II. Luyện nét
1. Bút pháp căn bản
Nét là hình dáng ta thêm thắt để tạo cho đường có những đặc trưng riêng. Có 04 nét cơ bản được tạo thành bao gồm: Phương bút, viên bút, lộ phong, tàng phong, trong đó, mỗi nét bút pháp được tạo ra đều thể hiện cho một ý niệm, tác động trực tiếp tới cảm xúc của người xem.
Hiện nay, nhiều người quên đi vấn đề này mà chỉ tập trung vào luyện nét với mục đích viết chữ, vì vậy mà đơi khi những tác phẩm của các tác giả khơng đáp ứng được tiêu chí về thần thái của con chữ.
Để tạo ra một con chữ đẹp đòi hỏi nền tảng bút pháp chắc chắn, chúng ta sẽ phải luyện tập thật nhiều bút pháp mới có thể tạo ra những nét theo đúng chuẩn.
Bút pháp càng cao thì nét tạo ra càng chính xác và con chữ lại càng đẹp. Tất cả những đường nét dưới đây đều là để phục vụ cho việc sử dụng bút lông để tạo ra các nét cho đúng với trí tưởng tượng, phác thảo ban đầu của người viết.
1.1 Nét phương bút
Là kỹ thuật dùng bút lông để tạo ra các nét vuông vức. Phương bút là nét rất đơn giản, tuy nhiên rất nhiều tác phẩm thư pháp lại thường sử dụng nét này bởi khả năng tạo hình nội dung chân phương, mộc mạc, giản dị (Hình 2.9).
Trong sáng tác, nét phương bút tạo cảm giác vuông vức thể hiện sự mạnh mẽ, cứng rắn, chắc chắn. Tuy nhiên khi đưa vào sử dụng trong việc viết chữ, bên cạnh những ưu điểm kể trên thì nó cũng có những khuyết điểm khi khiến người xem có cảm giác của sự cứng nhắc, khn mẫu.
Hình 2.9
- Đầu bút nếu đặt thẳng xuống mặt giấy sẽ tạo ra hình giống như giọt nước. Nếu chỉ đặt thẳng và đưa một đường từ trái sang thì nét sẽ ra khơng đảm bảo về yếu tố góc cạnh trong nét phương bút.
Ướm cho đầu bút lông khi đặt xuống mặt giấy hơi nghiêng về một phía, cạnh của đầu bút lông nằm thẳng một đường từ trên xuống.
- Khi hành bút nếu kéo bút từ phải qua trái, đầu lơng sẽ thu lại tạo ra hình như dưới -> khơng đảm đảo về yếu tố góc cạnh vng vức trong nét phương bút.
Để giải quyết: Sau khi ướm bụng bút thẳng ta chuyển thế bút từ phải sang trái để đẩy đầu lông đi trước bụng bút, như vậy sẽ dễ dàng điều chỉnh được góc cạnh, độ vng trong nét phương bút (Hình 2.10).
Hình 2.10
– Khi hành bút nếu không giữ được lực, nét phương sẽ “mất bụng” nếu nhấn quá nhiều lực vào đầu bút, hoặc “mất đầu” nếu nhấn quá nhiều lực vào bụng bút.
1.2 Nét viên bút
Là nét tròn đều, tạo cảm giác viên mãn, tràn đầy, nhưng trong một số trường hợp cũng thể hiện sự mềm mại, yếu đuối (Hình 2.11).
Hình 2.11
Để viết được nét viên bút dễ dàng, ta nên chia nét này ra làm ba phần, sau này khi thực hiện các nét bút pháp khác hoặc khi áp dụng bút pháp vào các đường nét cụ thể ta sẽ gọi tên ba phần này lần lượt là (Hình 2.12).
