Cơ cấu bộ quản trị doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Đặc điểm môi trường kinh doanh của doanh nghiệp và ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến hoạt động của công ty TNHH một thành viên máy kéo và máy nông nghiệp (Trang 26 - 33)

Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy quản trị của công ty

Giám đốc công ty

Phó giám đốc sản xuất – kĩ thuật Phó giám đốc kinh doanh

Phòng sản xuất Ban ISO Phòng KCS Phòng KT PX cơ dụng PX đúc PCX rèn PX cơ khí 1 PX mạ nhiệt PX lắp ráp PX cơ khí 3 Phòng KHTM Các đại lý ban đại diện

PX sửa chữa VP GĐ Phòng TC-HC Ban đầu Tư Phòng tài vụ

máy nông nghiệp tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng.

Ban Giám đốc Công ty gồm có một Giám đốc, hai phó Giám đốc trong đó một phó Giám đốc kinh doanh, một phó Giám đốc sản xuất – kĩ thuật. Giám đốc được sự tham mưu của các phòng ban chức năng trong quá trình quản lý. Các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu của việc quản lý sản xuất kinh doanh và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc. Người giữ trọng trách cao nhất trong các phòng ban là trưởng phòng.

*/ Ban giám đốc

- Đứng đầu Công ty là giám đốc chịu trách nhiệm điều hành hoạt động chung.Giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong Công ty, ngoài công tác phụ trách chung các mặt hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh, Giám đốc công ty còn trực tiếp điều hành, giám sát các mặt công tác của một số đơn vị gồm: văn phòng Giám đốc, phòng tổ chức lao động tiền lương, ban đầu tư và phòng tài vụ. Giám đốc chịu trách nhiệm trước Nhà nước về mọi hoạt động của công ty. - Phó giám đốc sản xuất – kĩ thuật: Có chức năng điều hành sản xuất, thực hiện đúng tiến độ kế hoạch theo mục tiêu đã đinh , chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành các hoạt động sản xuất và phục vụ sản xuất cho các đơn vị.

- Phó giám đốc kinh doanh: là người chịu trách nhiệm các hoạt động tiêu thụ sản phẩm, tìm hiểu thị trường, đưa ra các giải pháp tăng doanh số, chịu trách nhiệm điều hành hoạt động thương mại…

*/ Các phòng ban nghiệp vụ.

- Văn phòng Giám đốc Công ty: Nhiệm vụ chủ yếu là tập hợp các thông tin các văn bản pháp lý hành chính trong và ngoài Công ty, truyền đạt ý kiến của Giám đốc xuống các đơn vị hoặc cá nhân, tổ chức quản lý, lưu trữ, chuyển các loại thông tin và văn bản quản lý.

- Phòng Tổ chức - Hành chính: Lập kế hoạch về công tác cán bộ , quản lý lao động, định mức lao động, lập kế hoách tiền lương và quản lý tiền lương của công

thiết kế cơ bản

- Phòng Tài vụ: Lập kế hoạch về tài chính, kế toán, về nguyên vật liệu, quản lý tài sản, thống kê tổng hợp, quản lý khâu tiêu thụ, thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên. Quản lý các quỹ, tham mưu cho Giám đốc về sử dụng nguồn vốn, khai thác khả năng vốn của nhà máy đạt hiệu quả cao.

- Phòng Kĩ thuật: Điều tra, nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác thiết kế công nghệ và quản lý khoa học kỹ thuật của công ty vào nề nếp. Xây dựng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của sản xuất và của các sản phẩm, các định mức lao động, tiêu hao vật tư. Biên soạn các tài liệu hướng dẫn sử dụng bảo quản máy móc, quản lý các hồ sơ thiết kế.

- Phòng KCS: quản lý chất lượng sản phẩm theo quy định thiết kế, kiểm tra sản phẩm ở tất cả các khâu trong quá trình sản xuất. giám sát các đơn vị việc thực hiện các thủ tục theo hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế 9001:2000.

