Phân tích SWOT

Một phần của tài liệu tiểu luận đại CƯƠNG về PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP đề tài phân tích sự phát triển của công ty samsung electronics (Trang 26 - 34)

PHẦN 2 : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA SAMSUNG ELECTRONICS

3.2, Phân tích SWOT

3.2.1, Thuận lợi

֍Điểm mạnh (STRENGTHS)

・Hình ảnh thương hiệu

Thương hiệu là một thế mạnh đáng kể đối với Samsung khi công ty cố gắng xây dựng một hình ảnh mạnh mẽ trên thị trường tồn cầu trong ngành điện thoại thơng minh và điện tử tiêu dùng. Đặc biệt, sự nổi tiếng và vị thế của Samsung trên thị trường thế giới là kết quả của sự tập trung cao độ vào chất lượng sản phẩm và liên tục đổi mới cơng nghệ.

Ngồi hiệu suất hoạt động, các sản phẩm điện tử của Samsung bao gồm điện thoại thơng minh cịn được đánh giá cao về thiết kế tuyệt vời cùng chất lượng tổng thể. Hơn nữa, để có thể phát triển được cơ sở dữ liệu Khách hàng, gia tăng số lượng Khách hàng trung thành cũng như thu hút được nhiều người dùng mới, công ty đầu tư vào tiếp thị cũng như nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Samsung đã nhận định, chất lượng sản phẩm chính là yếu tố cốt lõi trong khung cảnh thị trường cạnh tranh như hiện nay. Hơn nữa, Samsung cũng tận dụng sức mạnh của hoạt động tiếp thị để tăng doanh số bán hàng và mức độ phổ biến của thương hiệu trên thị trường tồn cầu.

Đó chính là lý do tại sao công ty này luôn nỗ lực đem tới Khách hàng các sản phẩm đáng tin vậy và đẳng cấp nhất. Và ngược lại, Samsung cũng được coi là một trong những thương hiệu điện tử và điện thoại thông minh đáng tin cậy nhất.

Thương hiệu từ trước tới nay vẫn được coi là một tài sản vơ hình đối với một Doanh nghiệp khi nó có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu và doanh số bán sản phẩm trong thời đại ngày nay. Lý do chủ yếu là do Khách hàng có xu hướng mua sắm từ các thương hiệu mà họ biết và u thích. Và đó là yếu tố thúc đẩy các công ty tập trung nhiều vào hình ảnh của thương hiệu trong lịng người tiêu dùng.

Ngồi việc nâng cao chất lượng sản phẩm và cơng nghệ tiên tiến, Samsung cũng tập trung vào tính bền vững và CSR để duy trì một hình ảnh Doanh nghiệp thân thiện với mơi trường. Điều này tạo cơ hội giữ được đà tăng trưởng cho Samsung trong tương lai.

・Vị thế thị trường

Samsung được biết tới là một thương hiệu điện thoại thông minh và điện tử tiêu dùng, đặc biệt khi cơng ty này đã giành được vị trí dẫn đầu trong thị trường toàn cầu về các thiết bị tivi vào năm 2006 và vẫn tiếp tục giữ vững được vị trí của mình cho tới nay.

Sự tín nhiệm trong vị thế dẫn đầu của công ty đến từ sự tập trung vào đổi mới khi Samsung liên tục đi trước các thương hiệu khác trong phân khúc này và mang lại một loạt đổi mới cho công nghệ tivi, bao gồm cả “The Wall” với chế độ xem màn hình lớn cho gia đình và văn phịng.

Ngồi tivi, Samsung vẫn giữ vững là nhà cung cấp điện thoại thông minh lớn nhất với số lượng xưởng sản xuất nhiều nhất tồn cầu năm 2019. Số lượng cơng ty Hàn quốc chiếm khoảng 22% thị phần trong ngành công nghiệp điện thoại thông minh vào năm 2019. Trong suốt năm 2019, Samsung đã bán được hơn 290 triệu điện thoại thơng minh trên tồn thế giới.

Ngồi điện thoại thơng minh và tivi, Samsung cũng giữ chắc vị thế của mình trong ngành cơng nghiệp máy tính bảng, chất bán dẫn và màn hình. Galaxy Tab của Samsung đang cạnh tranh rất khốc liệt với Apple iPad. Năm 2019, với 7 triệu lô hàng sản xuất chỉ riêng trong quý 4, Samsung đã trở thành nhà cung cấp máy tính bảng lớn thứ hai trên thế giới. Ngoài ra,

Samsung cũng là nhà bán bộ nhớ flash NAND lớn nhất khi có thị phần 31% trong quý II năm 2020 và Samsung cũng có vị thế vững chắc trong thị trường bán dẫn toàn cầu.

