0
Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Thực trạng pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM HÀNG HOÁ VÀ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM (Trang 26 -30 )

Chương 2:Thực tiễn áp dụng pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa

2.2. Thực trạng pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa.

Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa được ban hành là bước quan trọng góp phần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động quản lý chất lượng hướng vào mục tiêu nâng cao chất lượng của sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước, góp phần thúc đẩy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và cả nền kinh tế trong bối cảnh tự do hoá thương mại và hội nhập; đổi mới vai trò điều tiết của Nhà nước kết hợp linh hoạt với điều tiết của thị trường nhằm định hướng và bảo đảm cho hoạt động chất lượng có tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế, giúp các doanh nghiệp và sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam vượt qua các rào cản kỹ thuật trên cơ sở đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường xuất khẩu, đồng thời, bảo vệ được lợi ích quốc gia và người tiêu dùng trong nước thông qua các

biện pháp kiểm soát chất lượng đối với hàng hoá nhập khẩu; đổi mới cơ chế quản lý chất lượng phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu quản lý kinh tế cũng như các tập quán quốc tế trong lĩnh vực chất lượng; bảo đảm tối đa quyền lợi người tiêu dùng thông qua cơ chế kiểm soát chất lượng chặt chẽ, toàn diện, kể cả các biện pháp mạnh từ phía Nhà nước đối với các hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng. Việc ban hành Luật này cũng nhằm tạo sự đồng bộ với hệ thống các quy định của Luật tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được Quốc hội khoá X ban hành năm 2006 (Luật số 68/2006/QH11).

Tuy đã hạn chế phần nào hàng hóa kém chất lượng nhưng khi đi vào thực tế Luật này vẫn tồn tại những hạn chế sau. Theo luật này, gặp phải những trường hợp như mua phải hàng quá hạn sử dụng hay hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, người tiêu dùng hoàn toàn có quyền được khởi kiện người bán theo Bộ luật Dân sự và sẽ được pháp luật bảo vệ. Người bán hàng phải có trách nhiệm bồi thường những tổn thất về mặt sức khỏe cho người mua khi cố tình bán cho họ những sản phẩm như vậy. Thế nhưng nó không hẳn sẽ giúp người tiêu dùng mạnh mẽ và can đảm hơn khi “chiến đấu” với sự lộng hành của người bán và người sản xuất sản phẩm vô lương tâm. Bởi theo điều 58 của luật này, về chi phí lấy mẫu và thử nghiệm hoặc giám định trong giải quyết tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hoá, có quy định người khiếu nại, khởi kiện phải trả chi phí lấy mẫu và thử nghiệm hoặc giám định chất lượng sản phẩm, hàng hóa tranh chấp.

Ông Nguyễn Văn Cương, Trưởng ban Nghiên cứu pháp luật kinh tế thương mại, Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) nhận xét: “tại nhiều nước trên thế giới, khi người tiêu dùng khởi kiện hàng hóa kém chất lượng, họ không phải trả chi phí thử nghiệm những sản phẩm mà họ có khiếu nại vì trách nhiệm đó phải thuộc vào nhà sản xuất. Các nước cũng có những phiên tòa riêng chuyên xử miễn phí và nhanh chóng các khiếu kiện của người tiêu dùng.”

Khi Việt Nam đưa ra qui định này thì có lẽ người tiêu dùng không ai dám đi kiện vì không đủ khả năng theo kiện hoặc “chờ được vạ thì má đã sưng”.

Người dân không thể có kiến thức chuyên môn và cũng không thể vào nhà máy kiểm tra.

Mặt khác, qui trình tố tụng như hiện nay khó mà khiến người dân không “run” khi vác đơn đi kiện, mặc dù, họ đi kiện vì những quyền lợi rất chính đáng và pháp luật phải có trách nhiệm bảo vệ họ.

Những năm qua, vấn đề bảo vệ người tiêu dùng sẽ càng “cộm” hơn khi thị trường bán lẻ trong nước mở rộng cửa cho cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tuy nhiên quyền lợi của người tiêu dung sau nhiều năm lên tiêng vẫn chỉ là ...chờ.

Bên cạnh đó là vẫn tồn tại sự chồng chéo, khó qui trách nhiệm, giữa cá cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý chất lượng sản phẩm. Hiện nay, hoạt động kiểm tra, quản lý chất lượng, thực thi chính sách pháp luật nhằm thiết lập trật tự kỷ cương, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng hiện nay do nhiều cơ quan đảm nhận. Một chế tài xử lý vi phạm có thể lại do nhiều cơ quan cùng đảm nhiệm, nhiều khi dẫn đến tình trạng chồng chéo về trách nhiệm mà khi xảy ra vi phạm thì người tiêu dùng vẫn không được bảo vệ một cách an toàn.

