KẾT QUẢ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động của công ty CỔ PHẦN MAY 10 trong thời gian qua và phương hướng phát triển trong thời gian tới (Trang 27 - 44)

II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM GẦN

4.KẾT QUẢ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY

Từ năm 1975, Công ty đã chuyển hướng sang may gia công xuất khẩu cho đến nay, Công ty vẫn luôn đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình. Tình hình xuất nhập khẩu của Công ty trong những năm gần đây được thể hiện ở bảng số liệu dưới đây.

Nhận xét về tình hình xuất nhập khẩu của Công ty trong 4 năm gần đây:

Kim ngạch xuất khẩu: Trong 4 năm (2004 – 2006) kim ngạch xuất khẩu của Công ty luôn tăng.

Năm 2004 kim ngạch xuất khẩu tăng 30,5% so với năm 2003, tương ứng tăng 5.646.628.3USD.

Năm 2005 kim ngạch xuất khẩu tăng 21.5% so với năm 2004, tương ứng tăng 5.219.276,3USD.

Năm 2006 kim ngạch xuất khẩu tăng 11.7% so với năm 2005, tương ứng tăng 3.448.095USD.

Kim ngạch xuất khẩu của Công ty năm sau luôn cao hơn năm trước. Điều này cho thấy hoạt động xuất khẩu của Công ty ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên, mức tăng tuyệt đối giữa các năm lại có xu hướng giảm dần, chứng tỏ hoạt động xuất khẩu của Công ty chưa được đầu tư nhiều. Mặt khác, Công ty ở vị trí chấp nhận giá nên mặc dù số lượng sản phẩm xuất khẩu cao nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn chưa tăng tương xứng.

Bảng 7: Tình hình xuất nhập khẩu của Công ty từ năm 2004 – 2006 (Đơn vị: USD)

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tỉ lệ %

(1) (2) (3) (4) (2)/(1) (3)/(2) (4)/(3)

Kim ngạchXK

Theo hợp đồng 18.530.040 24.176.668,3 29.395.944,6 32.844.039,6 130.5 121.5 111.7 XK tính đủ NPL 72.501.089 76.067.299,2 86.067.907,9 98.284.437 104.8 113.2 114.2 Theo mặt hàng

Sơ mi 14.783.524 18.982.203,2 22.027.801,9 16.328.199,2 128.4 115.9 74.2 Veston 3.160.309 4.625.353 1.902.779 7.567.486,3 146.4 41.1 397.7 Jacket 580.520,8 495.835 144.060,2 491.211,8 85.4 29.1 340.9 Quần áo khác 5.686,2 73.278,1 5.321.303,6 8.457.142,4 1288.7 7261.8 158.8 Theo thị truờng Mỹ 9.125.132,3 13.295.392 18.069.250,5 22.650.500,1 145.6 135.9 125.2 Nhật 1.439.105,4 1.183.928,2 891.659 737.794,6 82.1 75.4 82.7 EU 4.483.038,5 4.874.208,4 6.244.486,2 3.840.175,9 108.7 128.1 61.5 T.trường khác 3.482.763,8 4.824.139,8 4.190.548,9 5.615.569,1 138.5 86.9 134.1 Kim ngạchNK NK tính đủ NPL 30.195.975,5 47.714.670,9 46.471.953,1 54.512.138,6 158.1 97.4 117.3 Gia công 23.146.109,2 37.073.961,8 27.659.580,6 40.731.326,4 160.2 74.6 147.3 Theo hợp đồng 7.049.848,3 10.640.709,1 18.812.354,5 13.780.812,1 150.9 176.8 73.3

(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Công ty cổ phần May 10 )

Sản phẩm xuất khẩu: sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Công ty là áo sơ mi. Sản lượng áo sơ mi xuất khẩu luôn chiếm vị trí số một trong tổng sản lượng sản phẩm xuất khẩu của Công ty. Trong 3 năm (2003 – 2006), sản lượng sản phẩm áo sơ mi xuất khẩu tăng (năm 2004 tăng 28,4%, năm 2005 tăng 15,9%) nhưng năm 2006 lại có xu hướng giảm (giảm 25,8% so với năm 2005). Thay vào đó là sự gia tăng rất về sản lượng xuất khẩu của sản phẩm áo jacket, veston và quần áo các loại. Năm 2006, sản lượng xuất khẩu áo Jacket và veston đều tăng trên 200% ( Jacket tăng 240,9%, veston tăng 297,7%). Đặc biệt là sự gia tăng “nhảy vọt” của quần áo các loại trong 2 năm 2005. So với năm 2004, sản lượng quần áo các loại xuất khẩu tăng ở mức rất cao, 7126,8%. Điều này chứng tỏ rằng Công ty đã và đang mở rộng danh mục các mặt hàng xuất khẩu của mình.

