.ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ SINH SẢN CÁ NÂU ĐỰC

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của cá nâu (scatophagus argus linnaeus, 1766) (Trang 27 - 34)

4.2.1 Các giai đoạn phát triển của buồng tinh

Giai đoạn 1: Tuyến sinh dục chưa phát triển, còn rất nhỏ nằm sát vào cột

sống. Tinh sào chỉ là 2 sợi dây dài, mảnh.

Giai đoạn 2: Tinh sào là hai dãy nhỏ, có màu trắng trong. Trong tinh sào, tế

bào tinh chủ yếu tinh nguyên bào và tinh bào sơ cấp

Giai đoạn 3: Chiều ngang tinh sào phát triển to hơn giai đoạn 2. Tinh sào có màu trắng hơi đục. Tổ chức học của tinh sào giai đoạn 3 vẫn chưa xuất hiện

buồng sinh tinh rõ ràng. Trong tinh sào chủ yếu vẫn là các tinh nguyên bào, tinh

bào sơ cấp, tinh bào thứ cấp và 1 ít tinh tử

Giai đoạn 4: Tinh sào có màu trắng đục, cắt ngang tinh sào có sẹ đọng trên lưởi dao nhưng vuốt bụng sẹ không chảy ra. Quan sát tổ chức học cho thấy bên hình thành buồng sinh tinh trên tinh sào,ở giữa buồng sinh tinh là các tinh trùng sắp xếp dầy đặc, số lượng tinh bào giảm đi so vơi giai đoạn 3

Giai đoạn 5: Đây là giai đoạn chín của buồng tinh, kết thúc quá trình sinh tinh. Tinh sào phát triển đạt chiều dài tối đa. Lúc này vuốt nhẹ bụng cá có sẹ

chảy ra. Tinh trùng phân bố dày đặc trong các buồng sinh tinh và ống dẫn tinh Giai đoạn 6: Cá đã tham gia sinh sản, tinh sào xẹp xuống, có màu trắng đục hơi trong. Số lượng tinh bào gia tăng rõ so với giai đoạn 5

Các giai đoạn phát triển của buồng tinh qua quan sát mô học

Giai đoạn 2 Giai đoạn 3

22

Giai đoạn 6

Hình 4.4: Các giai đoạn phát triển của buồng tinh cá nâu

4.2.2. Mối tương quan giữa khối lượng cá với chiều dài và chiều cao cá nâu đực đực W = 0,2905H2,8563 R2 = 0,849 W = 0,1063Lc2,7822 R2 = 0,8978 W = 0,0687Lt2,7485 R2 = 0,9057 0 50 100 150 200 250 0 5 10 15 20 cm/con g/con Chiều dài tổng (Lt) Chiều dài chuẩn (Lc) Chiều cao (H)

Hình 4.5: Mối tương quan giữa khối lượng cá với chiều dài và chiều cao cá

Nhìn chung mối tương quan giữa khối lượng với chiều dài và chiều cao cá nâu đực cũng tương tự với cá nâu cái, tuy nhiên sự thành thục của cá nâu đực

sớm hơn cá nâu cái ( Barry & Fast, 1992) đồng thời ở cùng độ tuổi thường con đực có kích thước nhỏ hơn con cái

4.2.3. Ảnh hưởng giữa các giai đoạn tuyến sinh dục với hệ số thành thục, độ béo Fulton và độ béo Clark cá nâu đực béo Fulton và độ béo Clark cá nâu đực

Bảng 4.6: Hệ số thành thục, độ béo Fulton và độ béo Clarkở các giai đoạn tuyến sinh dục của cá nâu đực

Giai đoạn tuyến sinh dục

Hệ số thành thục (%)

Độ béo Fulton (%) Độ béo Clark (%)

1 0,26±0,16 a 9,01±0,79 b 8,14±0,71 b

2 0,34±0,16 a 7,75±1,03 ab 6,98±0,86 ab

3 0,41±0,36 a 7,81±1,19 ab 6,97±0,95 ab

4 0,48±0,20 a 7,21±1,25 a 6,54±1,09 a

Các giá trị trên cùng một cột mang mẫu tự (a và b) khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

23

Theo từng giai đoạn của tuyến sinh dục thì hệ số thành thục của cá nâu đực

không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Bên cạnh đó độ béo Fulton và độ béo Clark ở từng giai đoạn của tuyến sinh dục có sự khác biệt, cụ thể độ béo Fulton và độ béo Clark ở cá có buồng trứng giai đoạn 1 lớn nhất khác biệt có

ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với giai đoạn 4 nhưng không khác biệt với giai đoạn 2 và 3 (p>0,05) (Bảng 4.6).

