Phân tích yêu cầu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp tra cứu ảnh dựa trên nội dung và xây dựng hệ thống tra cứu cây thuốc (Trang 26 - 29)

3.2.2. Chức năng ứng dụng

Dữ liệu chương trình:

Tìm kiếm: Cho phép người dùng có thể tìm kiếm thông tin về bất kỳ cây thuốc nào có trong CSDL

• Tìm kiếm bằng văn bản.

• Tìm kiếm bằng ảnh.

• Xem thông tin chi tiết về ảnh (lược đồ màu, kích thước…), thông tin chi tiết của cây

Hình 3.4: Chc năng tìm kiếm cây thuc

Thống kê.

Hệ thống.

3.2.3. Đánh giá ứng dụng

Ứng dụng tra cứu thuốc dựa trên hình ảnh đã đạt được một số yêu cầu cơ bản của việc tra cứu:

- Cài đặt dễ dàng và tương thích.

- Giao diện đơn giản, dễ tùy biến và cấu hình. - Đáp ứng các chức năng chính yếu của ứng dụng

tra cứu bao gồm: cập nhật thông tin, quản lý thông tin, tra cứu, thống kê…

- Hỗ trợ nhiều tùy chọn tra cứu khác nhau

- Xem thông tin về ảnh tiện lợi: lược đồ màu, bộ lọc, hệ màu…

Bên cạnh những điều đã thực hiện được, vẫn còn một số những hạn chế mà ứng dụng còn tồn tại:

- Nguồn dữ liệu còn hạn chế và chưa phong phú - Chưa cung cấp được công cụ tương tác giữa

người dùng và hệ thống: công cụ đánh giá, phản hồi

- Chưa thể tự động cập nhật các mẫu tra cứu vào trong hệ thống

- Các phương pháp cài đặt chưa thật tối ưu để cải thiện tốc độ xử lý.

KT LUN

Truy vấn ảnh dựa trên nội dung (CBIR) đến nay vẫn là lĩnh vực nghiên cứu rất đáng quan tâm và có nhiều phương pháp và cách tiếp cận khác nhau. Cùng với đó là nhiều ứng dụng hữu ích đã được phát triển. Như các ứng dụng nhằm ngăn ngừa tội phạm, hệ thống tìm kiếm vân tay, các hệ thống nhận dạng khuôn mặt hay các ứng dụng trong quân đội: tìm kiếm có máy bay trong màn hình rada hay không, nếu có là máy bay gì loại nào; các hệ thống hỗ trợ quản lý đăng ký logo (xác định xem logo muốn đăng ký là hoàn toàn mới hay đã có logo tương tự đăng ký trước đó)…

Tính khoa học của luận văn thể hiện qua phương pháp truy vấn ảnh dùng kết hợp các kỹ thuật xử lý và trích chọn nội dung ảnh. Đầu vào của bài toán là ảnh cây cần truy vấn, qua các kỹ thuật xử lý, trích chọn, đánh giá để đưa ra kết quả là các ảnh cây tương đồng nhau. Xây dựng hệ thống tra cứu cây thuốc, đồng thời chỉ ra tính khả thi của hệ thống so với các hệ thống khác qua các kết quả thực nghiệm. Giá trị thực tiễn của luận văn được chứng minh qua ứng dụng tra cứu cây thuốc ở Việt Nam.

Tuy nhiên, luận văn vẫn còn những hạn chế nhất định: cần hoàn thiện ứng dụng tra cứu cây thuốc và tìm hiểu thêm các phương pháp mới tối ưu hơn. Kết hợp các phương pháp được với nhau một cách linh động và hiệu quả hơn.

Tìm ra các giải pháp tối ưu và tốt hơn nữa để nâng cao hiệu quả của ứng dụng tra cứu. Hiện tại ứng dụng mới chỉ phát triển trên Desktop, mong muốn có được một ứng dụng web cho phép có thể tra cứu qua mạng, ở bất cứ đâu người dùng cũng có thể có được thông tin cây thuốc mà mình quan tâm. Tạo sự thân thiện, tiện lợi hơn nữa cho người sử dụng hệ thống và đó chính là hướng phát triển của luận văn muốn hướng đến.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp tra cứu ảnh dựa trên nội dung và xây dựng hệ thống tra cứu cây thuốc (Trang 26 - 29)