Nhân bản học và quan niệm về tôn giáo

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG TRIẾT học của PHƠRĂNGXÍT bêcơn và sự ẢNH HƯỞNG của nó đến nền văn MINH PHƯƠNG tây HIỆN đại (Trang 27 - 35)

Ph.Bêcơn coi con người là sản phẩm cuả tạo hoá, do vậy khoa học về con người cũng là khoa học về tự nhiên. Tiếp thu quan niệm của Arixtốt về con người, Ph.Bêcơn chia linh hồn thành các dạng "linh hồn thực vật", "linh hồn động vật", "linh hồn lý tính". Hai phần đầu thuộc về linh hồn cảm tính, có cả ở thực vật và động vật. Trong con người, linh hồn cảm tính là một dạng chất lỏng, pha loãng trong cơ thể. Chúng vận động theo các dây thần kinh, tựa như các đường ống, tác động lên các giác quan, điều khiển chức năng sống của cơ thể. Bộ phận linh hồn này có thể bị huỷ hoại cùng cơ

thể khi con người chết đi. Linh hồn lý tính có nguồn gốc từ Thượng đế. Đó là một khả năng kì diệu mà chúa đã ban cho con người, mang tính thần

  thánh. Vì con người có cả hai dạng linh hồn nên con người vừa rất gần với

động vật lại vừa có cái gì đó siêu phàm, và do đó, bản chất con người không cho phép con người theo lập trường hoàn toàn vô thần. Con người cần có tôn giáo để vượt qua những lúc con người mềm yếu, bất lực. Tôn giáo mang lại cho con người niềm tin nhưng nhà thờ không được phép dùng các biện pháp chống lại các nhà vô thần, không được cản trở các hoạt động khoa học, nghệ thuật của con người.

Nhìn chung, quan niệm trên của Ph.Bêcơn thể hiện sự thoả hiệp giai cấp tư sản Anh thời đó với các vấn đề tôn giáo.

 

PHN 3 : NHNG NH HƯỞNG CA TƯ

TƯỞNG TRIT HC PH.BÊCƠN

3. THỜI BẤY GIỜ :

Triết học Bêcơn là triết học duy vật không triệt để khi ông không dám công khai xung đột với tôn giáo. Điều này thể hiện tính thoả hiệp trong triết học của ông. Mặc dù vậy, triết học duy vật của Bêcơn đã có tác dụng tích cực

đối với sự phát triển của khoa học, nó giáng một đòn rất mạnh vào uy tín của nhà thờ và giáo hội đang lúc hưng thịnh lúc bấy giờ.

Những lập luận của Ph.Bêcơn về bản chất của các cuộc xung đột xã hội mang tính súc tích đặc biệt. Ông là người đầu tiên phân tích cơ sở lý luận của tổng thể các nguyên nhân dẫn đến các cuộc xung đột xã hội trong nội bộ đất nước, xem xét một cách cụ thể các điều kiện vật chất, chính trị và tâm lý của các vụ lộn xộn trong xã hội cũng như những phương thức có thể khắc phục chúng. Ông đặc biệt chú ý đến vai trò quyết định của các điều kiện vật chất đối với sự hình thành tình trạng mất trật tự xã hội. Một trong những nguyên nhân

đó, theo Ph.Bêcơn, là do sự nghèo đói về vật chất của nhân dân: “Trong quốc gia có bao nhiêu người bị bần cùng hóa thì có bấy nhiêu người sẵn sàng trở

thành kẻ nổi loạn”. Và nếu như giới quý tộc bị khánh kiệt về tài sản, bị bần cùng hóa và trở thành dân thường thì sự nguy hiểm lại càng lớn và càng không thể tránh khỏi những vụ nổi loạn, bởi lẽ những vụ nổi loạn, xuất phát từ những “miếng ăn” là những “vụ nổi loạn tồi tệ nhất”.

