Lập trình và lựa chọn ngôn ngữ lập trình

Một phần của tài liệu CƠ sở PHƯƠNG PHÁP LUẬN về QUY TRÌNH PHÂN TÍCH, THIẾT kế và TRIỂN KHAI PHẦN mềm (Trang 27 - 34)

2.3.1 Lập trình

Bước lập trình là một tiến trình dịch bản thiết kế chi tiết thành chương trình bao gồm các tập hợp các dòng mã lệnh máy tính có thể hiểu được. Mỗi

ngôn ngữ lập trình có những giới hạn nhất định do vậy dựa trên các đặc trưng của ngôn ngữ, chúng ta sẽ chọn ngôn ngữ lập trình phù hợp với chương trình ứng dụng tránh lựa chọn sai dẫn đến phải hay đổi ngôn ngữ hoặc sửa đổi thiết kế hệ thống.

2.3.2 Lựa chọn ngôn ngữ lập trình

Để xây dựng một phần mềm ta có thể lựa chọn nhiều ngôn ngữ khác nhau như Visual Basic 6.0, C#, Java, Visual Basic.NET… Tuy nhiên trong quá trình xây dựng phần mềm việc lựa chọn ngôn ngữ để viết chương trình còn phụ thuộc vào yêu cầu của người sử dụng, độ phức tạp của phần mềm sẽ xây dựng… Việc chọn ngôn ngữ thích hợp để viết chương trình sẽ là một trong những yếu tố quyết định sự thành công trong quá trình làm phần mêm. Trong mục này em sẽ giới thiệu sơ bộ về ngôn ngữ lập trình Visual Basic.Net là ngôn ngữ dùng để xây dựng phần mềm Quản lý nhân sự và lương.

Visual Basic.NET (VB.NET) là ngôn ngữ lập trình khuynh hướng đối tượng (Object Oriented Programming Language) do Microsoft thiết kế lại từ con số không. Visual Basic.NET (VB.NET) không kế thừa VB6 hay bổ sung, phát triển từ VB6 mà là một ngôn ngữ lập trình hoàn toàn mới trên nền Microsoft 's .NET Framework. Thật sự, đây là ngôn ngữ lập trình mới và rất lợi hại, không những lập nền tảng vững chắc theo kiểu mẫu đối tượng như các ngôn ngữ lập trình hùng mạnh khác đã vang danh C++, Java mà còn dễ học, dễ phát triển và còn tạo mọi cơ hội hoàn hảo để giúp ta giải đáp những vấn đề khúc mắc khi lập trình. Hơn nữa, dù không khó khăn gì khi cần tham khảo, học hỏi hay đào sâu những gì xảy ra bên trong ... hậu trường OS, Visual Basic.NET (VB.NET) giúp ta đối phó với các phức tạp khi lập trình trên nền Windows và do đó, ta chỉ tập trung công sức vào các vấn đề liên quan đến dự

Visual Basic.NET cho phép bạn cài đặt khái niệm hướng đối tượng như Overloading, Constructor và tham số hóa nhiều Constructor trong một Class. Visual Basic.NET cho phép bạn khai báo sử dụng lại những mã nguồn (Inheritance), thư viện hay tài nguyên đã có. Tính đa hình (Polymorphism) trong Visual Basic.NET được ghi nhận như một sự đột phá về mặt kỹ thuật, cho phép khai báo với đối tượng này nhưng sử dụng với đối tượng khác…

2.4 Kiểm tra và đảm bảo chất lượng phần mềm

Kiểm tra và đảm bảo chất lượng phần mềm là quá trình đánh giá xem chương trình có phù hợp với những đặc tả yêu cầu và đáp ứng mong đợi của khách hàng không. Công việc này được tiến hành ở mọi công đoạn phát triển phần mềm : giai đoạn phân tích - xét duyệt đặc tả yêu cầu, giai đoạn thiết kế - xét duyệt đặc tả thiết kế, giai đoạn mã hoá - kiểm thử chương trình. Qúa trình này phải được tiến hành thường xuyên sau mỗi giai đoạn sản xuất phần mềm. Kiểm tra và đảm bảo chất lượng phần mềm bắt đầu từ khi đánh giá khảo sát yêu cầu người dùng đến khi thiết kế và lập trình và kết thúc khi kiểm thử phần mềm. Quá trình này liên quan đến hai mục đích khác nhau, đó là phần mềm đáp ứng nhu cầu khách hàng và quá trình sản xuất không có sai sót. Theo đó, giai đoạn này cũng được chia thành hai hoạt động riêng lẻ là kiểm thử phần mềm (software testing) nhằm tìm các sai sót trong khi vận hành chương trình. Trong một số tài liệu khác, quá trình này được chia thành hai công việc là xác định (verification) đảm bảo phần mềm theo đúng đặc tả, thiết kế và tìm các lỗi lập trình và thẩm định (validation) để đảm bảo phần mềm đáp ứng nhu cầu người dùng, hoạt động hiệu quả và phát hiện các lỗi phân tích, lỗi thiết kế (lỗi mức cao).

