VẼ BÁN THÂN NAM GIÀ

Một phần của tài liệu Giáo trình vẽ hình họa chân dung và bán thân người thật (Trang 27 - 31)

I. Mục tiêu 1. Kiến thc

- Hiểu được vẻ đẹp, sựcân đối trong hình thể bán thân nam - Biết vận dụng kiến thức giải phẫu tạo hình vào bài vẽ

- Phân biệt được sự giống và khác nhau giữa bán thân nam và nữ

2. K năng

- Dựng được hình tượng mẫu nam bán thân

- Diễn tả được đúng chất da thịt, tạo được không gian. - Nét vẽ cóđặc điểm riêng, tình cảm.

- Vẽ được hình người bán thân nam đúng phương pháp - Kỹnăng quan sát, lắng nghe, phân tích, đánh giá, phản hồi.

3. Vnăng lực t ch và trách nhim

- Mạnh dạn, tự giác, tích cực, tự tin, hợp tác, sáng tạo, say mê nghiên cứu dựng hình, đậm nhạt và tả chất

II. Nội dung

1. Quan sát nhận xét

Mẫu là nam già ngồi thoải mái, lưng gập do ngồi ở dáng mỏi,một tay để lên đùi quan sát kĩ sẽ thấy hướng đầu, thân và chân khơng trùng nhau, do vậy khi phân tích cần so sánh kỹlưỡng tránh cẩu thả. Vì đây là một bài vẽ toàn thân do vậy cần xác định bố cục ngay từ đầu cho hợp lý, tránh tình trạng lệch bố cục hay thiếu bố cục. Muốn vậy người vẽ phải so sánh, quan sát để tìm ra tỉ lệ mẫu.

Đặc điểm cấu tạo cơ thểnam đôi vai rộng, xương chậu hẹp, hình thể giống hình

tam giác ngược, khỏe mạnh, các đường nét góc cạnh, chân tay dài thô.

Mẫu ngồi trên ghế với dáng ngồi nghỉ ngơi thỏa mái, phía sau có vải nền, tạo các đường lượn hợp lý để có khơng gian đẹp cho mẫu khi diễn tả bài vẽ. Nét mặt người già có nhiều nếp nhăn, dù là người béo tốt hay gầy còm; ở người gầy

xương gò má thường rõ nét nên khi diễn tả cần chú ý độ cứng mềm của nét bút và sự phong phú của mảng bóng và tả chất tốt.Các chỗ tiếp nối giữa đầu và cổ thường rõ ràng và nổi cơ, các đường mạch máu hoặc gân cốt rõ ràng, nhất là mu

bàn tày và các ngón tay. Vẽ người già dễ bị các chi tiết chi phối nên phương

pháp giản tiện và dễ thực hiện nhất vẫn là quy các bộ phận thành hình khối cơ

bản này theo hướng khác nhau để tạo nên động thái của người mẫu.

2. Bố cục dựng hình

Sau khi quan sát, nhận xét, ghi chép để tìm bố cục và nắm vững tương

quan chung của hình; có thể phác đường trục chính từ trên xuống dưới . chạy qua mặt mình đểlàm cơ sở cho đo tỷ lệ và so sánh. So sánh giữa tỷ lệ chuẩn của giải phẫu tạo hình với tương quan thực của mẫu xem có điểm nào khác khơng; bởi người béo có cảm giác lùn, người gầy sẽ cao lên. Mặt khác, vì mẫu là người già nên rất cần chú ý đến tư thế và dáng ngồi, nét mặt và hai bàn tay.

Góc quan sát mẫu thấy được 2/3 khuôn mặt . Ánh sáng chiếu xuống từ

bên trái mẫu (tức bên phải bài vẽ), từ góc cao khoảng 450 nhưng hơi lùi ra phía ngồi. Do đó, tồn bộ bề mặt hầu như nằm trong diện chiếu sáng, các chi tiết

nổi rõ và có sáng tối rõ ràng.

Do khung hình chung, xác định đường trục chính chạy chia đơi khn

mặt, cổ và thân người( vì là mẫu ngồi thẳng và hướng vẽ nhìn chính diện) . Đo và xác định các tỷ lệ lớn của dáng người theo phương pháp lấy đầu làm đơn c\vị

chuẩn. Tìm các đường trục ngang qua các vị trí như hai bên vai, hai khuỷu tay, hai eo bụng và hai đầu gối... Phác hình bằng nét thảng, nhẹ tay để tạo chu vi tổng thể của hình người. Sự nhất quán trong cách diễn tả

3. Vẽ tương quan lớn

Khi lựa chọn được bố cục thích hợp tiến hành vẽ phác hình trên cơ sở

tổng thể nối các đường hướng lớn về tỷ lệ ngang như nách, hông, đầu gối kết hợp các điểm nối từ đầu đến vai, vai đến hông , hông đến chân tạo thành bố cục tổng thể với các tỷ lệ tương đối.

