Điều tra tính toán kích thước cây bị mất

Một phần của tài liệu Tài liệu Cẩm nang lâm nghiệp- Chương 12 CÔNG TÁC ĐIỀU TRA RỪNG Ở VIỆT NAM Phần 1 pdf (Trang 35 - 36)

Trong thực tế sản xuất, nhiều khi cần tính kích thước một số cây rừng đã bị chặt trước chỉ còn lại gốc (ví dụ đánh giá trữ lượng gỗ bị khai thác trái phép và đã chuyển ra khỏi lâm phần...), có thể sử dụng quan hệ giữa đường kính vị trí 1,3m (D1,3)và đường kính gốc (Do) để tính toán.

-Lập quan hệ D1,3 = a+b*Do để tìm D1,3 và LnH = a+bLnDo để tìm H của đối tượng cần điều tra. Các mối quan hệ này thường đã được tính trước trong Sổ tay điều tra qui hoạch rừng và trong các nghiên cứu riêng lẻ khác.

-Đo đường kính gốc cây còn lại (Do) và dựa vào phương trình quan hệ với D1,3 để tính D1,3

-Dựa vào phương trình quan hệ H-D1,3 để tính chiều cao cây (H) Ví dụ phương trình quan hệ giữa Do với D1,3 và H của loài Lim xanh:

D1,3= 8,8728 + 0,4988Do (19)

H= -25,0070 +13,9261LnDo (20)

Sau khi đã tính được D1,3; H của cây bị mất, tra bảng thể tích hai nhân tố của loài cây tương ứng trong sổ tay điều tra để biết được thể tích cây bị mất.

Phần 6. Các Hệ Thống Điều Tra Rừng Áp Dụng Ở Việt Nam 1. Điều tra rừng cục bộ

1.1. Mục đích chung của công tác điều tra rừng cục bộ

Điều tra rừng cục bộ được áp dụng ở cấp xã, làng bản, dự án, khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu đầu nguồn nhằm (1) phục vụ mục tiêu nghiên cứu khoa học, hoặc thiết kế sản xuất kinh doanh rừng; (2) thiết lập hồ sơ quản lý rừng có ranh giới rõ ràng và ổn định trên thực địa; (3) cung cấp các căn cứ chủ yếu cho việc lập kế hoạch 10 năm, 5 năm và hàng năm tại địa phương và (4) phục vụ các dự án.

1.2. Mức độ điều tra thiết kế

Việc điều tra rừng cục bộ được tiến hành theo hai mức độ sau đây:

Mức độ1: áp dụng cho những tiểu khu rừng chưa có điều kiện để tổ chức sản xuất kinh

doanh trong thời kỳ đầu (5 hoặc 10 năm đầu). Đối với những tiểu khu này, chỉ điều tra khái quát để lập hồ sơ quản lý rừng

Mức độ 2: áp dụng cho những tiểu khu có đủ điều kiện để tổ chức sản xuất trong thời

kỳ đầu và những tiểu khu đang được quản lý bảo vệ chuyển sang thời kỳ sản xuất kinh doanh. Sau 10 năm hoặc 5 năm tuỳ theo yêu cầu cụ thể sẽ điều tra lại một lần.

1.3. Bản đồ

Trong công tác điều tra rừng cục bộ, người ta sử dụng bản đồ địa hình có tỷ lệ tối thiểu là 1/25.000. Những nơi chưa có các loại bản đồ 1/25.000, tạm thời sử dụng bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000 nhưng phải tiến hành đo đạc bổ sung đầy đủ chi tiết địa hình, địa vật làm căn cứ cho việc phân chia hệ thống đường ranh giới tới phân khoảnh. Bản đồ ngoại nghiệp điều tra cục bộ cho từng khoảnh hoặc nhóm khoảnh có tỷ lệ 1/10.000 được phóng từ các bản đồ trên hoặc dùng bản đồ gốc tỷ lệ 1/10.000 sẵn có.

1.4. Phân chia ranh giới đối tượng điều tra

Đối tượng điều tra rừng được phân chia theo đơn vị hành chính đến xã. Mỗi xã lại được chia ra các tiểu khu; Mỗi tiểu khu lại chia làm nhiều khoảnh; Mỗi khoảnh lại chia thành

Một phần của tài liệu Tài liệu Cẩm nang lâm nghiệp- Chương 12 CÔNG TÁC ĐIỀU TRA RỪNG Ở VIỆT NAM Phần 1 pdf (Trang 35 - 36)