Khi phân tích các nguyên nhân chính trị của những cuộc xung đột, Ph.Bêcơn nhấn mạnh rằng, các vị Hoàng đế (Quốc vương) bị ràng buộc bởi địa vịđứng đầu quốc gia nên giải quyết mọi vấn đề một cách tùy tiện theo sự suy xét của mình, không cần phải tôn trọng ý kiến của các tầng lớp và của nghị

viện. “Nhân dân”, theo ông, “không thể chịu đựng được sự tùy tiện đó và họ tự

suy nghĩ về việc thành lập và cũng có các hình thức cai trị mới. Các quan đại thần và một số người trong giới quý tộc bắt đầu ngấm ngầm xúi giục dân chúng

  thực hiện điều đó. Một khi nhận được sự làm ngơ của các quan đại thần và một số người trong giới quý tộc, nhân dân lại dấy lên những phong trào phản đối chống lại Nhà nước”. Ngoài việc chỉ ra sai lầm về chính trị trong phong cách cai trị, Ph.Bêcơn còn chỉ ra một loạt các yếu tố thuộc về tâm lý của các vụ lộn xộn xã hội. Trong số những yếu tố đó, có những lời châm chọc gay gắt và độc ác “từ miệng lưỡi của Hoàng đế”; “sự ghen tỵ, sự đố kỵ trong cuộc sống xã hội”; “những lời nhục mạ, những lời đồn thổi giả tạo phê phán chính phủ”, v.v.. Lưu ý đến các phương tiện cụ thể nhằm ngăn ngừa những cuộc xung đột xã hội, Ph.Bêcơn nhấn mạnh rằng, “mỗi một căn bệnh” đều có thứ thuốc của mình, thứ thuốc đầu tiên là bằng tất cả các phương thức có thể để xóa bỏ các nguyên nhân mang tính vật chất của các cuộc xung đột xã hội, trong đó có việc khắc phục tình trạng sống dưới mức yêu cầu của các tầng lớp, đẳng cấp cụ thể

trong xã hội. Theo ông, sự không hài lòng của một trong những tầng lớp cơ bản chưa tạo ra sự nguy hiểm thực sự, “vì nhân dân chưa cùng nhau tụ tập để vùng lên phản kháng một khi các vị đại thần chưa thức tỉnh họ làm điều đó, còn các vị đại thần cũng sẽ không có sức mạnh nếu họ chưa gây dựng trong bản than nhân dân sự phẫn nộđối với chính thể hiện thời. Sự nguy hiểm chỉ thực sự lớn khi những vụ nổi loạn mà giới quý tộc mong đợi xảy ra trong dân chúng và ngay lập tức giới quý tộc thể hiện vai trò “lãnh đạo” của mình.

Phương tiện quan trọng để ngăn ngừa các cuộc xung đột xã hội, theo Ph.Bêcơn, đó là nghệ thuật sử dụng các thủ đoạn chính trị. Biện pháp “tuyệt vời” và “tự chủ” ngăn chặn các cuộc xung đột xã hội, theo Ph.Bêcơn, là quan tâm đến việc làm sao để những người không hài lòng có được vị lãnh tụ thích hợp có khả năng tập hợp họ lại với nhau và làm sao để có được một hoặc tốt hơn là một số người có khả năng đàn áp các vụ lộn xộn và nổi loạn của dân chúng. Ph.Bêcơn không những chỉ ra sự cần thiết phải có những con người như

vậy, mà còn nêu rõ những phẩm chất cơ bản họ cần phải có. Ông viết rằng, phải làm sao để cho những vị thủ lĩnh quân sự đó trở thành những người đáng tin cậy và đáng kính chứ không phải là những người thích chia rẽ và những

  người thích đi tìm sự nổi tiếng, làm sao để họ hòa hợp được với những nhân vật quan trọng khác trong Nhà nước

4. NGÀY NAY:

Trong giai đoạn toàn cầu hoá hiện nay, cái giúp cho con người vượt qua những khó khăn, thử thách, giải thoát con người khỏi những thách đố và vướng mắc của cuộc sống, đáp ứng nhu cầu thường nhật và lâu dài của nhân loại không chỉ là kinh tế, kỹ thuật hiện đại và công nghệ cao, mà còn là triết học. Triết học giúp cho con người tìm ra lời giải không chỉ cho những thách đố

muôn thuở, mà còn cho những vấn đề hoàn toàn mới do quá trình toàn cầu hoá

đặt ra. Triết học không chỉ giúp con người nhận thức rõ địa vị của mình, lối sống xứng đáng với con người, mà còn giúp họ xác định mục tiêu và lý tưởng sống để từ đó, góp phần biến đổi hiện thực nhằm phục vụ cho chính mình. Không chỉ thế, trong giai đoạn toàn cầu hoá hiện nay, triết học còn giúp cho con người có được sựđịnh hướng đúng đắn trong hành động và củng cố quyết tâm hành động, đánh giá đúng những biến động đang diễn ra, gợi mở cách đi, hướng giải quyết các vấn đề mà cuộc sống đang đặt ra. Trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, triết học cũng đang thực hiện chính những vai trò to lớn đó.

