Kết quả kinh doanh của chi nhánh

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động của chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển bắc hà nội (Trang 29 - 36)

Chỉ tiêu 2005 Tỷ trọng % 2006 trọngTỷ % 2007 trọngTỷ % 2008 Tỷtrọng% Chênh lệch thu chi 55 64,1 112,9 190,6 Thu dịch vụ ròng 22,4 40,72 29 41,42 51,46 54,17 81,2 53,42 Lợi nhuận trước thuế( đã trích DPRR) 55 70 95 152 Lợi nhuận sau thuế 39,6 50,4 27,27 68,4 35,71 109 59.35

Ta thấy tính hình chênh lệch thu chi tăng dần qua các năm, cho thấy chi nhánh hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả (tăng doanh thu, hạ chi phí, tăng chênh lệch thu chi). Lợi nhuận sau thuế tăng trưởng nhanh năm 2006 tăng 27,27% so với năm 2005, năm 2007 tăng lên 35,71% và đột biến là năm 2008 tăng 59,35 %. Có được kết quả này là do chi nhánh đã tích cực phát huy thế mạnh truyền thống của mình là tín dụng cũng như cải thiện về cấu trúc các hoạt động của mình tập trung hơn vào mảng dịch vụ. Xu hướng phát triển các dịch vụ của chi nhánh là hợp lý vì ngành nghề truyền thống của các ngân hàng là cho vay có quá nhiều cạnh tranh, hơn nữa lại tiềm ẩn rủi ro lớn và hiệu quả sinh lời lại thấp hơn so với thu từ dịch vụ. Điều này là do chi nhánh tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ nhưng khâu huy động vốn lại gặp khó khăn vì thế để đảm bảo tín dụng chi nhánh đã phải đi vay để kinh doanh mà chủ yếu là vay từ hội sở chính của BIDV dẫn tới chi phí tín dụng bị đẩy cao, các khoàn trích lập dự phòng rủi ro càng ngày càng phải tăng do tình hình tài chính toàn cầu đang có những biến động khác thường dẫn đến lợi nhuận sau thuế bị giảm, hiệt quả sinh lời thấp. Thu từ dịch vụ tăng dần tỷ trọng trong lợi nhuận trước thuế(đã trích DPRR): năm 2005 là 40,72% tăng đều ổn định qua các năm đến năm 2008 thu từ dịch vụ đã chiếm tới 53,47%.

Phần 3

Đánh giá sơ bộ về chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội. Đề xuất cho đề tài nghiên cứu chuyên đề tại chi nhánh. I. Những thành công và hạn chế của chi nhánh Bắc Hà Nội:

1. Những thành công của chi nhánh:

Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội được thành lập vào năm 2002 với tổng tài sản 750 tỷ đồng với 70 cán bộ ngân hàng. Trải qua 6 năm phát triển hiện nay tổng tài sản của ngân hàng đạt xấp xỉ 6000 tỷ đồng tăng 8 lần so với lúc mới thành lập, số cán bộ làm việc khoảng 160 người. Mạng lưới khách hàng đã được mở rộng, chiếm 40% thị phần trên địa bàn. Hoạt động của chi nhánh đã có nhiều đổi mới, được khách hàng trên địa bàn cũng như các vùng phụ cận đánh giá rất cao về quy mô, loại hình cũng như chất lượng phục vụ. Bước đầu đã củng cố được lòng tin và uy tín đối với khách hàng, xứng đáng là điạ chỉ tin cậy trong những năm gần đây. Hoạt động kinh doanh tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng, thực hiện chính sách huy động vốn tích cực, tăng đáng kể tỷ trọng huy động tiền gửi trong tổng tài sản nợ, hoạt động tín dụng, trong đó tín dụng trung dài hạn tăng trưởng về cả chất lượng và số lượng. Tốc độ tăng trường tín dụng 6 năm hoạt động xấp xỉ 40%/ năm. Về chất lượng Ngân hàng tích cực thay đổi cơ cấu cho vay trung dài hạn các ngành kinh tế, chủ yếu hướng vào các ngành công nghệ cao, các ngành mũi nhọn như năng lượng, công nghiệp phục vụ phát triển kinh tế. Thêm vào đó chi nhánh cũng chú trọng chấn chỉnh, đảm bảo an toàn tín dụng, giảm đi phần nào tỉ lệ nợ quá hạn, nợ khó đòi. Các hoạt động kinh doanh khác tiếp tục được củng cố mở rộng và mức sinh lời từ các hoạt động này được tăng lên. Từng bước tạo lập nền tảng trên tất cả các lĩnh vực (nguồn vốn tín dụng, dịch vụ và công nghệ, quản trị điều hành) tạo thế và lực mới để NHĐT&PT tới xu thế quốc tế và hội nhập, theo yêu cầu và tiêu chuẩn của một ngân hàng hiện đại, góp phần phát triển kinh tế đất nước.