- Phòng Sản xuất: Có chức năng phân công sản xuất, xây dựng kế hoạch tác nghiệp, đề xuất các giải pháp quản lý và tổ chức sản xuất nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Phòng kế hoạch thương mại: Quản lý xác định giá thành, nghiên cứu thị trường, bán hàng, tiêu thụ sản phẩm.

- Bộ phận quản lý về mặt điện nước, sửa chữa máy móc và an toàn lao động. Các phòng ban này không chỉ đạo trực tiếp từng phân xưởng sản xuất nhưng có nhiệm vụ theo dõi hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, tiến độ sản xuất, các quy trình công nghệ, các tiêu chuẩn định mức kĩ thuật… giúp cho giám đốc và phó giam đốc nắm rõ hơn về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó còn có nhiều phòng ban khác, mỗi phòng ban có một nhiệm vụ cụ thể và có quan hệ mật thiết với nhau.

Công ty TNHH một thành viên máy kéo và máy nông nghiệp có 8 phân xưởng sản xuất chính hoạt động theo dây chuyền liên tục từ khâu đưa nguyên liệu vào đến khâu hoàn thành sản phẩm, ở mỗi phân xưởng đều có một quản đốc để chỉ đạo việc triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất đảm bảo đúng tiến độ, số lượng chất lượng theo đúng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quy định.

Các phân xưởng được tổ chức dưới dạng nhiều tổ sản xuất tuỳ theo các bước chế tạo sản phẩm, phụ trách tổ sản xuất là tổ trưởng tổ sản xuất.

- Phân xưởng đúc: Có nhiệm vụ tạo phôi các chi tiết gang, thép đúc. - Phân xưởng ràn dập: Có nhiệm vụ cắt phôi, gò hàn, rèn dập. - Phân xưởng cơ khí 3: Gia công trục hộp số, bánh răng, bích bạc. - Phân xưởng nhiệt mạ: Nhiệt luyện và mạ các chi tiết sản phẩm. - Phân xưởng lắp ráp: Lắp ráp sản phẩm và nhập kho thành phẩm.

- Phân xưởng sửa chữa: Sửa chữa, trùng tu các máy móc thiết bị của công ty - Phân xưởng cơ dụng: Gia công cơ khí, trang bị công nghệ.

Là một doanh nghiệp Nhà nước Công ty TNHH một thành viên máy khéo và máy nông nghiệp đã vượt qua bao khó khăn thử thách để tồn tại và phát triển. Đây là một thành công lớn của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Nhưng bên cạnh những thành tựu mà công ty đã đạt được trong thời gian qua, Công ty cũng còn có những khó khăn từ chính bản thân công ty cũng như từ phía khách quan đem lại. Nhưng bằng sự cố gắng công ty đã và đang tích cực đổi mới, phát huy tinh thần sang tạo và truyền thống vốn có để có thể thích nghi với cơ chế thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Bằng những kiến thức đã tích luỹ được trong quá trình học tập và bằng những kinh nghiệm của bản thân và qua quá trình thực tập ban đầu tại công ty em đã định hướng và chọn được cho mình hai đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp:

1. Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH một thành viên máy kéo và máy nông nghiệp.

2. Giải pháp tăng cường khả năng cạnh tranh tại công ty TNHH một thành viên máy kéo và máy nông nghiệp.

DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG VẼ

Hình 1.1 Sơ đồ quy trình công nghề sản xuất sản phẩm tại công ty (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TNHH một thành viên máy kéo và máy nông nghiệp...10

Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy quản trị của công ty...26

Bảng 1.1: Máy móc thiết bị phục vụ sản xuất của công ty...13

Bảng 1.2: Cơ cấu lao đông của công ty TNHH một thành viên máy kéo và máy nông nghiệp...14

Bảng 1.3: Thống kê về tài sản và nguồn vốn của Công ty...15

Bảng 2.1: Bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh...22

Một phần của tài liệu Đặc điểm môi trường kinh doanh của doanh nghiệp và ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến hoạt động của công ty TNHH một thành viên máy kéo và máy nông nghiệp (Trang 26 - 33)