trường dầu mỏ thế giới
Giá dầu thô trên thị trường thế giới năm 2004 đã đạt mức kỷ lục vào ngày 22/10/2004 với mức giá là 55.17USD/1 thùng. Xu hướng về sự biến động giá dầu trên thị trường dầu mỏ thế giới có sự tác động rất lớn đến tình hình kinh tế của các nước trên thế giới nói riêng cũng như toàn bộ nền kinh tế thế giới nói chung. Vì vậy, việc dự báo về những nhân tố ảnh hưởng đến cung cầu dầu mỏ cũng như tình hình biến động giá dầu trên thị trường thế giới là rất quan trọng.
Những nhân tố ảnh hưởng đến thị trường dầu mỏ và xu hướng biến động giá dầu bao gồm thứ nhất là xu hướng tăng nhu cầu tiêu thụ dầu trên thế giới, thứ hai là xu hướng sản xuất dầu của các quốc gia không thuộc tổ chức OPEC, thứ ba là xu hướng sản xuất dầu của các quốc gia thuộc tổ chức OPEC và cuối cùng là khả năng gián đoạn nguồn cung dầu mỏ cũng như sự mất ổn định ở các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ chủ yếu.
Cần phải chú ý rằng sự biến động của những nhân tố này là rất khó lường trước và vậy khi xem xét về triển vọng thị trường dầu mỏ thế giới trong thời gian tới, cần giả định về những trường hợp có thể xảy ra để có thể phân tích cho hợp lý. Trường hợp thứ nhất giả định khi giá dầu xuống thấp do các nguyên nhân sau
* Nhu cầu dầu mỏ giảm xuống từ hơn 2,6 triệu thùng/1 ngày năm 2004 xuống 1,4 - 1,5 triệu thùng /1 ngày.
* Sản xuất của các nước không nằm trong khối OPEC tập trung vào các nước thuộc Liên Xô cũ, đặc biệt là Nga, tăng từ 1,2 - 1,3 triệu thùng/1 ngày.
* Sản xuất của các nước thuộc tổ chức xuất khẩu dầu mỏ OPEC, tập trung vào Ả Rập Xêút, tăng từ 32 tới 33 triệu thùng/1 ngày.
* Sự ổn định trong cung cấp dầu mỏ ở các quốc gia sản xuất và xuất khẩu dầu chính chủ yếu.
Trong trường hợp này, nhu cầu về dầu thô sẽ là khoảng 28 triệu thùng/1 ngày, tương đương với năm 2004. Tuy nhiên, con số này sẽ là thấp hơn mức 30 thùng/1 ngày vào tháng 11/2004. Vì vậy, các nước trong OPEC sẽ phải giảm sản lượng dầu trong tương lai, đặc biệt là ở trong quý hai khi nhu cầu về dầu rất thấp. Do đó giá dầu được dự đoán là sẽ giảm, với mức giá dầu thô là khoảng từ 37 USD - 39 USD/1 thùng. Trường hợp giá dầu tăng cao do những nguyên nhân giả định sau.
* Nhu cầu tiêu thụ dầu thô trên thế giới liên tục tăng, với nhu cầu bình quân là khoảng 2 triệu thùng/1 ngày.
* Sản lượng dầu ở các quốc gia không thuộc tổ chức OPEC thấp hơn mức dự tính.
* Tình hình biến động ở Iraq và sự bất ổn về nguồn cung dầu ở các quốc gia sản xuất và xuất khẩu dầu chủ yếu.
Điều này dẫn đến sự biến động về mức cung cầu trên thị trường dầu mỏ và giá dầu có thể cao đến mức kỷ lục như trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 11/2004. Dự báo giá dầu trong trường hợp này có thể là từ 48USD - 50USD/1 thùng. Song nhìn vào bảng dự báo về nhu cầu dầu thô toàn thế giới, nhu cầu về dầu thô ở hầu hết các khu vực đều tăng do đó về giá của sản phẩm dầu thô, IEA dự báo rằng giá dầu sẽ không bao giờ rẻ lại như những năm 1990.