4.2.4. Ảnh hưởng giữa các giai đoạn tuyến sinh dục với tỷ lệ khối lượng gan với khối lượng cá và tỷ lệ khối lượng tuyến sinh dục với khối lượng với khối lượng cá và tỷ lệ khối lượng tuyến sinh dục với khối lượng gan cá nâu đực

Bảng 4.7: Tỷ lệ khối lượng gan với khối lượng cá và tỷ lệ khối lượng tuyến sinh dục với khối lượng gan ở các giai đoạn tuyến sinh dục cá nâu đực

Giai đoạn tuyến sinh dục Khối lượng gan cá/khối

lượng cá (%)

Khối lượng tuyến sinh dục/khối lượng gan (%)

1 2,22±0,74 a 14,93±14,83 a

2 2,93±0,65 a 12,57±8,15 a

3 2,53±0,61 a 18,27±19,60 a

4 2,29±0,66 a 22,25±10,81 a

Các giá trị trên cùng một cột mang mẫu tự (a) giống nhau thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)

Do quá trình phát triển của tuyến sinh dục cá nâu đực không tiêu hao nhiều năng lượng như cá nâu cái, quá trình chuyển hóa năng lượng từ gan sang các sản

phẩm sinh dục không nhiều nên khối lượng gan cá trên khối lượng cá đạt cao

nhất cũng chỉ 2,93% và thấp nhất là 2,22%, khối lượng tuyến sinh dục trên khối lượng gan đạt cao nhất là 22,25% thấp nhất là 12,57% (Bảng 4.7). Khối lượng

gan cá trên khối lượng cá và Khối lượng tuyến sinh dục trên khối lượng gan qua từng giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục không có sự khác biệt có ý nghĩa

thống kê (p>0,05).

4.2.5. Ảnh hưởng giữa các giai đoạn tuyến sinh dục với số lượng, tỷ lệ huyết sắc tố; khối lượng và nồng độ huyết sắc tố trong hồng cầu cá nâu đực sắc tố; khối lượng và nồng độ huyết sắc tố trong hồng cầu cá nâu đực Bảng 4.8: Số lượng huyết sắc tố, tỷ lệ huyết sắc tố, khối lượng trung bình của huyết cầu

trong hồng cầu và nồng độ huyết sắc tố trong hồng cầuở các giai đoạn tuyến sinh dục cá nâu đực Giai đoạn tuyến sinh dục Số lượng huyết sắc tố (g/100 ml) Tỷ lệ huyết sắc tố (%)

Khối lượng trung bình của huyết cầu

trong hồng cầu (pg/tb) Nồng độ huyết sắc tố trong hồng cầu (%) 1 9,96±2,55 a 28,81±2,59 a 20,74±4,08 a 32,41±8,86 ab 2 9,12±3,26 a 36,70±6,84 a 21,41±7,47 a 24,35±5,67 ab 3 8,56±2,32 a 38,96±7,04 a 22,94±9,95 a 21,24±4,35 a 4 8,18±2,04 a 35,53±7,18 a 19,64±7,58 a 24,91±7,80 b

Các giá trị trên cùng một cột mang mẫu tự (a và b) khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

24

Nhìn chung ảnh hưởng giữa các giai đoạn thành thục với số lượng huyết

sắc tố, tỷ lệ huyết sắc tố, khối lượng trung bình của huyết cầu trong hồng cầu

không có sự khác biệt có ý nghĩa thông kê (p>0,05) (Bảng 4.8)

