Một số điểm giống và khác nhau giữa chế độ kế toán Việt Nam và các nước

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán trích lập dự phòng trong các doanh nghiệp việt nam (Trang 26 - 33)

và các nước trên thế giới về dự phòng .

- Giữa chế độ kế toán trích lập dự phòng của Việt Nam và các nước trên thế giới có một số điểm giống nhau do cũng dựa vào thông lệ và hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế. Trước hết là những quy định chung khi lập dự phòng, đó là phải có sự không chắc chắn về các khoản phải thu hay có sự giảm giá về mặt giá trị của tài sản. Các khoản dự phòng được ghi nhận vào chi phí và làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

- Tuy nhiên, xuất phát từ những đặc thù riêng của mình mà mỗi quốc gia lại có những quy định cụ thể khác nhau về trích lập các khoản dự phòng. Do đó giữa chế độ kế toán Việt Nam và chế độ kế toán Pháp cũng có những điểm khác biệt. Thứ nhất là về số lượng các khoản lập dự phòng. Chế độ kế toán Pháp có thêm khoản dự phòng giảm giá tài sản bất động và dự phòng rủi ro và chi phí. Đây là hai khoản dự phòng giúp doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp khi xảy ra thiệt hại.

- Tài sản bất động là những tài sản có giá trị lớn, vì vậy khi bị giảm giá thì sẽ giảm rất mạnh và nó ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp. Còn những rủi ro khác xảy ra trong quá trình kinh doanh như bị phạt về thuế, sửa chữa lớn tài sản vì những nguyên nhân bất thường... là tất yếu không thể tránh khỏi trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp. Việc lập các khoản dự phòng này sẽ giúp cho các doanh nghiệp lành mạnh hiểu thêm tình hình tài chính của mình. Đây là 2 khoản dự phòng mà chế độ kế toán Việt Nam không quy định. Khi rủi ro xảy ra thì kế toán hạch toán vào chi phí bất thường. Về bản chất cả hai phương pháp hạch toán này đều làm tăng chi phí và do đó làm giảm lợi tức của doanh nghiệp. Nhưng nếu kế toán hạch toán vào các tài khoản dự phòng thì khi rủi ro xảy ra doanh nghiệp sẽ có nguồn tài chính để bù đắp kịp thời, còn nếu kế toán hạch

khó khăn trong việc tìm nguồn tài chính để bù đắp, nhất là khi khoản chi phí này tương đối lớn.

- Đối với các khoản nợ của khách hàng, trước khi lập dự phòng, các doanh nghiệp Pháp tiến hành phân loại khách hàng thành khách hàng bình thường và khách hàng khó đòi. Điều đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp theo dõi tốt tình hình thanh toán của khách hàng do có sự phân loại rõ ràng.Trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam lại tổng hợp số nợ khó đòi của tất cả các khách hàng mà không có sự theo dõi chi tiết. Do đó rất khó xác định đâu là khách hàng khó đòi để có biện pháp xử lý thích hợp. Ngoài ra, giữa chế độ kế toán của Việt Nam và chế độ kế toán của thế giới về dự phòng cũng có sự khác biệt về khoản mục thuế. Ví dụ ở Pháp, khi xảy ra rủi ro do hàng tồn kho bị giảm giá hoặc nợ không đòi được, doanh nghiệp được giảm VAT phải nộp trên số bị mất đó, còn ở Việt Nam, doanh nghiệp vẫn phải gánh chịu phần VAT trên số bị mất đó, tức là phải gánh chịu thêm một phần chi phí về thuế.

- Trên đây là một số điểm giống và khác nhau giữa chế độ kế toán của Việt Nam và chế độ kế toán của thế giới về dự phòng. Như vậy có thể thấy rằng mặc dù cùng dựa trên những chuẩn mực và thông lệ kế toán quốc tế, nhưng chế độ kế toán của mỗi quốc gia vẫn có sự khác biệt do đặc điểm riêng của từng nước.