Nhân loại đang chứng kiến những biến động to lớn, phức tạp và có tác

động sâu sắc, nhiều mặt không chỉđến con người và xã hội, mà còn đến cả giới tự nhiên. Các sự biến trong xã hội dồn dập xảy ra làm cho có những cái tưởng như hết sức vững chắc bỗng đột ngột sụp đổ, cái mới có khi chưa kịp phát huy tác dụng, thậm chí chưa định hình rõ rệt, thì lại đã có những cái mới hơn nảy sinh bổ sung hoặc chực chờđể thay thế.

Cùng với những biến động đó, sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu, các thành tựu tuyệt vời của khoa học và công nghệ trong kỷ nguyên toàn cầu hoá đang tạo nên những bước tiến mới trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống đương đại, đang tác động mạnh đến tất cả các nền văn hoá dân tộc và đến văn minh nhân loại nói chung. Công nghệ thông tin, các phương tiện

  liên lạc và giao thông hiện đại cực kỳ thuận lợi và hiệu quả dường như đang thu nhỏ trái đất lại và biến nó thành "ngôi làng toàn cầu”. Trong một bối cảnh như vậy đã có người nghĩ rằng, trong giai đoạn hiện nay, chỉ có kinh tế kỹ thuật hiện đại và công nghệ cao mới có thể là cứu cánh giúp cho con người vượt qua những khó khăn, giải thoát con người khỏi những thách đố và vướng mắc của cuộc sống, mới có thểđáp ứng được cả các nhu cầu thường nhật lẫn lâu dài của nhân loại còn triết học có lẽđã hết thời(!)

Mọi người đều hiểu rằng, sẽ không thể có toàn cầu hoá hiện nay, trước hết là toàn cầu hoá về kinh tế, còn bộ mặt của thế giới cùng với đời sống của từng cá nhân cũng sẽ rất khác nếu như không có kỹ thuật hiện đại và công nghệ

cao. Song, nếu tỉnh táo mà xem xét thì chúng ta sẽ thấy nhận định trên là khá hời hợt và nông cạn. Rất dễ dàng nhận ra rằng, trong kỷ nguyên toàn cầu hoá hiện nay, các thành tựu to lớn mà nhân loại đạt được trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nhất là trong khoa học và công nghệ, trong kinh tế, một mặt, là những

động lực cơ bản và quan trọng thúc đẩy xã hội phát triển nhanh hơn, thúc đẩy các dân tộc xích lại gần nhau hơn, làm tăng khả năng khám phá và khai thác giới tự nhiên của con người. Song, mặt khác, chính con người và xã hội lại cũng đứng trước những sự bất thường, những mối đe dọa và những rủi ro khó lường do hậu quả của việc chiếm dụng, sửđụng và nhất là sự lạm dụng những thành tựu ấy của con người. Toàn cầu hoá, một mặt, là thắng lợi cực kỳ to lớn, không thể chối bỏ của khoa học và công nghệ, của sự phát triển kinh tế, mặt khác, chính nó cũng góp phần huỷ hoại nặng nềđối với thiên nhiên và ẩn chứa

đầy nguy cơđối với con người.

Dựa vào những thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ, xuất phát từ thực tế cuộc sống đương đại, con người đã có thể tự giải đáp được rất nhiều vấn đề mà họ quan tâm. Song, đúng như Ph.Bêcơn đã từng nhận xét, những điều mà con người đã biết được chưa thấm vào đâu so với những điều mà con người còn chưa biết. Vì vậy, con người vẫn vừa phải tiếp tục tìm kiếm lời giải cho những thách đố muôn thuở, vừa phải trả lời cho những câu hỏi hoàn toàn mới do quá trình toàn cầu hoá đặt ra. Đó là những câu hỏi đại loại