Nồng độ huyết sắc tố trong hồng cầu ở giai đoạn 4 của tuyến sinh dục là 24,91% không khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với giai đoạn 1 (32,41%) và giai đoạn 2 (24,35%) nhưng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với giai đoạn 3 (21,24%) (Bảng 4.8)

4.2.6. Ảnh hưởng giữa các giai đoạn tuyến sinh dục với số lượng hồng cầu, bạch cầu và tỷ lệ bạch cầu với hồng cầu cá nâu đực bạch cầu và tỷ lệ bạch cầu với hồng cầu cá nâu đực

Bảng 4.9: Số lượng hồng cầu, thể tích hồng cầu, số lượng bạch cầu và tỷ lệ bạch cầu với hồng cầuở các giai đoạn tuyến sinh dục cá nâu đực

Giai đoạn tuyến sinh dục Số lượng hồng cầu (triệu tế bào/mm3) Thể tích hồng cầu (µ3) Số lượng bạch cầu (triệu tế bào/mm3) Bạch cầu/hồng cầu (%) 1 5,04±2,12 a 63,27±30,52 a 0,07±0,05 a 1,25±0,51 a 2 4,76±2,34 a 94,65±51,01 a 0,05±0,03 a 1,00±0,34 a 3 4,34±2,09 a 118,65±52,44 a 0,05±0,02 a 1,09±0,57 a 4 4,51±1,61 a 86,62±28,67 a 0,06±0,04 a 1,23±0,36 a

Các giá trị trên cùng một cột mang mẫu tự (a) giống nhau thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)

Trong bảng 4.9 cho thấy, ảnh hưởng giữa các giai đoạn thành thục với số lượng hồng cầu, thể tích hồng cầu, số lượng bạch cầu và tỷ lệ bạch cầu trên hồng

cầu trong máu cá không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (p>0,05) (Bảng 4.9).

4.2.7. Ảnh hưởng giữa các giai đoạn tuyến sinh dục với hàm lượng vitellogenines và protein cá nâu đực vitellogenines và protein cá nâu đực

Bảng 4.10: Hàm lượng vitellogenines và protein ở các giai đoạn tuyến sinh dục cá nâu đực

Giai đoạn tuyến sinh dục Vitellogenines (µg ALP/ml protein) Protein máu (mg protein/ml Plasma)

Protein cơ (mg) Protein gan

(mg)

1 1,09±0,75 a 48,39±4,72 a 6,74±1,87 a 10,53±3,21 a

2 1,62±0,88 a 41,82±5,03 a 7,30±4,52 a 9,21±1,22 a

3 3,48±1,80 b 41,03±8,72 a 7,93±4,18 a 8,97±2,32 a

4 2,64±0,93 ab 43,95±11,97 a 9,10±5,96 a 7,65±2,81 a Các giá trị trên cùng một cột mang mẫu tự (a và b) khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Cũng giống như cá nâu cái, hàm lượng protein trong máu, cơ và gan của cá nâu đực không chịu ảnh hưởng bởi sự phát triển của tuyến sinh dục, trãi qua các

giai đoạn của buồng tinh lượng protein trong cơ thể cá vẫn ổn định không có sự

khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05) giữa các giai đoạn tuyến sinh dục (Bảng

25

Hàm lượng vitellogenines trong huyết tương của cá nâu đực ở giai đoạn 4

(2,64 µg ALP/ml protein) của tuyến sinh dục không có sự khác biệt có ý nghĩa

thống kê (p>0,05) so với giai đoạn 3 nhưng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với giai đoạn 1 và 2. Giai đoạn 3 của tuyến sinh dục có hàm lượng

vitellogenines trong huyết tương là 3,48 (µg ALP/ml protein) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) đối với giai đoạn 1 là 1,09 (µg ALP/ml protein) và giai

26

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

5.1 Kết luận

Ở cá nâu cái có hệ số thành thục tăng dần qua từng giai đoạn phát triển của

tuyến sinh dục và hệ số thành thục đạt cao nhất ở cá có buồng trứng giai đoạn 5 (12,01%).