2.3 Một số điểm giống, khác nhau giữa lập dự phòng mới và lập dự phòng cũ

2.3.1. Điểm giống nhau:

- Cả 2 lập dự phòng đều nhằm tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp Việt Nam giúp doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, nhằm bảo toàn vốn kinh doanh; đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị vật tư hàng hoá tồn kho, các khoản đầu tư tài

chính không cao hơn giá cả trên thị trường và giá trị của các khoản nợ phải thu không cao hơn giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập báo cáo tài chính.Thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là thời điểm cuối kế toán năm.Trường hợp doanh nghiệp được Bộ Tài chính chấp thuận áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch (bắt đầu từ ngày1 /1 và kết thúc 31/12 hàng năm) thì thời điểm lập dự phòng là ngày cuối cùng của năm tài chính.

- Riêng đối với doanh nghiệp niêm yết phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ thì được trích lập và hoàn nhập dự phòng cả thời điểm lập báo cáo tài chính giữa niên độ.

- Doanh nghiệp phải lập hội đồng để thẩm định mức trích lập các khoản dự phòng và xử lý tổn thất thực tế của vật tư hàng hoá tồn kho, các khoản đầu tư tài chính , các khoản nợ không có khả năng thu hồi theo qui định tại Thông tư này và văn bản pháp luật khác có liên quan.Thành phần hội đồng gồm: Giám đốc, Kế toán trưởng, các phòng có liên quan và một số chuyên gia nếu cần. Giám đốc doanh nghiệp quyết định thành lập hội đồng.

2.3.2 Điểm khác nhau:

- Lập dự phòng mới theo Thông tư 228/2009 cũng có một số điểm khác so với lập dự phòng cũ:

• Dự phòng giảm giá hàng tồn kho:

- Đối với xử lý dự phòng: Trong thông tư mới, nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch và ghi giảm giá vốn hàng bán (Nợ TK 159, Có TK 632), thay vì hoàn nhập phần chênh lệch vào thu nhập khác ở lập dự phòng cũ (Nợ TK 159, Có TK 711).

• Dự phòng nợ phải thu khó đòi:

+ Sửa đổi: 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm so với mức trích lập cũ là từ trên 3 tháng đến dưới 1 năm. + Bổ sung: trong thông tư 13t/2006/TT-BTC thì những khoản nợ quá hạn từ 3 năm trở lên coi như nợ không có khả năng thu hồi sẽ được xem xét để xử lý tài chính theo quy định thì ở mức lập dự phòng mới doanh nghiêp có thể trích lập dự phòng 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu trên 3 năm.

- Đối với xử lý khoản dự phòng:

+ Sửa đổi: Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp ( Nợ TK 139, Có TK 642). Thay vì hoàn nhập phần chênh lệch vào thu nhập khác như ở mức lập dự phòng cũ (Nợ TK 139, Có TK 711).

- Đối với xử lý tài chính các khoản nợ không có khả năng thu hồi: Các khoản nợ phải thu sau khi đã có quyết định xử lý, doanh nghiệp phải theo dõi riêng trên sổ kế toán và phản ánh ngoại bảng cân đối kế toán trong thời hạn tối thiểu là 10 năm, tối đa là 15 năm và tiếp tục có các biện pháp để thu hồi nợ. So với lập dự phòng cũ thì thời gian trên là tối thiểu 5 năm.

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH VÀ KẾ TOÁN TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM .

- Qua những nhận xét, phân tích trên đây có thể thấy rằng mặc dù là phù hợp với hệ thống chuẩn mực và thông lệ kế toán quốc tế nhưng chế độ kế toán Việt Nam vẫn cần phải tiếp tục được bổ sung hoàn thiện để ngày càng thích hợp với thực tế. Vì vậy, chúng em xin đưa ra một số ý kiến đề xuất để hoàn thiện hơn chế độ tài chính và kế toán trích lập dự phòng trong các doanh nghiệp Việt Nam.

- Trước hết là về số lượng các khoản dư phòng. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nghiệp nào cũng có những tài sản cố định có giá trị lớn . Một khi xảy ra giảm giá tài sản cố định trên thị trường thì giá bị giảm sẽ rất lớn . Vì vậy điều này ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp. Hơn nữa trong khi tiến hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp không thể tránh khỏi những rủi ro như bị phạt về tài chính hay tài sản cố định hỏng hóc bất thường. Do đó, doanh nghiệp nên tiến hành bổ sung các khoản dự phòng giảm giá tài sản cố định và dự phòng rủi ro để khi những điều này xảy ra thì doanh nghiệp có nguồn tài chính bù đắp kịp thời, tránh để doanh nghiệp lâm vào tình trạng không có nguồn để bù đắp cho những khoản phí tổn trên .