Một ví dụ điển hình là việc trong lúc người tiêu dùng đang bán tín, bán nghi về chất lượng hộp xốp đựng thực phẩm đang bán trên thị trường có bảo đảm hay không thì các cơ quan chức năng lại có nhiều ý kiến rất khác nhau về việc đơn vị nào chịu trách nhiệm quản lý. Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1-7-2008 và đến ngày 31-12-2008, Chính phủ đã có Nghị định số 132/2008/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật nêu trên. Đây chính là căn cứ để xác định hộp xốp thuộc trách nhiệm quản lý của ngành nào, nhưng khi tìm hiểu cả luật và nghị định thì sự "đá bóng" trách nhiệm giữa các ngành là hoàn toàn có cơ sở. Theo Nghị định số 132/2008/NĐ- CP, có đến 15 bộ được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm trong sản xuất, mà trong đó có Bộ Y tế, Bộ Công thương và Bộ KHCN. Cụ thể: Bộ Y tế quản lý lĩnh vực: Y dược cổ truyền; sức khỏe cộng đồng; vệ sinh an toàn thực phẩm, thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh

dưỡng, thực phẩm bổ sung, phụ gia thực phẩm (...); hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng... Bộ Công thương quản lý lĩnh vực sản phẩm công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác theo quy định của pháp luật... Bộ KHCN quản lý các lĩnh vực không thuộc quản lý của các ngành khác và đối với thiết bị an toàn bức xạ hạt nhân, nguồn phóng xạ, phương tiện, dụng cụ đo lường và các sản phẩm hàng hóa khác... Rõ ràng, sẽ khó có kết luận chính xác cơ quan nào chịu trách nhiệm quản lý hộp xốp nếu dựa vào văn bản nêu trên.

Ngoài ra, các quy đinh về kiểm tra, quản lý chất lượng hàng hóa còn biểu hiện rất nhiều thiếu sót và buông lỏng trách nhiệm quản lý từ phiá các cơ quan chức năng như:thiếu trách nhiệm trong quản lý cấp phép lại bỏ lỏng khâu thanh, kiểm tra. Không chỉ có sữa, còn đầy loại thức ăn, đồ uống khác tràn lan trên thị trường. Nếu cứ cách quản lý thiếu chặt chẽ, thiếu khoa học và thiếu trách nhiệm như vậy thì dù có các cơ quan chức năng “gác cửa”, nhưng người dân vẫn sẽ còn chịu những hậu quả khôn lường. Trong lúc lỗi hoàn toàn không thuộc về phía người dân…Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các cơ quan quản lý Nhà nước cần tăng cường công tác thanh tra hậu kiểm đối với hàng hóa lưu thông trên thị trường – nhất là đối với mặt hàng thực phẩm. Không phải cứ kiểm nghiệm để doanh nghiệp công bố chất lượng sản phẩm xong rồi muốn làm gì thì làm, như thời gian vừa qua.

Lực lượng thực thi công vụ còn thiếu các phương tiện và công cụ kiểm tra, quản lý do nguồn kinh phí mới trích lập còn hạn chế; trong khi thực tế, kinh phí kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng là khá tốn kém. Việc kiểm tra chất lượng hàng hóa vẫn con gặp nhiều hạn chế do số phòng thử nghiệm có trình độ và kinh nghiệm còn ít và việc mở rộng hoạt động kiểm nghiệm đánh giá, chứng nhận chất lượng sản phẩm hàng hóa cho tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước chưa thật phổ biến.

Điều đáng nói là, chế tài xử phạt của Việt Nam còn quá yếu và sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng còn quá lỏng lẻo. Kết quả xử lý dù với con số hàng chục nghìn vụ việc, hàng tỷ đồng xử phạt vẫn còn khá khiêm tốn và chưa có tác

dụng răn đe. số tiền nộp phạt là con số quá nhỏ so với lợi nhuận mà các DN làm ăn gian dối thu được.

Bên cạnh đó là tính phổ biến, công khai của pháp Luật chất lượng sản phẩm còn hạn chế nên người dân thiếu thông tin khi lựa chọn sản phẩm, tạo ra những kẽ hở để các đối tượng thực hiện hành vi vi phạm của mình. Đồng thời, sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng, các doanh nghiệp và người tiêu dùng chưa phát huy được hiệu quả.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM HÀNG HOÁ VÀ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM (Trang 26 -30 )

×