–Khởi bút: Giai đoạn bắt đầu một nét
– Hành bút: Giai đoạn di chuyển bút để tạo thành đường nét –Thu bút (hay thâu bút, hồi bút): Giai đoạn kết thúc một nét
Hình 2.12
Để viết được nét viên bút bạn cần chú ý 03 điểm
–Một là, khởi bút ngược lại so với hướng mong muốn tạo ra nét (Hình 2.13).
–Hai là, khi hành bút phải giữ được lực cân bằng để phần khởi bút, hành bút, thâu bút được cân bằng. (Hình 2.14).
–Ba là, khi xoay bút để tạo nên nét viên cần phải trả lại đầu lông để hành bút. Như vậy, nét viết sẽ không bị sai lệch do qn tính của phần đầu lơng bút. (Hình 2.15).
Hình 2.13 Hình 2.14 Hình 2.15
Nét viên bút cùng với “trung phong hành bút” giúp người xem có cảm nhận nhiều hơn về sự viên mãn, tròn đầy. Hành bút sử dụng trung phong hành bút để giữ độ dày của nét (Hình 2.16). Thu bút hơi nhấc bút và xoay bút để tạo hình trịn kết thúc (Hình 2.17).
Hình 2.16 Hình 2.17
* Lưu ý: Khi luyện tập viên bút phải luyện cho nét viên càng trịn càng tốt, tránh tình trạng bị dư đầu lơng, nét hành bút bị bóp méo biến dạng, yếu ớt, sẽ khiến nét viên bút thiếu sức sống.
1.3 Nét lộ phong
Là nét để lộ ra phần đầu của ngọn bút (phần nhọn nhất), thường thể hiện cho sự rõ ràng, dễ đốn nhưng đơi khi mang lại cảm giác nguy hiểm, gai góc.
Khái niệm mới: * Đề và án
- Đề là khi di chuyển ngọn bút mà hơi nhấc tay lên khỏi mặt giấy khiến đầu lông bút thu lại cho ra nét mảnh.
- Án là khi di chuyển ngọn bút mà hơi ấn tay xuống mặt giấy khiến đầu lông bút mở ra cho nét dày.
Thể hiện nét lộ phong cần phải chú ý
- Hai đầu của lộ phong đều là nét mảnh, cân bằng và đối xứng (Hình 2.18). –Nét phải thẳng, khơng được run (Hình 2.19)
– Lộ phong được tạo ra do ta sử dụng đầu lơng bút ít đi, vì vậy có thể sử dụng hai cách để tạo ra lộ phong (một là nhấc bút cao lên khỏi mặt giấy, hai là xoay bút để chuyển từ thế bút bản to ngang, sang thế bút bản nhỏ dẹt), (Hình 2.20).
Hình 2.18
1.4 Nét tàng phong
Nét tàng phong là nét dấu đi đầu ngọn bút trong hành bút, khiến cho nét có cảm giác bí ẩn, chứa đầy nội tại. Đây là một trong những nét rất khó để tạo ra và nó cũng mang ý nghĩa của sự khó đốn, hỗn loạn. Nét tàng phong, trong đó “Tàng” là ấn dấu, “phong” là gió, tức ẩn giấu đi phần đầu của ngọn gió (Hình 2.21). Thực hiện nét này phải trải qua hai bước:
Hình 2.21
Thứ nhất nét tàng phong có hình dạng gần giống như hai hình chữ nhật, nghiêng 45 độ so với hướng di chuyển, được nối hai đỉnh với nhau. Cách thực hiện đơn giản là sử dụng lộ phong để tạo ra phần đỉnh hình chữ nhật đầu tiên (Hình 2.22), đốn nét chéo 45 độ để tạo ra góc của khởi bút (Hình 2.23).
