

consumption and excretion of carbon dioxdie and nitrogen in post – smolt Atlantic salmon (salmo salarL). Blackwell Science Ltd. Aquaculture Reasearch.27

14. Lê Bảo Lê Bảo Ngọc, 2004. Đánh giá chất lượng môi trường ao nuôi cá tra (P. hypophthalmus) thâm canh ở xã Tân Lộc Huyện Thốt Nốt thành phố Cần Thơ. Luận văn thạc sĩ. Khoa Thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ.

15. Nguyễn Văn Thường. 2008. Tổng qua dẫn liệu về định loại cá tra Pangasianodon hypophthalmus phân bố ở vùng hạ lưu sông Mê Kông. Tạp chí Thủy Sản Đại học Cần Thơ. (1): 82 – 90

16. Nguyễn Anh Tuấn, Trương Quốc Phú và Dương Thúy Yên. Ảnh hưởng của Aflatoxin B1 lên sự sinh trưởng và một số chỉ tiêu sinh lý của cá tra và cá basa. Tạp chí khoa học 2006: 31 – 41. Đại học Cần Thơ

17. Trần Thị Bé. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên mức độ và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus). 2006. Luân văn tốt nghiệp ngành thuỷ sản

18. Trần Thị Thanh Hiền. 2004. Giáo trình dinh dưỡng và thức ăn thuỷ sản. Khoa Thủy Sản. trường Đại họ Cần Thơ

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của oxy hoà tan lên tăng trưởng của cá tra giống (pangasianodon hypophthalmus) nuôi trong bể ở điều kiện ngoài trời. (Trang 26 - 34)