Thị trường xuất khẩu: thị truờng xuất khẩu chính của Công ty là Mỹ, EU và Nhật Bản. Sản lượng sản phẩm của Công ty tiêu thụ trên các thị truờng này luôn chiếm tỉ lệ cao trong kim ngạch xuất khẩu của Công ty, tiêu biểu là thị truờng Mỹ, trung bình chiếm khoảng 58% kim ngạch xuất khẩu của Công ty.

Kim ngạch nhập khẩu: Trong 4 năm (2003-2006) kim ngạch nhập khẩu của Công ty luôn có sự biến động tăng giảm không đồng đều.

Năm 2004, kim ngạch nhập khẩu tăng 58,1% so với năm 2003 (tương ứng tăng 17.518.695,4USD.

Nhưng năm 2005, kim ngạch nhập khẩu lại giảm 2,6% so với năm 2003 (tương ứng giảm 1.242.735,8USD

Đến năm 2006, kim ngạch nhập khẩu tăng 17,3% so với năm 2005 (tương ứng tăng 8.040.203,5USD.

Mặc dù kim ngạch nhập khẩu có biến động giảm vào năm 2005, nhưng mức giảm không lớn. Đến năm 2006, kim ngạch xuất khẩu lại tiếp tục tăng, nhưng mức tăng có phần không lớn như năm 2004. Điều này cho thấy sự cố gắng của Công ty trong việc giảm kim ngạch nhập khẩu.

Trong tương quan với kim ngạch xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu của Công ty luôn ở mức cao trong những năm gần đây. Trung bình, kim ngạch nhập khẩu gấp 1,8 lần kim ngạch xuất khẩu. Sản phẩm nhập khẩu chủ yếu của Công ty là nguyên vật liệu và máy móc. Điều này hoàn toàn hợp lý với phương thức xuất khẩu FOB, gia công và theo hợp đồng cũng như việc đầu tư công nghệ sản xuất để nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty.

Tổng quan về thị truờng Nhật Bản: Nhật Bản là một thị truờng may mặc lớn và là thị truờng không hạn ngạch. Do giá nhân công Nhật ngày càng đắt nên Nhật Bản có chủ trương nhập khẩu hàng may mặc từ năm 1986. Nhu cầu may mặc của Nhật Bản hàng năm từ 3,5 – 4 tỷ USD. Tuy nhiên, hàng may mặc trên thị truờng Nhật đòi hỏi kỹ thuật đóng gói, thời gian giao hàng và nhất là những yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm.

Khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp ngành may Việt Nam hiện nay là Nhật Bản đã đạt được tiêu chí xuất xứ “hai công đoạn” với mặt hàng dệt may trong EPA với 6 nước ASEAN (Singapore, Malaysia, Philipines, Indonesia, Bruney và Thái Lan) trong năm 2007 và các nước này đã hạ mức thuế quan xuống 0%. Do đo Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với các nước trong khu vực do thuế của ta vào thị truờng Nhật Bản vẫn khoảng 10%. Mặc dù, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA) đang được đàm phán và phía Nhật yêu cầu Việt Nam muốn hàng dệt may được hưởng mức thuế ưu đãi 0% thì phải đảm bảo yêu cầu xuất xứ “hai công đoạn” rất ngặt nghèo của Nhật là phải sản xuất từ nguồn nguyên liệu sản xuất tại Việt Nam, của Nhật hoặc từ các nước thành viên của ASEAN. Việc hưởng ưu đãi từ hiệp định này của các doanh nghiệp dệt may gặp rất nhiều khó khăn vì ngành dệt may của Việt Nam hiện phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu và trên 80% nguồn nguyên phụ liệu hiện được nhập khẩu từ các nước ngoài Nhật và ASEAN. Do đó, sẽ không được hưởng thuế ưu đãi của Nhật. Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam so với các nước ASEAN.

Xuất khẩu của Công ty May 10 vào thị trường Nhật Bản: May 10 thâm nhập vào thị truờng Nhật Bản năm 1994, sau khi Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ. Kim ngạch xuất khẩu của Công ty vào thị truờng này không ngừng tăng lên

qua các năm. Đến nay, Nhật Bản là một trong 3 thị trường xuất khẩu chính của công ty. Kim ngạch xuất khẩu vào thị truờng Nhật hàng năm của công ty chiếm từ 10 – 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty.