Hành bút hơi chếch về phía mong muốn và hơi nhấc phần bụng bút để tạo phần hóp ở bụng dưới nét tàng phong (Hình 2.24). Thu bút theo chiều ngược lại. Bước này mình gọi là “tạo xương” (Hình 2.25+Hình 2.26)
Hình 2.24 Hình 2.25
Hình 2.26 Hình 2.27
Cuối cùng tăng cường phần viên bút ở bụng và lưng của “hai hình chữ nhật” ở khởi bút và thâu bút. Giúp cho nét tàng phong có thêm sự dày dặn, trịn trịa. Bước này mình gọi là “xây thịt” và hồn thiện (Hình 2.27).
1.5 Trung phong hành bút
Là kỹ thuật cầm bút di chuyển thẳng ở chính giữa đường đi của ngọn bút để tạo ra đường có lượng mực được cân đối đều từ giữa sang hai bên.
Khái niệm mới: * Chuyển bút: Là giữ nguyên thế bút, cổ tay và cánh tay chỉ xoay ngón tay để thay đổi đường đi của bút và hướng bút tạo thành nét di chuyển mềm mại.
Hình 2.28
Lưu ý:
Trung phong hành bút là kỹ thuật di chuyển ngọn bút ở chính giữa nét, thường đi cùng với chuyển bút là kỹ thuật thay đổi hướng đi của nét tạo ra những đường con mềm mại.
Đặc tính của trung phong là khi di chuyển giữa nguyên được lực di chuyển vừa đủ để các nét đều nhau, góc được tạo ra do chuyển bút giữa trên và dưới cũng thật bằng nhau, góp phần tạo nên cảm giác của đơi tay về sau (Hình 2.28).
1.6 Thiên phong hành bút
Là kỹ thuật cầm bút thiên về một hướng so với đường đi của ngọn bút để tạo ra đường có sự phân chia mực khơng đều. Mực dồn nhiều hơn ở hướng bụng bút và thưa dần ở ngọn bút (Hình 2.29).
Khái niệm mới triết bút: Là lật cổ tay, thế bút chuyển sang hướng khác một
Hình 2.29
Lưu ý:
Thiên phong là cách hành bút mà thân bút lệch về một phía so với nét bút được tạo ra. Lượng mực của thiên phong thường lệch về hướng đầu bút và xước nhiều ở bụng bút
2, Ứng dụng bút pháp căn bản vào thư pháp Việt (Thư pháp chữ Quốc ngữ)
Việc vận dụng bút pháp vào các đường nét cụ thể sẽ tạo ra sự đa dạng riêng trong việc tạo dựng các ký tự, con chữ. Trong thư pháp Việt, như đã chia sẻ với các bạn về ngọn bút lông, nếu tinh ý bạn sẽ nhận ra rằng việc tạo ra những nét đều đặn khó khăn hơn những nét to nhỏ lệch nhau, nếu bạn muốn tạo ra một nét to hơn đơn giản bạn chỉ cần nhấn bút dần xuống còn đối với một nét đều bắt buộc bạn phải giữ bút nằm nguyên ở một vị trí, một độ cao nhất định. Việc vận dụng bút pháp người ta chia thành 08 bộ nét chính có thể được diễn tả trong 01 chữ là chữ “Tải” (Hình 2.30).
Trên đây chỉ là những đại diện điển hình cho các nét được hình thành, bên cạnh đó ta vẫn có những phương pháp thực hiện khác, cụ thể như sau:
2.1 Bộ nét ngang ( Nét hồnh)
Nét ngang là nét có hướng đi từ trái sang phải. Có thể đi từ thấp lên cao hoặc ngược lại, không nhất thiết là ngang bằng như là hình học (Hình 2.31).
Nhóm nét ngang bao gồm: nét ngang dài, nét ngang ngắn, nét ngang thấp, nét ngang nhọn. Và nét ngang cao, nét này gần giống với là dấu sắc hoặc dấu huyền trong tiếng Việt.