Sau khi phác hình xong tiến hành kiểm tra tỉ lệ chung, tỉ lệ các bộ phận so với tương quan của mẫu bằng cách dùng que đo, đo lại thật chính xác, tránh

cách đo tượng trưng hoặc chiếu lệ vì khi càng đẩy sâu và chi tiết càng khó sửa, bài vẽ sẽ bị khơng chuẩn dễ sa lầy.

Xác định đường trục chính chạy qua ức. Từ đường trục chính tìm ra các

đường trục phụ bằng cách so sánh khoảng cách với đường trục chính.

- Các bước tiến hành giống như cài bài trước, tuỳ thuộc khả năng từng

người có cách vẽ hợp lý. Tuy nhiên, ở bài này cần chú ý tới mẫu là nam già khối của mẫu khúc triết, thô giáp và những đặc tính của cấu tạo rõ ràng, cụ thể.

Đó là những cơ sở so sánh khi phân chia các tỷ lệ, đường trục mặt và các diện, các mảng sáng tối.

4. Vẽ sâu

Xác định hướng ánh sáng chiếu vào mẫu tạo nên các độ đậm nhạt và

đường nét quan sát được. Tuy vậy khơng phải cứ nhìn thấy gì thì vẽ nấy mà phải phân tích một cách khoa học, việc xác định yếu tố ánh sáng để tạo khơng gian là rất quan trọng trong vẽ hình hoạ nghiên cứu. Khi đẩy sâu bài vẽ chú ý

tương quan sáng tối, phản quang ở các mảng tối, sáng tạo nên sự phong phú đa

dạng của ánh sáng nhưng lại mang tính tổng thể thống nhất rõ ràng. Vừa tạo

được chất da thịt mềm mại vào tạo được không gian hợp lý thuận mắt.

5. Hoàn chỉnh bài vẽ

Trong quá trình đẩy sâu, nét thẳng đã được xác định đúng phạm vi của hình với những độ dài ngắn của nét. Như vậy, ở bề mặt khung của tượng mẫu đã xác định đầy đủ, chỉ cần lượn nhẹ tay để tạo nên các đường cong. Các nét cong làm cho nét thẳng cụ thểhơn. Nét cong khi đã được gắn đúng với tượng mẫu tạo nên tiết tấu nhịp điệu của đường nét sinh động và hấp dẫn tạo cảm giác về chất của mẫu.

Ở giai đoạn này không nhất thiết phải vẽ nhiều mà quan trọng hơn là quan sát, so sánh để tìm ra sai sót giữa bài vẽ với tương quan mẫu để sửa chữa và hoàn thiện bài.

Cần chú ý tới đậm nhạt của nền, nếu vẽ đậm nhạt của nền đúng sẽ làm

tăng hiệu quả của tương quan, làm cho không gian trong bài vẽ sống động và hấp dẫn hơn.

- Khi ánh sáng chiếu vào mẫu, các mảng bóng khơng bao giờ giống nhau về tỷ lệ và độ đậm nhạt; mảng gần sẽ đậm hơn mảng xa, độ thẳng ít tiếp nhận

hơn độ cong…. Các độ đậm nhạt của bóng và của nét nhấn khơng nên q chênh nhau vì như thế hình sẽ khơ cứng. Bóng là phương tiện để xác định hình khối và làm hình khối nổi trong không gian hai chiều.

6- Yêu cầu cần đạt.

- Bố cục thuận mắt, hợp lý

- Hình đúng tỷ lệ, cấu tạo hình thể theo hướng mặt của tượng

- Diễn tả được các tương quan đậm nhạt chính đúng với nguồn sáng chiếu vào mẫu. Hình khối khi diễn tả khơng bị méo hoặc nhọ

- Thể hiện được không gian thực của mẫu. - Bài vẽ có tính bao qt chung.

- Có cách vẽ thoải mái nhưng tạo được sự thống nhất trong diễn tả hình khối và

tương quan, tạo được khơng gian của mẫu.

* Hình minh ha

* Câu hi, bài tp, ni dung ôn tp và tho lun

- Tìm hiểu mối quan hệ giữa chi tiết các bộ phận trên cơ thể người (bán thân, toàn thân).

BÀI 5: VẼ BÁN THÂN NAM TRẺ Kh giy: 60cmx80cm, cht liệu chì đen

Một phần của tài liệu Giáo trình vẽ hình họa chân dung và bán thân người thật (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)