Nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động đối với công tác an toàn và vệ

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại nhà máy nước Cáo Đỉnh (Trang 36 - 42)

III. CÁC NGUYÊN TẮC AN TOÀN LAO ĐỘNG

3.1. Nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động đối với công tác an toàn và vệ

i. Chấp hành các quy định, nội quy về ATLĐ, VSLĐ có liên quan đến công việc được giao.

ii. Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang bị, các thiết bị an toàn, vệ sinh nơi làm việc; nếu làm mất hay hư hỏng thì phải bồi thường

iii. Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động.

3.1.2. Quyền của người lao động:

i. Yêu cầu người sử dụng lao động phải đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh, cải thiện điều kiện lao động, trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, huấn luyện, thực hiện biện pháp ATLĐ, VSLĐ.

ii. Từ chối công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ tai nạn lao động, đe dọa nghiêm trọng tính mạng và sức khỏe của mình, và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp, từ chối trở lại nơi nói trên nếu những nguy cơ đó vẫn chưa được khắc phục.

iii. Khiếu nại hay tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi người sử dụng lao động vi phạm quy định của nhà nước hoặc không thực hiện đúng các giao kết về ATLĐ, VSLĐ trong hợp đồng lao động thỏa ước lao động.

3.1.3. Nội quy an toàn lao động:

3.1.3.a. An toàn cho người:

i. Người được phân công vận hành máy móc thiết bị phải được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động

+ Quần áo bảo hộ mặc gọn gàng, không đi dép lê, guốc hoặc giầy cao gót khi làm việc.

+ Khi tiếp xúc trực tiếp với hóa chất độc hại, phải được trang bị bảo hộ tối thiểu như: Quần áo, ủng, găng tay, đeo khẩu trang (hoặc mặt nạ chống độc)…

ii. Khi thực hiện vệ sinh công nghiệp máy móc, thiết bị phải đảm bảo tuyệt đối an toàn:

+ Khi vệ sinh thân máy, động cơ, bơm…phải dừng hoạt động, cắt aptomat sau đó mới vệ sinh lau chùi.

+ Khi làm việc ở vị trí cao, phải có thang và dây an toàn, không được bám vào các dây cáp điện, đặc biệt là cáp nguồn của máy, dây tiếp địa…

iii. Khi thực hiện thao tác khởi động máy:

+ Không được đứng đối diện với aptomat, khởi động từ, phải đứng trên bục cách điện…

+ Không sử dụng gậy, que và các vận dụng khác để thao tác đóng cắt aptomat, khi thao tác kiểm tra khởi động từ, mạch điều khiển phải cắt aptomat mạch động lực.

iv. Khi thực hiện sửa chữa hoặc kiểm tra, tiếp xúc trực tiếp với những thiết bị có mang điện áp:

+ Phải có ít nhất 02 người. Khi sửa chữa trên cao phải có thang, giáo và dây an toàn…

+ Được trang bị những dụng cụ an toàn về điện như: kìm điện, bút điện, đồng hồ đo…có vỏ bọc cách điện an toàn, không được dùng tay để thử điện.

+ Đối với những thiết bị khi sửa chữa cần phải cắt điện như sửa chữa trên cao, sửa chữa phụ tải đầu - cuối…phải đặt biển “Đang sửa chữa cấm đóng điện” hoặc cử người đứng canh.

3.1.3.b. An toàn cho máy móc thiết bị:

+ Luôn luôn phải trực ở vị trí đã được phân công nhiệm vụ, kiểm tra và phát hiện những sự cố khác thường của thiết bị tủ, bảng điện, máy móc thiết bị và toàn bộ hệ thống tiếp điện an toàn cho thiết bị

+ Không được tự ý điều chỉnh các thiết bị bảo vệ quá dòng, quá nhiệt…

ii. Trước khi vận hành:

+ Phải kiểm tra đầy đủ mọi điều kiện an toàn cho thiết bị.

+ Kiểm tra về điện áp, không quá cao, không quá thấp, không mất pha -lệch pha - ngược pha

+ Kiểm tra các thiết bị điện như: aptomat, khởi động từ, role nhiệt…các điểm đầu nối, dây tiếp địa…

+ Kiểm tra van hai chiều, van một chiều, các bu lông, khớp nối…

+ Đối với các bơm cấp II, bơm kỹ thuật, máy khuấy, quạt gió phải quay tay thử xem có nhẹ không.

+ Kiểm tra các hệ thống báo sự cố, ghi sổ và giải trừ trước khi vận hành đối với những sự cố thông thường về điện áp, báo khô, báo cạn…

+ Thực hiện quy trình khởi động thiết bị theo quy trình vận hành đã được đào tạo của từng thiết bị.

+ Khi máy đã khởi động thì phải kiểm tra dòng làm việc, tiếng ồn, độ rung…(trong trường hợp thực hiện rửa lọc, công nhân vận hành bơm cấp II có trách nhiệm giám sát hoạt động của hệ thống bơm cấp II, máy rửa trong khu vực phòng điều khiển và nhà bơm II) để có biện pháp kịp thời khi sự cố xảy ra.

iii. Khi máy đã hoạt động:

+ Điều chỉnh lưu lượng và áp lực để phù hợp với quy định và an toàn của thiết bị.

+ Phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi điện áp, dòng làm việc, nhiệt độ, độ rung, tiếng ồn, áp lực…

+ Khi xảy ra bất cứ một sự cố nào trước hoặc trong khi vận hành đều phải kiểm tra kỹ, xác định rõ nguyên nhân, ghi chép đầy đủ vào sổ sách, chỉ được giải trừ và vận hành theo quy định hoặc báo cáo cho người có trách nhiệm để kịp thời giải quyết.

iv. Khi dừng máy:

+ Phải thực hiện theo đúng quy trình đã được đào tạo của từng thiết bị. + Quét dọn vệ sinh, lau chùi máy móc, thiết bị, đảm bảo an toàn vệ sinh công nghệp.

KẾT LUẬN

Sau quá trình thực tập công nhân ( từ ngày 19/12/2011 đến ngày

14/01/2012) tại nhà máy nước Cáo Đỉnh ,với sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của Ban giám đốc và các cán bộ công nhân viên của nhà máy ,em đã có cơ hội được tiếp xúc ,làm quen và tìm hiểu về dây chuyền công nghệ sản xuất nước sạch và các kiến thức thực tế về chuyên nghành trong quá trình vận hành và quản lý thiết bị ,các hạng mục kỹ thuật cụ thể trong hệ thống khai thác và xử lý nước ngầm của nhà máy nước Cáo Đỉnh .

Em xin được bày tỏ sự cảm ơn chân thành đến : + Ban giám hiệu trường Đại Học Kiến Trúc Hà Nội + Ban chủ nhiệm khoa đô thị

+ Bộ môn cấp thoát nước

Đã tạo điều kiện cho em được tiếp xúc với công việc thực tế của chuyên ngành và nghề nghiệp sau này ; giúp đỡ và chỉ bảo tận tình cho chúng em trong thời gian thực tập tại nhà máy

Hà Nội ,Ngày 10 tháng 01 năm 2013 Sinh viên thực tập

ĐÀO TUẤN ANH

PHẦN NHẬN XÉT CỦA BAN LÃNH ĐẠO NHÀ MÁY NƯỚC CÁO ĐỈNH

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại nhà máy nước Cáo Đỉnh (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w