2. Những hạn chế của chi nhánh:

* Cơ cấu huy động vốn còn phụ thuộc vào phần nhiều huy động của các tổ chức kinh tế:

Do đặc thù địa bàn là huyện Gia Lâm trước đây mới được nâng cấp thành Quận Long Biên, đồng thời do cơ cấu dân cư chủ yếu mới thoát ra từ ngành nông nghiệp, nên việc huy động vốn dân cư rất hạn chế. Đa số trong tỷ trọng huy động, Chi nhánh vẫn phải huy động tỷ trọng lớn từ các tổ chức kinh tế.

Cơ cấu nguồn vốn huy động thường ít, không đủ đáp ứng nhu cầu tín dụng của Chi nhánh, do vậy Chi nhánh thường phải điều chuyển nguồn vốn vay từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam nên lãi suất đầu vào thường cao, khiến cho hiệu quả kinh doanh giảm tương đối so với quy mô dư nợ của Chi nhánh.

*Việc thực hiện chính sách tín dụng chỉ là bước đầu,chưa đa dạng hoá hình thức tín dụng ở mọi lĩnh vực, rủi ro tín dụng còn lớn, chất lượng công tác phân tích thẩm định dự án còn thấp so với yêu cầu.

Mặc dù đã thay đổi chính sách tín dụng, phân loại cơ cấu khách hàng, song việc áp dụng triệt để trong thực tế rất khó khăn do đặc thù Chi nhánh.Trong tình hình hiện nay hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn khó khăn, tính khả thi của các dự án thấp, cơ chế xét duyệt dự án của các ngành và địa phương, của ngân hàng chưa chặt chẽ, khâu thẩm định vẫn chưa sát với thực tế doanh nghiệp. Dẫn đến sau khi vay vốn, đến thời gian trả nợ ngân hàng, doanh nghiệp không có khả năng trả nợ, buộc ngân hàng phải dùng những biện pháp giãn nợ, gia hạn nợ mà cuối cùng là có xu hướng phát mại tài sản thế chấp. Những hiện tượng này làm giảm chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Kết quả thực thi chính sách tín dụng, chính sách khách hàng mới chỉ là bước đầu. Công tác tiếp thị tìm kiếm khách hàng tốt, tìm kiếm dự án hiệu quả, khai thác thị trường ở trong nước còn nhiều khó khăn, nhất là đòi hỏi của hoạt động ngân hàng trong cơ chế thị trường. Những định hướng chính sách đề ra chưa triển khai được còn nhiều bất cập, các hình thức tín dụng còn nghèo nàn, khu vực kinh tế

ngoài quốc doanh một số chi nhánh còn bỏ ngỏ, chưa được ngân hàng khai thác đầu tư, chưa kết hợp chặt chẽ giữa tín dụng với các dịch vụ ngân hàng.

Trong điều kiện tiềm ẩn rủi ro tín dụng vẫn còn lớn, đặc biệt trong tín dụng đầu tư phát triển, chất lượng công tác thẩm định dự án, phân tích tài chính doanh nghiệp còn hạn chế so với yêu so với yêu cầu nhằm khi cho vay giảm được rủi ro ở mức thấp nhất đảm bảo an toàn tín dụng.

Ngân hàng cho vay theo kế hoạch Nhà nước hàng năm theo chỉ định của Chính phủ, nên tính chủ động của Ngân hàng trong việc quyết định cho vay còn phụ thuộc, nhiều khoản vay có hiệu quả kinh tế chưa cao, doanh nghiệp sản suất kinh doanh còn thua lỗ, Ngân hàng không thu được nợ làm tăng nợ quá hạn đối với Ngân hàng. Gần đây Chính phủ mới cho phép những trường hợp như vậy NH được báo cáo lên CP để xử lí riêng.

* Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cao so với phương hướng đề ra.

Với phương châm kinh doanh hiệu quả, an toàn tín dụng, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà nội đã rất sâu sát trong vấn đề xử lý nợ tồn đọng, nợ xấu và giảm thiểu nợ quá hạn. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn có giảm qua các năm, nhưng mức giảm còn nhỏ vì những tồn tại trước đây đang chờ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam xét cho xử lí khoanh, giãn nợ và số nợ quá hạn tăng lên cùng với dư nợ qua các năm. Bởi vậy giảm tỉ lệ nợ quá hạn xuống nữa là mục tiêu của Chi nhánh trong năm 2009. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ quá hạn như hiện nay nhưng nguyên nhân chủ quan phải kể đến là việc ngân hàng khi xét duyệt cho vay còn thiếu sâu sát thực tiễn về mặt đặc điểm kinh tế kĩ thuật của từng ngành cũng như từng dự án riêng biệt. Khi phân tích kiểm tra tình hình tài chính của đơn vị vay vốn còn gặp nhiều khó khăn, nên dẫn đến có dự án khó thu hồi được nợ đúng hạn.