Hình 2.31
Nét ngang là khung xương, xà ngang của chữ. Nét này viết có tốt hay khơng trực tiếp ảnh hưởng đến kết cấu và sự cân bằng trọng tâm chữ. Tuy nói hồnh ngang, thụ thẳng, nhưng thực tế hồnh thường thấy đầu trái thấp, đầu phải cao, có thế bên phải hơi chếch lên trên một chút.
a) Ngang dài
Di chuyển một nét ngang với độ dài lớn, không bị run nét mà vẫn đảm bảo sự chính xác trong bút pháp.
b) Ngang ngắn
Di chuyển một nét ngắn với hành bút gần như di chuyển rất ít mà vẫn đảm bảo chính xác trong bút pháp.
c) Ngang cao
Di chuyển một nét theo hướng chéo từ dưới lên. Nên luyện tập nét ngang cao bằng tàng phong để hiểu được kết cấu của nét tàng phong khi thay đổi góc cạnh sẽ ra sao.
d) Ngang thấp
Di chuyển nét ngang theo hướng chéo từ trên xuống. Luyện tập nét ngang thấp bằng đầu ngọn bút để tạo ra nét cực mảnh, qua đó luyện tập thêm khả năng dùng đầu bút trong tạo nét.
e) Ngang nhọn
Nét giúp ta hiểu được cách chuyển từ khởi bút là một nét to sang thu bút là một nét nhỏ theo chiều ngang. Để luyện được phương pháp này cần phải chú ý tới thế tay và cách vận bút, từ Thiên phong hành bút của nét tàng phong ta chuyển bút sang Trung phong hành bút của lộ phong.
Cốt yếu: Nét ngang cần bình ổn, có lực. Có khi thì đoạn ở giữa thơ đậm như 2 đầu, làm như vậy để đạt tới ý vị “đầy đặn”. Đó là điểm đặc biệt nét điểm trong chữ. 2.2 Bộ nét dọc ( Nét tung)
Nét dọc và ngang đều là xương sống của chữ, đều là trụ cột. Căn cứ vào nguyên tắc “hồnh ngang, thụ thẳng” thơng thường yêu cầu nét dọc phải thẳng đứng, tuy nhiên nếu thẳng quá lại lộ ra vẻ cứng nhắc, nhưng thiếu yếu tố đó lại lộ vẻ thiếu lực. Tốt nhất là trong thẳng có cong, trong cong phải thể hiện thẳng. Tức phải đảm bảo sự ổn định, khỏe khoắn có lực.
Đối với dọc ngắn sẽ giúp bạn di chuyển một nét dọc với hành bút gần như di chuyển rất ít mà vẫn đảm bảo chính xác trong bút pháp.
Với dọc dài sẽ giúp bạn di chuyển không bị run nét mà vẫn đảm bảo sự chính xác trong bút pháp.
b) Dọc nghiêng
Giúp bạn di chuyển một nét theo hướng chéo từ trên xuống. Bình thường mình hay luyện tập nét ngang cao bằng tàng phong để hiểu được kết cấu của nét tàng phong khi thay đổi góc cạnh sẽ ra sao
c) Dọc nhọn
Nét giúp bạn hiểu được cách chuyển từ khởi bút là một nét to sang thu bút là một nét nhỏ theo chiều dọc.
2.3 Bộ nét cong a) Cong ngắn b) Cong dài c) Cong cao đều d) Cong thấp đều 2.4 Bộ nét lượn
Nét lượn tạo ra cảm giác mềm mại, uyển chuyển cũng như thay đổi đột ngột trong nội dung tác phẩm, bộ nét lượn cũng chia ra thành các kiểu khác nhau khi áp dụng phương thức hành bút khác nhau.
Nét lượn có tính ứng dụng rất lớn trong thư pháp chữ Việt, đặc biệt trong các thể chữ như Phong thể, Thủy thể, nét lượn dường như phát huy tối đa công dụng của nó khi giúp cho người viết thay đổi về phương hướng, góc cạnh.
a) Lượn dọc
Lượn dọc thường được sử dụng để tạo ra dấu hỏi “?” trong thư pháp Việt, đôi khi phần thu bút to hơn phần đầu, nhưng khi tập chúng ta tập như hình (Hình 2.32).