Bảng 9: Nhu cầu dầu thô toàn thế giới theo dự báo mới nhất của IEA
Đơn vị: triệu thùng/1 người
Thực tế có điều chỉnh Dự báo Khu vực/năm 2002 2003 Q3/04 Q4/04 2004 Q1/05 Q2/05 Q3/05 2005 Bắc Mỹ 23,9 24,7 25,2 25,6 25,2 25,3 25,0 25,5 25,4 Châu Âu 15,2 15,2 15,7 16,1 15,7 15,8 15,5 15,8 15,8 TBD 8,5 8,6 8,3 8,9 8,6 9,4 7,9 8,1 8,6 OECD 47,6 48,6 49,2 50,6 49,5 50,5 48,4 49,4 49,8 Liên Xô cũ 3,8 3,6 3,7 3,9 3,7 3,8 3,6 3,8 3,8 Đông Âu 0,7 0,8 0,7 0,7 0,7 0,8 0,7 0,7 0,7 Trung Quốc 5,2 5,5 6,2 6,5 6,4 6,6 6,8 6,8 6,8 Châu Á khác 7,5 7,9 8,4 8,8 8,6 8,7 8,8 8,6 8,8 Mỹ Latinh 4,7 4,7 5,0 5,0 4,9 4,8 5,0 5,1 5,0 Trung Đông 5,0 5,2 5,9 5,9 5,9 6,1 6,1 6,3 6,2 Châu Phi 2,5 2,6 2,7 2,9 2,8 2,9 2,9 2,8 2,9 Ngoài OECD 29,3 30,2 32,7 33,8 32,9 33,8 33,9 34,0 34,2 Toàn thế giới 76,9 78,8 81,9 84,4 82,5 84,3 82,4 83,4 84,0
II. Dự báo về triển vọng khai thác và xuất khẩu dầu thô ở Việt Nam
Để xây dựng kế hoạch khai thác cho năm 2005, việc dự báo và xác định sản lượng khai thác dầu thô phải được tính toán trên cơ sở trạng thái thuỷ động học của các mỏ đang khai thác, tiến độ cũng như khả năng đưa các mỏ mới vào phát triển. Như thông lệ, thường mỗi mỏ dầu khí khi đưa vào khai thác đều trải qua ba giai đoạn tăng trưởng, ổn định và suy giảm. Tiến độ và quy mô xây dựng các công trình để đưa các mỏ mới vào khai thác phụ thuộc nhiều vào nguồn trữ lượng dầu và hiệu quả khai thác các mỏ đã được phát hiện trước đó. Hơn nữa, việc phát hiện các mỏ dầu chỉ được thực hiện khi công tác tìm kiếm, thăm dò được triển khai đều đặn và tích cực. Tổng công ty dầu khí đã đăng ký với Chính phủ kế hoạch khai thác 18 triệu tấn dầu thô trong năm 2005 với việc đẩy mạnh hơn nữa công tác tìm kiếm thăm dò nhằm gia tăng nguồn trữ lượng dầu phục vụ cho nhu cầu trong nước cũng như hoạt động xuất khẩu. Ngoài ra kế hoạch từ nay đến năm 2010 của Tổng công ty dầu khí là sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động nhằm đảm bảo gia tăng trữ lượng dầu vào khoảng 30 triệu tấn mỗi năm và đến năm 2010, sản lượng khai thác đạt khoảng 27- 30 triệu tấn dầu quy đổi.
