Nước ta là một trong những nước nghèo- đứng thứ 133/174 nước trên thế giới theo GDP bình quân đầu người. Đến nay nước ta là một trong những nước đi đầu trong công cuộc xoá đói giảm nghèo (XĐGN). Học hỏi những kinh nghiệm XĐGN từ các nước trên thế giới nói chung và Nigeria nói riêng, Chính Phủ đã có những giải pháp phù hợp với nước ta nhằm giảm đói nghèo:
Phát triển mạng lưới an sinh xã hội giúp đỡ người nghèo. Xây dựng và hoàn thiên hệ thống chính sách trợ giúp của nhà nước đối với các nhóm người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không có cơ hội tự tạo việc làm. Phát triển trung tâm bảo trợ xã hội ở những vùng nghèo, vùng gặp khó khăn điển hình là chương trình 135 với nhiệm vụ chủ yếu là hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào dân tộc; phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn; đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở, nâng cao trình độ quản lý hành chính và kinh tế, đào tạo nâng cao năng lực cộng đồng; hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật.
Xây dựng nền giáo dục công bằng hơn, chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục cho người nghèo. Đầu tư cho hệ thống giáo dục ở các xã nghèo, vùng nghèo, xây dựng trường kiên cố cho các vùng thường xãy ra thiên tai. Tăng cường tài chính cho giáo dục đào tạo, khuyến khích các cá nhân, tập thể đầu tư cho giáo dục. Phát triển công nghiệp tạo việc làm và nâng cao mức sống cho người nghèo. Tăng cường hệ thống giới thiệu việc
làm, tạo cho người nghèo cơ hội tìm việc làm phù hợp, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng lao động.
Việt Nam cũng nên tự do hoá thông tin rộng rãi. Nó sẽ làm giảm tình trạng tham nhũng và ngăn chặn tham nhũng ,đồng thời tự do hoá thông tin sẽ cung cấp cho người nghèo biết được những chính sách của chính phủ đang hướng về ai và thực hiện những chính sách ấy như thế nào, lợi ích dành cho họ ra sao và cuối cùng là có phù hợp với họ hay không.
KẾT LUẬN
Sau quá trình tìm hiểu phần nào chúng ta đã có cái nhìn rõ nét về vấn đề mà chúng ta chú trọng quan tâm. Ở đây cụ thể là vấn đề đói nghèo ở Nigeria. Chúng ta đều biết rằng đói nghèo không phải là vấn đề của riêng quốc gia nào mà là vấn đề của toàn cầu. Tìm hiểu và quan tâm đến nghèo đói ở Nigeria cũng có nghĩa là chúng ta đang quan tâm và so sánh tới vấn đề nghèo đói ở Việt Nam để từng bước rút ra được những bài học kinh nghiệm qúy báu. Và sau quá trình tìm hiểu và viết bài nhóm đã có thêm nhiều kiến thức thực tế và vô cùng bổ ích. Nó giúp các thành viên trong nhóm có cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề đang quan tâm Điều đó càng chứng tỏ những kiến thức giáo khoa là nền tảng và có khả năng ứng dụng rộng rãi. Đồng thời đây cùng là dịp để các thành viên hoàn thiện thêm những kĩ năng cần thiết để sau này làm việc và hoạt động xã hội. Và đây cũng là nguồn tài liệu quý giá, chính xác để cô giáo phục vụ cho việc giảng dạy sau này.
Và cuối cùng thay mặt cả nhóm gủi tới tất cả các bạn trong lớp Kinh Tế Phát Triển-15 lời chào lời chúc sức khỏe chân thành nhất, chúc các bạn thành công trong học tập và trong công việc. Chúc cô giáo mạnh khoẻ thành đạt và hạnh phúc !
Hà nội , Ngày 20 tháng 04 năm 2009
Tài liệu tham khảo
TS.Phạm Ngọc Linh ,Ts. Nguyễn Thị Kim Dung,Giáo trình kinh tế phát triển,2008,Nxb Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.
Các trang web hỗ trợ http://www.nigeria.vn http://www.mofa.gov.vn http://vietnamnet.vn http://tuoitre.com http://www.chinhphu.vn http://www.tuoitre.com.vn