・Hoạt động R&D

Ngành công nghiệp điện thoại thông minh và điện tử tiêu dùng ln có sự cạnh tranh gay gắt. Để tồn tại và duy trì vị thế của cơng ty trong một kịch bản cạnh tranh gắt gao, mỗi người chơi phải đầu tư rất lớn vào nghiên cứu và phát triển. Và chính sáng tạo là chìa khóa để giành chiến thắng trên chiến trường đầy cạnh tranh đó.

Samsung từ lâu đã lấy đổi mới là tiêu chí để tồn tại trong mọi ngành công nghiệp, dù là công nghiệp điện thoại thông minh, máy tính bảng hay truyền hình. Chính vì lẽ đó, Samsung đã mang tới một loạt sản phẩm bao gồm điện thoại thơng minh, máy tính bảng, tivi, cũng như chất bán dẫn và các sản phẩm bộ nhớ.

Chỉ riêng năm 2019, Samsung đã chi hơn 16,8 tỷ USD cho nghiên cứu và phát triển. Mặc dù Samsung là một trong số các công ty chi nhiều nhất cho hoạt động đổi mới và sáng tạo nhưng yếu tố chất lượng vẫn được công ty này đặt lên hàng đầu. Đổi mới khơng cịn là một phần trong chiến lược kinh doanh mà đã trở thành một phần của văn hóa tổ chức của Samsung.

Một lý do nữa tác động đến sự cạnh tranh nằm ở áp lực từ dịch bệnh COVID-19 và một lần nữa, thực tế lại chứng minh, nếu khơng thể đổi mới nghiên cứu và phát triển thì các cơng ty sẽ không thể chịu được áp lực cạnh tranh.

Ngành cơng nghiệp máy tính bảng và điện thoại thơng minh trong quý 2 năm 2020 chứng kiến nhiều sự thay đổi khi thị phần của các công ty nhỏ đang ngày càng bị thu hẹp lại. So với thị phần do 10 thương hiệu hàng đầu năm giữ thì các cơng ty nhỏ tiếp tục bị mất thị phần và sụt giảm tới 55%. Trong đại dịch COVID-19, ngồi đổi mới sản phẩm, các cơng ty cũng cần tập trung đổi mới quy trình để có thể giữ cho chuỗi cung ứng và mạng lưới phân phối khơng bị tan rã.

・Dẫn đầu tồn cầu về tivi và màn hình LCD

Vào tháng 3 năm 2020, Samsung có chia sẻ một infographic nhìn lại cách cơng ty đã đi một chặng đường dài trên con đường đổi mới công nghệ tivi. Từ năm 2008 tới năm 2020, Samsung vẫn tiếp tục giữ được vị thế của mình và liên tục mang tới những sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.

Tuy thị phần của Samsung có phần giảm sút trong những năm gần đây, từ 20% năm 2008 xuống 17% năm 2019 thì Samsung vẫn giữ ở vị trí đầu bảng và vẫn là nhà sản xuất màn hình LCD lớn nhất trên thế giới. Theo đánh giá chung thì với sự tập trung vào đổi mới liên tục, Samsung vẫn giữ được vị thế trên thị trường về lâu dài.

Một trong những thế mạnh hàng đầu của Samsung là danh mục sản phẩm lớn, với điện thoại thơng minh và máy tính bảng là sản phẩm cốt lõi. Dịng điện thoại thông minh Galaxy của Samsung là dòng điện thoại cao cấp, nhắm tới phân khúc người dùng cao cấp. Điện thoại thông minh Galaxy của Samsung cạnh tranh trực tiếp với iPhone của Apple và máy tính bảng Galaxy cạnh tranh với iPad do Apple nghiên cứu và sản xuất.

Tuy nhiên, danh mục sản phẩm của Samsung không dừng lại ở các sản phẩm điện thoại mà thay vào đó, cơng ty cịn sản xuất các sản phẩm khác bao gồm tivi bán dẫn, màn hình LCD, bộ nhớ NAND Flash, thiết bị 5G. Sự đa dạng hóa sản phẩm của Samsung giúp làm giảm sự phụ thuộc vào sản phẩm cốt lõi cũng như là đòn bẩy quan trọng trong cạnh tranh mở rộng kinh doanh.

֍Cơ hội (OPPORTUNITIES)

・Công nghệ 5G

Samsung đã và đang gặt hái những chiến lợi đầu tiên khi trở thành người dẫn đầu trong phân khúc điện thoại thông minh 5G. Tại Mỹ, Samsung là thương hiệu giành được thị phần lớn nhất trong phân khúc thị trường điện thoại thông minh 5G. Trong quý đầu tiên của năm 2020, khoảng 3,4 triệu bộ điện thoại thông minh 5G được bán ra tại Mỹ, chiếm 12% tổng số điện thoại thông minh được bán ra trên thị trường trong thời gian này.