II. Những thuận lợi và khó khăn trong năm 2009 đối với chi nhánh:

Năm 2009 là một năm đầy thách thức với nền kinh tế toàn cầu nói chung cũng như Việt Nam nói riêng. Cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới cuối năm 2008 có những ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thống tài chính – ngân hàng toàn cầu. Việt

Nam đã bước vào hội nhập ngày càng sâu với các nước nên cũng không tránh khỏi bị tác động ít nhiều. Thêm vào đó là tác động từ chính sách thắt chặt tiền tệ để hạn chế lạm phát làm nền kinh tế Việt Nam có dấu hiệu về việc thiểu phát. Các ngành kinh tế đều có dấu hiệu suy giảm. Các ngành xuất khẩu gặp khó khăn các hợp đồng xuất khẩu bị giảm sút nhiều, các ngành sản xuất nội địa gặp phải cạnh tranh gay gắt. Sản xuất khó khăn rất nhiều doanh nghiệp bị phá sản hoặc duy trì hoạt động cầm chừng. Các doanh nghiệp sẽ rất dè chừng trong việc vay vốn của ngân hàng để sản xuất, việc trả nợ ngân hàng có lẽ cũng sẽ gặp khó khăn. Doanh nghiệp là khách hàng chủ yếu của ngân hàng vì thế ngành ngân hàng nói chung và chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển nói riêng gặp khó khăn trong năm tới.

Tuy nhiên cũng có những điểm thuận lợi như chính phủ đã khởi động gói kích cầu đầu tư và tiêu dung trị giá 1 tỷ USD cũng như có rất nhiều chính sách nới lỏng tiền tệ, lãi suất cơ bản có xu hướng hạ xuống mức rất thấp khoảng 4-6%. Đây là động lực để kích thích sản xuất và cũng là điều kiện giúp các ngân hàng kinh doanh tốt hơn.

Chi nhánh Bắc Hà Nội có thế mạnh trong ngành sản xuất cơ bản của đất nước như khai thác khoáng sản, tàu biển, xe sợi luôn được sự chú ý đầu tư của cả khu vực công và khu vực tư nhân. Trong thời điểm kinh tế gặp khó khăn các ngành sản xuất này có thể bị co hẹp sản xuất nhưng do là những hoạt động cơ bản nhất nên vẫn được ưu tiên phát triển. Năm 2009 tới tuy nhiều khó khăn nhưng chi nhánh vẫn có những cơ hội giữ được thị phần, tốc độ tăng trưởng tín dụng nếu khai thác tốt khách hàng truyền thống này. Các sản phẩm dịch vụ có lẽ sẽ giảm sút chút ít nhưng sẽ phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ khi nền kinh tế phục hồi. Vì thế năm 2009 chi nhánh cũng cần có những đầu tư thích đáng để phát triển đa dạng các sản phẩm dịch vụ chuẩn bị chu đáo cho giai đoạn cất cánh khi kinh tế phục hồi.

III. Đề xuất đề tài nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu ở chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội em nhận thấy thế mạnh truyển thống và đóng góp lớn nhất vào lợi nhuận của chi nhánh là hoạt động tín dụng cụ thể là hoạt động cho vay. Trong đó cho vay dự án là một mảng quan trọng. Tuy nhiên việc thực hiện chính sách tín dụng chỉ là

bước đầu,chưa đa dạng hoá hình thức tín dụng ở mọi lĩnh vực, rủi ro tín dụng còn lớn, chất lượng công tác phân tích thẩm định dự án còn thấp so với yêu cầu. Vì thế em có đề xuất nghiên cứu về mảng thẩm định dự án của ngân hàng. Trong công tác thẩm định tại ngân hàng mảng em đi sâu chú trọng nhiều nhất là công tác thẩm định tài chính dự án.

Đề tài chuyên đề: “Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án tại Ngân

KẾT LUẬN

Sau thời gian đầu thực tập tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội em đã được tiếp cận thực tế hơn, sâu sắc hơn về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ các phòng ban trong Chi nhánh cũng như hoạt động kinh doanh và đầu tư tại chi nhánh.

Trong thời gian vừa qua mặc dù còn nhiểu bỡ ngỡ và mới mẻ khi lần đầu tiếp xúc với các hoạt động thực tế nhưng được sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo – TS Nguyễn Thế Hiển cũng như cán bộ nhân viên chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội em đã tích lũy được phần nào những kiến thức tổng quan về các nghiệp vụ hoạt động của ngân hàng. Trong quá trình thực hiện báo cáo tổng hợp do thời gian, kiến thức và kinh nghiệm của em còn nhiều hạn chế nên bài viết không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý của thầy giáo để em có thể hoàn thiện hơn nữa báo cáo này, làm một tiền đề vững chắc cho báo cáo chuyên đề sau này.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động của chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển bắc hà nội (Trang 29 - 36)