Đồng thời như một biện pháp chiến lược và đồng bộ cho mục tiêu của chiến lược phát triển ngành khai thác và xuất khẩu dầu mỏ đến năm 2020, các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, thông qua việc đấu thầu quốc tế các lô còn mở thuộc khu vực các bể trầm tích Cửu Long, Phú Khánh và các lô nước sâu với các chính sách ưu đãi, hình thức hợp tác thích hợp và có hiệu quả hơn trước đây nhằm thu hút hơn nữa các đối tác từ nước ngoài tham gia cùng khai thác, xuất khẩu dầu ở Việt Nam. Mặt khác, để tạo nên sự hội nhập nhiều hơn vào thị trường dầu khí quốc tế và đảm bảo sự cung ứng chắc chắn hơn cho nhu cầu đối với sản phẩm dầu khí của nền kinh tế nước nhà, các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí đã từng bước được thực hiện và với tiến độ như hiện nay, có thể vào năm 2006, Việt Nam sẽ có sản lượng dầu khai thác từ nước
ngoài phục vụ cho xuất khẩu. Và một triển vọng nữa cho ngành công nghiệp dầu mỏ Việt Nam là từ năm 2008 khi ngành công nghiệp lọc dầu và chế biến dầu khí bắt đầu hoạt động, dầu thô Việt Nam sẽ bắt đầu được giữ lại để chế biến trong nước nhằm tạo ra sản phẩm trực tiếp phục vụ dân sinh, tăng doanh thu xuất khẩu vì là sản phẩm đã qua tinh chế, chấm dứt thời kỳ xuất tịnh dầu thô của đất nước, tạo thế chủ động cho Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
III. Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu
dầu mỏ Việt Nam
1. Giải pháp về phía nhà nước
1.1. Đầu tư cho các hoạt động khai thác và xây dựng các nhà máy lọc dầu
Mặt hàng dầu thô là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đem lại giá trị rất cao trong kim ngạch xuất khẩu song doanh thu lại không ổn định, tạo ra nhiều thuận lợi khi mức giá tăng cao và rủi ro khi mức giá xuống thấp. Xác định được tầm quan trọng chiến lược của mặt hàng này trong thời kỳ hội nhập và sự biến động về giá trên thị trường dầu mỏ thế giới nhà nước nên có một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu dầu thô Việt Nam. Trước hết, nhà nước cần phải có sự đầu tư thích đáng cho hoạt động khai thác và xây dựng các nhà máy lọc dầu ở Việt Nam. Việc chủ động về nguồn cung dầu sẽ giúp các doanh xuất khẩu dầu thô phát huy hay tận dụng được các lợi thế về doanh thu trong xuất khẩu. Hơn nữa, đầu tư vốn và công nghệ vào hoạt động khai thác dầu thô sẽ giúp nâng cao chất lượng dầu thô xuất khẩu, xây dựng năng lực cạnh tranh cho mặt hàng này trước các đối thủ từ Châu Phi và Trung Đông. Ví dụ như Việt Nam hiện nay đã khai thác được một số lượng lớn dầu thô từ móng granít phong hoá để xuất khẩu song đối tượng này cho đến nay vẫn chưa được hiểu một cách thấu đáo.Việc định hình công nghệ khai thác dầu từ đối tượng móng granít nứt nẻ chỉ mới được bắt đầu, cho nên để tối ưu hoá và thực sự làm chủ công nghệ khai thác các đối
tượng này nhà nước cần phải đầu tư nhiều kinh phí và nhiều nỗ lực cho cho công tác nghiên cứu về móng nứt nẻ. Với tất cả các điều kiện trên, việc dự báo khai thác cho các đối tượng móng granít nứt nẻ luôn chứa đựng tính rủi ro cao và yêu cầu đối với công tác quản lý, giám sát khai thác phải hết sức chặt chẽ và thận trọng.
1.2. Xây dựng cơ quan dự báo về biến động trên thị trường dầu mỏ
Thị trường dầu mỏ thế giới, với những đặc điểm riêng biệt, không ngừng biến động gây ra một sự bất ổn định cho hoạt động của các doanh nghiệp, quốc gia xuất khẩu dầu. Để tận dụng những thuận lợi cũng như hạn chế khó khăn mà các biến động tạo ra, nhà nước cần những theo dõi và dự báo chặt chẽ những biến động trên thị trường dầu, xây dựng một cơ quan chuyên theo dõi những biến động về giá dầu, nguyên nhân của những biến động, dự báo về mức tăng giá hay giảm giá dầu kịp thời cho các doanh nghiệp.
1.3. Các biện pháp về tài chính
Khi giá dầu giảm, thì với các tỷ lệ phân chia sản phẩm đã được định theo tỷ lệ cố định, chi phí đầu tư cho các hoạt động dầu khí cũng phải giảm theo, trong khi nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất và duy trì sửa chữa, bảo dưỡng đặc biệt là cho công tác tìm kiếm thăm dò và gia tăng trữ lượng dầu khí vẫn không giảm. Vì vậy, cần có những giải pháp thích hợp về mặt tài chính:
Thứ nhất, nhà nước cần quy định, khi giá dầu xuống mức quá thấp, chi phí và đầu tư duy trì các hoạt động dầu khí vẫn được đảm bảo theo mức kế hoạch đã được duyệt theo chương trình kế hoạch ngân sách hàng năm, để đảm bảo sản xuất bình thường.