Samsung đang đứng ở vị trí dẫn đầu trong phân khúc 5G so với các đối thủ như LG, One Plus… Đặc biệt, Galaxy S20 công nghệ 5G của Samsung đang dần trở nên phổ biến và được ưa chuộng đối với những người tiêu dùng giàu có ở các thành phố đơ thị hàng đầu ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, cuộc chiến sẽ chỉ thực sự bắt đầu khi Apple cho ra mắt iPhone tính năng mới có hỗ trợ 5G.

Cho đến thời điểm hiện nay, công nghệ 5G vẫn được đánh giá là miếng mồi ngon cho các nhà phát triển và cung cấp điện thoại thơng minh khi người dùng có xu hướng sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các bộ cơng cụ Internet, giúp tối ưu hóa trải nghiệm tốc độ đường truyền tại gia đình.

Tuy nhiên, cho dù đối thủ cạnh tranh có thế nào đi chăng nữa thì cũng khơng thể phủ nhận rằng sự xuất hiện của công nghệ 5G đã mang lại cơ hội cho Samsung. Vào tháng 9 năm 2019, Samsung đã ký kết được hợp đồng với nhà mạng không dây Verizon. Hợp đồng kéo dài 5 năm liên quan tới phần cứng và các dịch vụ liên quan trị giá khoảng 6.6 tỷ USD. Việc hợp tác với những nhà mạng như Verizon có thể giúp Samsung có thêm cơ hội ở thị trường ngồi Mỹ. Những thỏa thuận như với Verizon sẽ giúp Samsung củng cố thêm được vị thế là nhà cung cấp thiết bị mạng 5G của mình.

Nhu cầu về các dịch vụ kỹ thuật số đã không ngừng tăng lên trong vài năm qua. Và nhu cầu này đang được thúc đẩy lên một mức mới sau cơn sốt đại dịch Corona khi một số lượng lớn người phải ở nhà do lệnh phong tỏa. Khi đó, cuộc sống sẽ phải phụ thuộc vào các thiết bị số cho một số việc từ đặt hàng các sản phẩm thiết yếu cho tới giải trí. Và chắc chắn, điện thoại thông minh là một phương tiện không thể thiếu.

Nhu cầu về điện thoại thông minh giảm trong hai quý đầu năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Corona lên nền kinh tế. Nhưng mặt khác, chính đại dịch cũng là cơ hội cho sự gia tăng nhu cầu các dịch vụ kỹ thuật số cao hơn trên toàn thế giới. Điều này thể hiện rõ ràng với sự gia tăng số lượng người sử dụng của Netflix và Facebook… trong bối cảnh nhiều nơi bị phong tỏa.

Kể cả sau dịch bệnh, khi tình hình trở lại bình thường và mức độ làm việc tăng lên, nhu cầu về điện thoại thông minh cũng như các thiết bị kỹ thuật số sẽ tăng lên, mang lại một phần lợi nhuận không nhỏ cho các thương hiệu công nghệ như Samsung.

・Mua lại và đa dạng hóa sản phẩm

Samsung có danh mục sản phẩm đa dạng, phục vụ cho nhiều nhóm Khách hàng và phân khúc Khách hàng khác nhau. Tuy nhiên, trong những năm gần đây đã xuất hiện nhiều cơ hội mới nổi cho Samsung bao gồm AI, IoT (Internet of Things), ô tô tự lái và các công nghệ khác, khi công ty này cố gắng thực hiện một số thương vụ mua lại và sáp nhập trong lịch sử của mình. Những thương vụ mua lại này có ý nghĩa rất quan trọng đối với Samsung, giúp công ty này củng cố được vị thế của mình trong ngành điện tử và điện thoại thơng minh. Ngồi ra, việc mua lại và sáp nhập cũng cung cấp một cơ hội mới cho Samsung trong việc thâm nhập và tiếp cận các thị trường mới.

Ví dụ việc mua lại Harman vào năm 2017 đã giúp Samsung có thể kết hợp cơng nghệ màn hình hiển thị hàng đầu của mình với thương hiệu âm thanh mang tính biểu tượng cao do Harman tạo ra. Việc kết hợp này đã mang đến trải nghiệm âm thanh và hình ảnh cao cấp cho thị trường tiêu dùng.

3.2.2,Khó khăn

֍Điểm yếu (WEAKNESSES) ・Yếu thế tại Trung Quốc

Trung Quốc đang phát triển và trở thành thị trường điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, theo sau Ấn Độ. Mỹ là thị trường lớn thứ ba cho điện thoại thông minh. Tuy Samsung cố gắng giữ được vị thế của mình ở Ấn Độ và Mỹ thì tại thị trường điện thoại thơng minh ở Trung Quốc, Samsung lại có một vị thế yếu kém đáng kể.