Cá nâu cái có tuyến sinh dục giai đoạn 5 có độ béo Fulton (13,22 %) và độ

béo Clark (10,93 %) đạt cao nhất và thấp nhất là giai đoạn 1.

Khối lượng gan trung bình của cá nâu cái có tuyến sinh dục giai đoạn 3 là lớn nhất (4,59 g/con).

Hàm lượng vitellogenines trong huyết tương của cá nâu cái tăng dần theo

sự phát triển của tuyến sinh dục và đạt cao nhất ở cá có tuyến sinh dục giai đoạn 5 (3,73 µg ALP/ml protein).

Ở cá nâu đực có hệ số thành thục không khác nhau giữa các giai đoạn phát

triển của tuyến sinh dục.

Cá nâu đực có tuyến sinh dục giai đoạn 1 có độ béo Fulton (9,01 %) và độ

béo Clark (8,14 %) đạt cao nhất và thấp nhất là giai đoạn 4.

5.2 Đề xuất

Tiếp tục nghiên cứu mối tương quan giữa các giai đoạn phát triển của tuyến

sinh dục với hàm lượng hormone sinh sản (estrogen và testosterone) của cá nâu.

27

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Arthur H. Houston (1990). Blood and Circulation. In: Carl B. Schreck and Peter B. Moyle (Eds). Method for Fish Biology. PP: 273-322.

Barry, T. P. and Fast, A. W. (1992). Abstract: Biology of the spotted scat (Scatophagus argus) in the Philippines. Asian fisheries science.

Chang, Su-Lean (1997). Abstract: Studies on the early development and larvel rearing of spotted scat (Scatophagus argus). J. Taiwan Fish.

Đõ Thị Thanh Hương và Trần Thị Thanh Hiền (2000). Bài giảng sinh lý động vật

thủy sinh. Khoa thủy sản- Đại học Cần Thơ. http://www.vietlinh.com

Khan, M. Z. (1984). Abstract:A note on the occurrence of a large sized spotted butterfish Scatophagus argus (Linnaeus) at Rajpara (Gujarat). Journal of the Marine Biological Association of India.

Mai Đình Yên (1992). Định loại cá nước ngọt Nam Bộ. Nhà xuất bản Khoa học

và Kỹ Thuật.

Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh Phương và ctv (1994). Cẩm nang kỹ thuật

nuôi thủy sản nước lợ. Khoa Thủy sản-Trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Bạch Loan (1998). Giáo trình ngư loại 1. Khoa thủy sản- Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Hữu Phụng (1995). Danh mục cá biển Việt Nam. Nhà xuất bản khoa học

kỹ thuật.

Nguyễn Văn Kiểm (2004). Giáo trình kỹ thuật sản xuất cá giống. Khoa thủy sản-

Đại học Cần Thơ

Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định (2004). Phương pháp nghiên cứu sinh hoc

cá. Khoa Thủy sản-Đại học Cần Thơ

Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993). Định loại cá nước ngọt vùng

Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Võ Thị Kim Phúc (2003). Khảo sát sự tăng trưởng và thành thục của cá nâu

(Scatophagus argus). Luận văn tốt nhiệp đại học, Khoa Thủy sản-Đại học Cần Thơ

Mohsin, A.K.M. and Ambak, M.A.(1996). Marine fishes and fisheries of Malaysia andneighbouing cuontries, University Pertanian Malaysia Press 744pp Nicolski, G.V. (1963). Sinh thái học (Nguyễn Văn Thái, Trần Đình Trọng và Mai

Đình Yên dịch). Nhà xuất bản Đại học- THCN,216,218-220,223,232,234- 237,384,391.

.J. and D.F.S. Raitt(1974). Manual ofFisheries Science, part II : Method ofresources in Holden, M vestigantion ang their applicatio. Rome.FAO Fish. Tech pap (115)

Hinton,D.E. Methodsfor Fish Biology. Amerycan Fisheries Fisheries Society. Pp191-213.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của cá nâu (scatophagus argus linnaeus, 1766) (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)