  như: thế giới này là gì? Vị trí của con người trong thế giới đó ra sao? ý nghĩa của cuộc sống con người trong thế giới đầy tính cạnh tranh và rủi ro này là gì? Số phận con người do ai quyết định? Con người có thể tránh được những tai hoạ thảm khốc do thiên nhiên đang bị chính con người tàn phá nặng nề gây ra hay không? Liệu mỗi con người và các dân tộc có thể làm chủ được vận mệnh của mình trong điều kiện toàn cầu hoá khi các nước phụ thuộc lân nhau ngày càng chặt chẽ hơn hay không? Hạnh phúc trong thế giới đầy bất ổn này là gì? Tại sao có nước quá giàu và có người lại quá nghèo? Có thể xoá bỏđược sự bất công và thiết lập được sự công bằng xã hội và công lý có thể thực thi hay không? Cuộc sống của con người trong tương lai sẽ như thế nào? Bằng cách nào để có thể ngăn chặn được các loại bệnh lây lan rất nhanh trong kỷ nguyên toàn cầu hoá? Có phải cái ác đã cắm rễ sâu trong con người không và có thể

chế ngự được cái ác không? Làm sao để lòng khoan đung có thể ngự trị được trong con người nhằm góp phần ngăn chặn hoặc giảm bớt cảnh tàn sát lẫn nhau vẫn đang diễn ra trên trái đất? Con người được tự do đến đâu và có trách nhiệm

đối với xã hội và đối với đồng loại ra sao cả về mặt luật pháp lẫn về mặt đạo

đức? Trong điều kiện toàn cầu hoá hiện nay liệu có thểđạt được sự tăng trưởng kinh tế và sự phát triển khoa học và công nghệ mà không làm tổn hại đến con người, đến xã hội và đến giới tự nhiên hay không? Làm sao và bằng cách nào

để các nước kém phát triển như nước ta có thể tránh được nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế, ổn định được xã hội để phát triển, để đuổi kịp các nước khác? Làm sao để sửđụng được một cách tất nhất các nguồn lực, các lợi thế mà toàn cầu hoá tạo ra cho các nước đi sau? Bằng cách nào chúng ta có thể tạo được các động lực cho sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên toàn cầu hoá mà không làm mất đi các giá trị dân tộc đã được các thế hệ trước tạo dựng nên?...

Tất cả những câu hỏi trên có thể phải mất rất nhiều thời gian con người mới trả lời được, mà cũng có thể mãi mãi con người không tìm thấy câu trả lời. Xin trích dẫn câu nói của Ph. Bêcơn: Thời gian là nhà cách tân vĩ đại nhất. Câu nói này sẽđúng với mọi thời đại.

  Mặc dù trong tư tưởng vẫn còn nhiều hạn chế, ví dụ như ông không

đứng vững trên lập trường duy vật, đặc biệt ông chưa thấy rõ tính hạn chế lịch sử của thời đại, cuả cơ sở kinh tế - xã hội, của các quan hệ xã hội ảnh hưởng quyết định đến quá trình nhận thức. Về chính trị - xã hội ông chủ trương xây dựng nhà nước tập quyền, bảo vệ lợi ích xã hội tư bản, biện hộ cho sự xâm chiếm thuộc địa của Anh. Nhưng Phơrăngxít Bêcơn, nhà triết học thực nghiệm

đầu tiên của nước Anh, đã để lại cho nhân loại những kiến thức vô cùng bổ ích và nhiều ứng dụng. Những đóng góp của ông là vô cùng to lớn đối với xã hội ngay cảở thời của ông và cho đến tận bây giờ.

“Con ong khai thác vật liệu từ hoa ngoài vườn và ruộng đồng, nhưng sử dụng và biến đổi nó phù hợp với khả năng và chủ định của mình. Công việc đích thực của nhà triết học cũng không khác gì công việc đó.” (Ph.Bêcơn)

 

TÀI LIU THAM KHO

1. TS.Bùi Văn Mưa – TS Nguyễn Ngọc Thu: Giáo trình ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC, NXB Tổng Hợp, tp. HCM, 2003.

2. Khoa Triết Học, trường Đại Học Kinh Tế tp. HCM, TRIẾT HỌC VỚI CUỘC SỐNG (tập 1), NXB Tổng Hợp, tp. HCM, 2007.

3. Bộ giáo dục và đào tạo: Giáo trình Triết học, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, 2006

4. Khoa Triết Học, Học viện chính trị quốc gia tp. HCM, Đề cương bài giảng TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN, NXB Lý Luận Chính Trị, tp. HCM , 2007.

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG TRIẾT học của PHƠRĂNGXÍT bêcơn và sự ẢNH HƯỞNG của nó đến nền văn MINH PHƯƠNG tây HIỆN đại (Trang 27 - 35)