III.ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI

1. Những kết quả đạt được

May 10 là một thương hiệu mạnh, đã từ lâu nổi tiếng cả trong và ngoài nước. Vì thế, khách hàng nước ngoài khi nói đến May 10 thì không cần kiểm tra, sẵn sàng đặt hàng qua mạng. Còn với khách hàng trong nước, May 10 cũng là địa chỉ hấp dẫn và tin cậy từ lâu. Sản phẩm của May 10 được xuất khẩu sang 3 thị truờng chủ yếu là Mỹ, Eu và Nhật Bản. Trong đó, Mỹ chiếm khoảng 37%, EU 37%, Nhật 10 – 15%. Từ năm 1992 đến nay, tốc độ tăng trưởng hàng năm của Công ty đạt 20 – 30%/năm. Doanh thu của công ty không ngùng tăng lên, trong đó doanh thu từ thị trường nội địa chiếm khoảng 10 – 15% tổng doanh thu của Công ty. Lợi nhuận của Công ty cũng gia tăng qua các năm, năm 2007 đạt 16,5 tỷ đồng. Nộp ngân sách Nhà nước hàng tỷ đồng hàng năm với mức tăng 10 – 15%. Năm 2007, Công ty nộp ngân sách 6,03 tỷ đồng, tăng 123,88% so với năm 2006 (2,4 tỷ đồng).

Công ty có quy mô sản xuất lớn và ngày càng được mở rộng, chủng loại sản phẩm ngày càng được đa dạng hoá đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, chất lượng sản phẩm đóng vai trò quan trọng đối với mọi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trên thị trường cả trong và ngoài nước. Công ty cổ phần May 10 là một doanh nghiệp lớn trong ngành may mặc của Việt Nam. Trong những năm gần

đây, công ty đã kết hợp được phát triển thị truờng trong nước song song với đẩy mạnh xuất khẩu. Công ty thực hiện được như vậy là nhờ Công ty đã nhận thức được vai trò quan trọng của chất lượng sản phẩm và có sự đầu tư nâng cao chất lương sản phẩm. Hiện nay, Công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 – 2000, ISO 1400 – 2003 và hệ thống SA 8000. Bên cạnh đó, Công ty đã giao trách nhiệm cho các phòng ban có liên quan lập kế hoạch nhằm nâng cao chất lương sản phẩm trên cơ sở nâng cao trình độ quản lý, trình độ máy móc thiết bị cũng như tay nghề của công nhân trong Công ty. Vì vậy, sản phẩm của công ty có chất lượng ngày càng tốt, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng cả trong và ngoài nước. Và lợi nhuận, thị truờng của Công ty ngày càng được mở rộng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các xí nghiệp trong Công ty đã tự khảo sát, đánh giá tổng kết được những mặt được và chưa được, nguyên nhân và biện pháp khắc phục với tinh thần nói thẳng nói thật để cùng cải tiến, sửa chữa, khắc phục. Từ đó, các xí nghiệp tự giác và tự nguyện giải quyết tồn tại của đơn vị minh một cách sáng tạo.

Sản phẩm mũi nhọn của công ty là áo sơ mi. Đây cũng là sản phẩm xuất khẩu luôn chiếm vị trí số một trong kim ngạch xuất khẩu của Công ty trong những năm vừa qua. Các sản phẩm như Veston, Jacket, quần áo khác các loại ngày càng gia tăng về sản lượng, mẫư mã đa dạng, chất lượng được nâng cao.

Thành công của Công ty không thể không kể tới sự nỗ lực của các phòng ban trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là phòng kỹ thuật. Phòng kỹ thuật đã có rất nhiều cố gắng trong việc tạo lập các quy trình công nghệ phù hợp với trình độ của máy móc thiết bị và trình độ tay nghề của người lao động, bố trí máy móc, trang thiết bị phù hợp với dây chuyền sản xuất. Mặt khác, hàng năm công ty đều trích một phần chi phí không nhỏ để cải tiến và trang bị máy móc

mới, dây chuyền công nghệ hiện đại, áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất. Do vậy, năng lực sản xuất của máy móc thiết bị được nâng cao, tạo ra được những sản phẩm có chát lượng tốt, đáp ứng được yêu cầu của cả những thị trường khó tính như Mỹ, EU,… Năm 2007, công ty đã đầu tư một phần mềm quản lý công nghệ nên đã thực hiện chuẩn hoá các thao tác của từng bộ phận may,cắt, là và tạo cho cán bộ quản lý một phương pháp đào tạo công nhân cơ bản. Tổng số tiền đầu tư của công ty năm 2007 lên tới 37 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Công ty cũng chú trọng đến công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công nhân viên. Trường công nhân kỹ thuật may - thời trang là đơn vị trực thuộc ban giám đốc của Công ty. Đây là nơi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ điều hành quản lý, công nhân kỹ thuật… phục vụ cho Công ty cũng như các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu, Nhờ đó, năng suất lao động của Công ty không ngừng được nâng cao. Công ty còn thực hiện chế độ thưởng phạt nghiêm minh nên đã tạo được động lực trong sản xuất kinh doanh.