- Thứ hai là việc phân loại khách hàng và chi tiết dự phòng theo khách hàng. Điều này tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng theo dõi và phản ánh kịp thời những biến động về khả năng thanh toán của khách hàng để giúp doanh nghiệp chủ động tìm ra đươc những giải pháp để khắc phục kịp thời

- Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần chú ý đến các biện pháp chung trong công tác kế toán như :tăng cường trình độ của kế toán viên cũng như việc căn cứ vào các tài liệu đáng tin cây nhăm đưa ra các ước tính mức dự phòng phải thu khó đòi trong một số trường hợp đặc biệt một cách chính xác. Trong thực tế hoạt động của cac doanh nghiệp đôi khi các khoản phải thu của khách hàng đã quá hạn nhưng không có nghĩa là có nguy cơ cao trở thành nợ khó đòi cũng như có nguy cơ cao bị mất nợ mà có thể do đặc điểm kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp, mối quan hệ với khách hàng.Có khi trong hợp đồng kinh tế qui định thời gian trả nợ là 3 tháng nhưng do là khách hàng thường xuyên lại mua hàng với số lượng lớn và liên tục… nên nhiều khi thời hạn trả các khoản nợ có thể lên tới một năm, nhưng nếu cứ áp dụng qui định một cách cứng nhắc thì mức lập dự phòng sẽ lớn đồng nghĩa với việc chi phí hoạt động trong kì sẽ cao dẫn đến giảm lợi nhuận cũng như các báo cáo tài chính phản ánh sẽ không được chính xác dẫn đến việc cung cấp thông tin về tình hình doanh nghiệp có sự sai lệch.

- Bên cạnh đó kế toán cần theo dõi sát các khoản phải thu trên các tài khoản chi tiết nhằm phân loại chính xác cũng như có biện pháp trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi kịp thời từ đó chủ động hơn trong việc có khoản dự phòng bù đắp những thiệt hại khi không thu hồi được các khoản công nợ.

KẾT LUẬN

- Hiện nay chúng ta vẫn đang ở trong quá trình xây dựng và đổi mới để ngày càng hoàn thiện hơn chế độ kế toán. trong đó vấn đề lập dự phòng hiện vẫn còn đang có nhiều tranh cãi nhằm tìm ra một chuẩn mực thích hợp. Quá trình đó đòi hỏi phải có thời gian đồng thời cũng đòi hỏi phải có sự linh hoạt để vừa phù hợp với chuẩn mực và thông lệ kế toán quốc tế lại vừa phù hợp với điều kiện của chúng ta. Do đó vấn đề dự phòng có ý nghĩa rất quan trọng, nghiên cứu vấn đề này giúp chúng ta có được cái nhìn đúng đắn hơn về bản chất cũng như mục đích lập dự phòng để đưa ra chuẩn mực kế toán về dự phòng có cơ sở và ngày càng hợp lý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hơn nữa chúng ta cần phải có biện pháp phổ biến rộng rãi khi mỗi chuẩn mực mới được ban hành để tiếp thu những ý kiến đóng góp đóng góp bổ ích đồng thời giúp cho việc thực hiện được đồng bộ, đặc biệt là trong cơ chế thị trường cạnh tranh quyết liệt như hiện nay chế độ kế toán càng đòi hỏi phải có sự hoàn thiện và linh động để trở thành nền tảng giúp các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.

- Qua việc nghiên cứu để tài này chúng em đã hiểu thêm về kế toán dự phòng phải thu trong doanh nghiệp Việt Nam, củng cố thêm kiến thức cho cả về lý thuyết lẫn thực tiễn của chế độ kế toán Việt Nam cũng như chế độ kế toán của thế giới.

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán trích lập dự phòng trong các doanh nghiệp việt nam (Trang 26 - 33)