Bắt đầu bằng một nét viên bút và kết thúc cũng bằng một nét viên bút. Nét lượn dọc này là sự kết hợp của hai nét cong ngược chiều mà thành, để luyện được bạn cần lưu ý hành bút thu nhỏ dần ở giữa nét và mở rộng trở lại ở đoạn thu bút. Tạo cho nét có phần đầu viên bút lớn nhất.
Hình 2.32 b) Lượn dọc nhọn
Thay vì kết thúc bằng viên bút như nét lượn dọc phía trên, nét lượn dọc nhọn thay đổi thu bút bằng lộ phong để giúp bạn hiểu cách kết thúc nét uốn lượn bằng việc tận dụng đức “Kiện” của bút và Đề bút đúng cách (Hình 2.32).
c) Lượn ngang thường
Bắt đầu bằng một nét viên bút, kết thúc cũng bằng một nét viên bút. Nếu bạn để ý các nét viên bút có đầu hơi hướng vào trong sẽ tạo cho nét có vẻ căng tràn và nhiều sức sống (Hình 2.33).
Hình 2.33
Nét lượn ngang thường được dùng để tạo ra dấu ngã “~” trong thư pháp Việt. Bên cạnh đó, nét này cũng được sử dụng để tạo nên những đoạn chuyển tiếp thường thấy khi bạn liên bút giữa các ký tự với nhau trong thể chữ.
d) Nét lượn ngang nhọn
Khác với lượn ngang thường, nét lượn ngang nhọn có phần thu bút là lộ phong giúp người viết hiểu được cách thu bút nhỏ lại theo chiều ngang (Hình 2.34). Đối với cả nét lượn dọc nhọn và lượn ngang nhọn bạn đều có thể thử vừa nhấc bút vừa xoay bút để đầu lông bút chụm lại nhằm tạo ra thu bút lộ phong.
Hình 2.34
Dưới đây là một số biến thể khác của nét ngang lượn với phần thu bút to hơn phần khởi bút (Hình 2.35) và biến đổi việc sử dụng viên bút với trung phong hành bút thành phương bút với thiên phong hành bút để tạora nét lượn mới góc cạnh hơn (Hình 2.36).
Hình 2.35 Hình 2.36
2.5 Bộ nét vòng
a) Nét lượn thuận và nét lượn nghịch
Nét vòng trong thư pháp Việt được sử dụng khá nhiều vì nó có thể tạo ra nhiều ký tự như chữ “a”, chữ “o”, chữ “g”, “h”, “p”, “q”, “r”. Bởi vậy luyện tập nét vòng là một trong những bước quan trọng giúp người mới bắt đầu tạo ra được những con chữ đẹp. (Hình 2.37).
b) Lượn thuận vòng và nghịch vòng
Nét này kết hợp với thuận vịng có thể tạo ra chữ “g”, hoặc kết hợp với chữ “u” sẽ tạo ra chữ “y”. (Hình 2.38)
Nét lượn thuận vòng chú ý khởi bút là viên thì hành bút trung phong từ trên xuống dưới theo đường cong, đến độ dài mong muốn chuyển hướng ngược lên đi quá phần khởi bút rồi thu bút. Phần hành bút phía dưới lưu ý án bút để nét có được sự to dầy, chắc chắn
Hình 2.38
Nét lượn nghịch vòng là nét tạo ra chữ “h” và “r”: bạn chỉ cần làm ngược lại với nét thuận vịng là được.
Lưu ý: Bạn có thể thay đổi hành bút của hai nét này bằng sự kết hợp của một nét thẳng và một nét cong để tạo ra chữ “g” hoặc chữ “h” với một cạnh thẳng.
2.6 Bộ nét phác