2.5. Triển khai và đào tạo sử dụng

Quá trình triển khai được xem như một giai đoạn quan trọng tiếp sau các giai đoạn khảo sát, phân tích và thiết kế phát triển hệ thống đã được đề cập

trên đây. Nhiều người dùng vẫn coi triển khai là một phần việc tất yếu đi kèm khi chuyển giao phần mềm, nên khi đánh giá thường chỉ quan tâm đến các chức năng và tính năng của hệ thống mà quên một điều quan trọng rằng đó là những tiềm năng sẵn có trong hệ thống. Để đưa hệ thống cùng toàn bộ tính năng ưu việt của nó vào ứng dụng trong thực tế thì chỉ có quá trình triển khai tốt mới có thể biến các tiềm năng đó thành hiện thực. Nói cách khác, các tính năng có sẵn trong phần mềm chỉ là điều kiện "cần", còn quy trình triển khai hợp lý, khoa học mới là điều kiện "đủ" để ứng dụng thành công hệ thống. Tỷ lệ thất bại của các phần mềm do quá trình triển khai vẫn đang chiếm một tỷ lệ rất cao mà nguyên nhân chủ yếu là do :

 Năng lực của người sử dụng còn hạn chế.  Truyền đạt và thông tin không tốt.

 Phương pháp triển khai thiếu tính khoa học và không rõ ràng.

Đào tạo người sử dụng là một hoạt động không thể thiếu trong quá trình triển khai bất kỳ một phần mềm nào. Mục tiêu của công tác này là người dùng được cổ đông, cổ tức để điều hành trôi chảy hệ thống mới, thông báo một số tình huống có thể gặp lỗi khi vận hành sản phẩm để người dùng biết cách xử trí. Đào tạo không chỉ bao gồm các hoạt động nhập dữ liệu, lập báo cáo mà còn phải giúp người dùng hiểu được cách thức vận hành của phần mềm. Đối với công tác tin học hoá các nghiệp vụ quản trị quan hệ khách hàng, đây không chỉ là chuyển đổi phần mềm quản lý trong các phòng ban liên quan từ các tài liệu thiếu hệ thống, phân tán sang một hệ CSDL trong máy tính mà còn là sự thay đổi tư duy của người sử dụng. Những người sử dụng cần được đào tạo về những cách thức cụ thể trong công việc, giải thích các quy trình nghiệp vụ thủ công thay đổi như thế nào khi được thực hiện bằng phần mềm. Tuy vậy, đào tạo cũng là một yếu tố mang tính chủ quan cao nên đòi hỏi phải

2.6. Bảo trì phần mềm

Không thể thiết lập một hệ thống đáp ứng mọi thay đổi về yêu cầu. Theo thời gian, các yêu cầu người dùng trước đây đã trở nên lỗi thời và cần phải thay đổi chương trình để đáp ứng những yêu cầu mới. Môi trường hệ thống cũng có thể thay đổi khi phần cứng mới được lắp đặt, phát sinh các lỗi mới trong quá trình sử dụng. Quá trình thay đổi hệ thống sau khi chuyển giao và sử dụng được gọi là bảo trì phần mềm. Sự thay đổi có thể chỉ là sửa lỗi lập trình, nhưng cũng có thể cần phải thay đổi lại thiết kế hệ thống. Có 4 hoạt động trong giai đoạn bảo trì.

Bảo trì hiệu chỉnh : từ các thông báo lỗi trong quá trình vận hành chương trình, kỹ sư phần mềm sẽ phân tích và hiệu chỉnh các lỗi này.

Bảo trì tiếp hợp : phát sinh khi có sự thay đổi thường xuyên của mỗi trường như phần cứng, hệ điều hành hay các thiết bị ngoại vi được nâng cấp và thay đổi. Đây là hoạt động sửa đổi phần mềm để thích ứng được với những thay đổi của môi trường.

Bảo trì hoàn thiện : khi một phần mềm đã hoàn thiện được đưa vào sử dụng, các yêu cầu về những khả năng mới, các thay đổi những chức năng đã có… được người dùng gửi đến. Để thoả mãn các yêu cầu kiểu đó cần tiến hành bảo trì hoàn thiện. Hoạt động này chiếm hầu hết các công sức tiêu tốn cho việc bảo trì phần mềm.

Bảo trì phòng ngừa : phần mềm cần được thay đổi để cải thiện tính năng bảo trì hay độ tin cậy trong tương lai hoặc để cung cấp một nền tảng tốt hơn cho những mở rộng sau này.