Trong năm 2007 này, Công ty đã dành một nguồn kinh phí đích đáng để quảng bá hình ảnh của Công ty qua các hoạt động như truyền thông trên truyền hình VTV, truyền hình Hà Nội, trên các báo, tạp chí, các hoạt động thời trang, các hình thức quảng cáo trên các tám biển lớn, trên ôtô, các hoạt động tài trợ,… Đồng thời, công ty cũng tập trung nghiên cứu mẫu mã, nguyên liệu, phụ liệu phù hợp và kịp thời cho sản phẩm chính của công ty trong thời gian tới là veston và sơ mi cao cấp. Có cơ chế phù hợp để mở rộng mạng lưới tiêu thụ của May 10 ở cả 3 miền Băc, Trung, Nam (công ty đã mở được 19 đại lý góp phần làm tăng doanh thu trên thị trường nội địa).

Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một số luợng lớn người lao động, tạo điều kiện

nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động, góp phần đáng kể vào sự phát triển chung của cả đất nước. Hiện công ty có hơn 7000 lao động với, mức thu nhập bình quân 1.907 triệu đồng/người/tháng. Riêng năm 2006, Công ty đã tạo việc làm mới cho hơn 700 lao động.

2. Những hạn chế và nguyên nhân

Hệ thống máy móc thiết bị của công ty đa dang, nhiều chủng loại và có thời gian đưa vào sử dụng khác nhau. Điều nay làm giảm tính đồng bộ của máy móc, là một trong những nguêyn nhân làm giảm chất lượng của sản phẩm. Mặc dù, Công ty có chế độ bảo dưỡng máy móc, thiết bị nhưng việc thực hiện không có kế hoạch, không đưa ra được những yêu cầu cụ thể của công việc cũng như chưa có các hình thức thưởng phạt, khiển trách phù hợp đối với những công nhân không chấp hành lịch bảo dưỡng hàng tuần. Công ty cũng chưa có chế độ kiểm tra giảm sát các máy móc thiết bị để kịp thời tìm ra những sai lệch về mặt kỹ thuật, tiến hành khắc phục, tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm (chỉ khi nào có sai hỏng thì mới bắt tay vào sửa chữa).

Lượng hàng mà Công ty ký kết hàng năm rất lớn, số lượng kích cỡ cho một mẫu sản phẩm là tương đối nhiều nên việc chuẩn bị các điều kiện cho sản xuất còn chưa được đồng bộ và kịp thời. Đặc biệt là khi phát sinh những sai hỏng trong sản xuất, thì việc sửa chữa được tiến hành rất chậm, làm ảnh hưởng đến nhịp độ sản xuất, dẫn đến tình trạng giao hàng không đúng thời gian yêu cầu.

Công ty luôn có những cố gắng để sắp xếp cơ cấu tổ chức và cơ cấu quản lý sao cho hợp lý nhất. Nhưng hiện nay, vẫn chưa tối ưu: lực lượng lao động gián tiếp vẫn còn nhiều (mặc dù đang có xu hướng giảm), việc bố trí sản xuất chưa hợp lý, sản phẩm còn phải qua tay nhiều người, việc bố trí dây chuyền cũng chưa

được hợp lý, có nơi chạy hết công suất nhưng cũng có những nơi chỉ hoạt động cầm chừng. Do thời gian thực hiện hợp đồng tương đối hạn chế nên khả năng hoanh thành của Công ty gặp nhiều khó khăn. Vì thế, cũng có lúc Công ty chỉ chú trọng đến việc bảo đảm số lượng mà làm giảm sút về chất lượng. Mặt khác, vai trò của chất lượng “chất lượng sản phẩm là sự sống còn của doanh nghiệp” chưa được quán triệt trong toàn thể công nhân. Nên vẫn còn tình trạng công nhân làm ẩu, không chủ động giải quyết những khó khăn trong quá trình sản xuất, còn lệ thuộc vào sự giải quyết của cấp trên.

Trình độ của cán bộ, công nhân viên trong Công ty: nhìn chung, trình độ về mọi mặt của cán bộ, công nhân viên trong Công ty chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Trình độ tay nghề chung của công nhân mới chỉ đạt 3/7. Trình độ tay nghề của công nhân lại không đồng đều làm ảnh hưởng đến việc bố trí sản xuất, từ đó ảnh hưỏng đến năng suất lao động. trong tổng số hơn 7000 lao động của Công ty có hơn 80% lao động là nữ. Điều này cũng gây bất lợi cho hoạt động sản xuất của Công ty (hàng năm có rất nhiều phụ nữ lập gia

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động của công ty CỔ PHẦN MAY 10 trong thời gian qua và phương hướng phát triển trong thời gian tới (Trang 27 - 44)