Trung quốc hiện tại là thị trường điện thoại thông minh lớn nhất và mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho các công ty tham gia. Với số lượng người sử dụng lớn, Trung quốc vẫn là mảnh đất màu mỡ cho các cho các hãng điện thoại thông minh. Tuy nhiên, theo các số liệu được đưa ra thì tại đất nước tỷ dân này, người dùng vẫn ưu tiên các thương hiệu địa phương hơn cả. Huawei dẫn đầu thị trường Trung Quốc với thị phần lớn nhất, tiếp theo là Vivo, Oppo và Xiaomi. Samsung chiếm thị phần nhỏ và gần như không đáng kể tại thị trường Trung Quốc. Thị trường của Samsung tại Trung Quốc luôn dao động trong khoảng từ 0% tới 1%.

Dựa trên số lượng điện thoại xuất xưởng trong quý 1 và quý 2 năm 2020 thì thị phần của Samsung đã giảm từ 1% xuống 0% năm 2020. Trung Quốc luôn được đánh giá là thị trường tiềm năng đối với Samsung và Samsung có lẽ sẽ cần cố gắng hơn nữa ở thị trường màu mỡ này, cho dù chỉ là vài điểm phần trăm lẻ của chiếc bánh thị phần cũng có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể cho Samsung.

・Doanh thu và lợi nhuận có dấu hiệu giảm dần đều

Kể từ năm 2019 thì doanh thu và lợi nhuận của Samsung đã giảm đều đăng. Lý do đến từ hoạt động kinh doanh bộ nhớ và màn hình LCD bị suy giảm.

Mặc dù có sự tăng trưởng về số lượng xuất xưởng trong năm 2019 nhưng giá DRAM liên tục giảm dẫn đến lợi nhuận của bộ phận kinh doanh bộ nhớ cũng bị sụt giảm. Bên cạnh đó, nhu cầu về màn hình LCD cũng giảm khiến mảng kinh doanh màn hình LCD của Samsung cũng bị sụt giảm về lợi nhuận.

Doanh thu và lợi nhuận của công ty đã giảm xuống từ 243 nghìn tỷ KRW và 58.9 nghìn tỷ KRW năm 2018 xuống 230 nghìn tỷ KRW và 27.8 nghìn tỷ KWR trong năm 2019.

Trong khi đó, nhu cầu về điện thoại thông minh cũng giảm vào năm 2020 do dịch bệnh. Và xu hướng giảm này sẽ có kéo dài khi các danh mục sản phẩm khác của Samsung cũng đang có xu hướng giảm theo.

・Phụ thuộc nhiều vào thị trường Mỹ và Ấn Độ

Một phần lớn doanh thu của Samsung đến từ thị trường Mỹ và Ấn Độ. Tuy Samsung đã có những vị thế vững chắc ở một số thị trường nhưng về mặt tài chính, thị trường Mỹ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng với Samsung. Bởi lẽ, Mỹ là thị trường lớn dành cho điện thoại thông minh chỉ đứng thứ hai sau Trung quốc. Việc Samsung chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ sau các công ty nội địa Trung Quốc khiến cho công ty này phải phụ thuộc vào Mỹ chủ yếu về mặt doanh thu.

Tại Ấn Độ, Samsung vẫn là thương hiệu bán chạy thứ hai mặc cho có sự cạnh tranh từ các cơng ty Trung quốc. Tuy nhiên, sức ép từ các công ty Trung quốc sẽ mạnh lên khi các công ty này đang thúc đẩy việc chào bán các bộ điện thoại thông minh với giá rẻ, khiến doanh thu của Samsung bị ảnh hưởng mạnh.

֍Thách thức (THREATS) ・Đại dịch Corona

Đại dịch Corona nổi lên như một mối đe dọa lớn nhất từ trước tới nay của các doanh nghiệp trên toàn cầu. Những tác động này sẽ theo suốt doanh nghiệp cho tới năm 2021. Theo các nhà khoa học và phân tích kinh tế thì dịch bệnh Corona là mối đe dọa mà xã hội cần phải học cách chung sống.

Dù chỉ mới bắt đầu vào tháng 1 năm 2020, nhưng nó đã gây nguy hiểm trong chuỗi cung ứng hàng hóa cho Doanh nghiệp trên diện rộng. Mặc dù tác động đối với các ngành công nghệ kỹ thuật số và công nghệ đám mây là tương đối thấp nhưng ảnh hưởng của đại dịch đối với chuỗi cung ứng toàn cầu đã khiến một lượng lớn doanh nghiệp ngừng sản xuất như ngành ô tô, hàng không… Ở một khía cạnh khác, đại dịch cũng tác động tới nền kinh tế của

Một phần của tài liệu tiểu luận đại CƯƠNG về PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP đề tài phân tích sự phát triển của công ty samsung electronics (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w