Quá trình bảo trì thường xuất phát từ một tập hợp các yêu cầu thay đổi của người dùng hệ thống. Chi phí và ảnh hưởng của sự thay đổi này được đánh giá. Khi những thay đổi này được chấp nhận, kế hoạch phát triển hệ thống sẽ được xây dựng.

Hình 2.6 Quá trình bảo trì

Công nghệ bảo trì đưa ra chìa khoá để cải tiến năng suất bảo trì. Với những thiết kế cẩn thận, sự cung cấp tài liệu kỹ lưỡng và một loạt các phương pháp kiểm tra hoàn thiện, các lỗi sẽ dễ dàng được chuẩn đoán và hiệu chỉnh khi chúng xảy ra, phần mềm sẽ dễ sửa. Thời gian chi phí cho mỗi yêu cầu bảo trì sẽ ít hơn.

2.7. Quản lý thay đổi phần mềm

Trong việc phát triển các phần mềm, rất hiếm khi gặp một ứng dụng không có thay đổi. Sự thay đổi xảy ra trong tất cả các giai đoạn của quá trình phát triển ứng dụng. Do đó, các thủ tục để quản lý sự thay đổi là rất cần thiết để duy trì tính đúng đắn và trật tự trong nhóm dự án. Có 3 loại thay đổi chủ yếu trong vòng đời phát triển của một phần mềm bao gồm:

Quản lý thay đổi ứng dụng: ứng dụng thường xuyên phải thiết kế lại vì các lý do sau dự án vượt quá ngân sách, ứng dụng chậm hoặc có nhiều lỗi.

Quản lý cấu hình: là sự định danh, sự tổ chức và kiểm soát các sự thay đổi phần mềm bằng nhóm lập trình viên do có nhiều phiên bản chương trình.

Quản lý tài liệu: do sự thay đổi chương trình nên các tài liệu đi kèm cũng cần được sửa đổi và quản lý.

Quản lý thay đổi góp phần quan trọng làm tăng hiệu suất trong vòng đời của một phần mềm, giảm thời gian tìm kiếm lỗi, bảo hành và kiểm tra.

Yêu cầu thay đổi Phân tích các tác động Lập kế hoạch sử đổi Triển khai sửa đổi Vận hành hệ thống

Chương 3: Phân tích thiết kế Phần mềm Quản lí Nhân sự và Lương Công ty Tinh Vân

I. Khảo sát hiện trạng và đặc tả yêu cầu

1. Một số thông tin chung về công ty 2. Phân tích yêu cầu của khách hàng

Các quy định về vấn đề quản lý nhân sự Quản lý các thông tin chung về nhân viên

Quản lý các giấy tờ liên quan như Giấy phép hành nghề, bằng cấp… Theo dõi các khoản khen thưởng kỷ luật của nhân viên từ quá khứ Một số mẫu báo cáo đầu ra

3.Mục tiêu của phần mềm quản lý nhân sự

 Thay thế viêc quản lý hồ sơ nhân sự thủ công trên giấy tờ,

 Quản lý và cung cấp kịp thời và chính xác các thông tin cần thiết của nhân viên tại các thời điểm khác nhau.

 Tăng hiệu quả quản lý tập trung, giảm lãng phí chi phí quản lý.  …

Đặc tả chức năng phần mềm

 Sơ đồ luồng thông tin của hệ thống

 Đặc tả chức năng – Sơ đồ chức năng BFD  Sơ đồ luồng dữ liệu của hệ thống

II. Thiết kế cấu trúc dữ liệu và giao diện

1. Thiết kế dữ liệu

 Một số bảng dữ liệu tiêu biểu  Bảng Nhân viên  Hồ sơ nhân viên

 Bảng Bô Phận  Chức vụ

 Bảng khoản phụ  Dữ liêu lương

Sơ đồ mối quan hệ giữa các bảng trong CSDL

2. Thiết kế giao diện

 Giao diện đăng nhập hệ thống  Giao diện các menu chính

 Giao diện các màn hình nhập hồ sơ nhân sự  Giao diện quản lý dữ liệu lương, phụ cấp.  …

 Các báo cáo cơ bản

III. Thiết kế giải thuật

1. Thuật toán đăng nhập hệ thống

2. Thuật toán cập nhật dữ liệu về nhân sự 3. Thuật toán tìm kiếm

IV. Lựa chọn hệ quản trị CSDL và ngôn ngữ lập trình

1. Hệ quản trị CSDL Microsoft SQL Server 2005 2. Ngôn ngữ lập trình .NET

Một phần của tài liệu CƠ sở PHƯƠNG PHÁP LUẬN về QUY TRÌNH PHÂN TÍCH, THIẾT kế và TRIỂN KHAI PHẦN mềm (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w