Thứ hai, nguồn để bù đắp có thể hình thành từ khoản thu vượt mức do giá dầu tăng cao. Có thể hình thành quỹ bù đắp hoặc thành lập quỹ bình ổn cho các hoạt động dầu khí do tăng hoặc giảm giá dầu, nhằm đầu tư vào các hoạt
động khai thác bình thường và đặc biệt là cho công tác tìm kiếm thăm dò các lô dầu khí được đánh giá là có tiềm năng hoặc những lô xa bờ.
Thứ ba, cần áp dụng các biện pháp giảm giá thành sản xuất, tăng tỷ trọng dịch vụ trong các hoạt động dầu khí.
2. Giải pháp về phía doanh nghiệp
Bên cạnh những giải pháp về phía chính phủ thì tự bản thân các doanh nghiệp phải tìm ra các giải pháp tạo hiệu quả xuất khẩu cho chính doanh nghiệp trước sự biến động trên thị trường dầu mỏ.
Thứ nhất, bảo đảm chất lượng mặt hàng dầu thô để tạo uy tín đồng thời tiết kiệm chi phí sản xuất để có thể hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh về giá của sản phẩm so với dầu thô của các đối thủ cạnh tranh như các nước Châu Phi hay Trung Đông. Đây là một giải pháp rất quan trọng tạo chỗ đứng cho các doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh trước sự biến động tăng hay giảm của giá dầu.
Thứ hai, dùng ngân sách của doanh nghiệp dầu tư cho hoạt động khai thác, tìm kiếm dầu mỏ đảm bảo nguồn cung, tăng khối lượng và doanh thu xuất khẩu. Sự biến động trên thị trường dầu mỏ là rất khó dự đoán song xu hướng chung là biến động tăng mức giá do nhu cầu tiêu dừng dầu thô ngày càng tăng nên việc ổn định nguồn cung, xuất đều sẽ mang lại doanh thu rất lớn cho các doanh nghiệp.
Thứ ba, ngoài sự hỗ trợ về thông tin của nhà nước, bản thân các doanh nghiệp cũng phải thành lập một hệ thống theo dõi, dự đoán về sự biến động trên thị trường dầu mỏ của riêng doanh nghiệp để có kế hoạch điều chỉnh chiến lược xuất khẩu cho phù hợp: tăng giá hay giảm giá.
KẾT LUẬN
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, không ai có thể phủ
nhận vai trò của các mặt hàng xuất khẩu đặc biệt là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực như dầu thô. Giá trị xuất khẩu mặt hàng dầu thô luôn dẫn đầu so với các mặt hàng khác, đồng thời chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam qua các năm. Tuy nhiên, thị trường dầu mỏ lại là một thị trường hết sức nhạy cảm, biến động không ngừng, ít nhiều gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu dầu thô của Việt Nam. Sự biến động của thị trường dầu mỏ tạo ra rất nhiều thuận lợi cho xuất khẩu dầu mỏ Việt
Nam chẳng hạn như việc tăng doanh thu xuất khẩu, song cũng gây ra không ít
khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu dầu mỏ trong việc cạnh tranh bằng
giá. Vậy làm như thế nào để tận dụng tối đa những thuận lợi đồng thời hạn
chế tối thiểu những khó khăn, thách thức mà sự biến động trên thị trường dầu mỏ tạo ra cho xuất khẩu dầu thô của Việt Nam, điều này cần sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà nước nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu dầu mỏ nói
PHỤ LỤC
Bảng 10 : Lịch sử khai thác dầu của thế giới
Năm Sản lượng (triệu tấn) Tỷ lệ tăng trưởng (20 năm trước = 100%)
1854 0,000275 1900 21,0 1920 95,0 352 1939 286,0 201 1950 523,0 1960 1052,0 268 1970 2336,0 1980 3066,0 191 2000 3741,0 22 Nguồn: Tạp chí dầu khí số 3/2001
Bảng 11: Sản lượng khai thác dầu thô của các nước ASEAN
Đơn vị: tấn/ngày đêm
Năm Brunây Việt Nam Philippin Inđônêxia Malaixia Thái Lan Mianma 1980 33,25 0 1,30 204,68 35,97 0 3,51 1985 19,74 0 1,04 152,99 57,53 5,19 3,77 1990 17,40 6,62 0,65 181,56 82,08 5,45 1,82 1991 24,16 10,39 0,39 204,29 83,12 6,23 1,69 1992 21,43 14,42 1,30 197,40 83,89 7,01 1,82 1993 21,89 16,36 1,30 190,39 81,82 6,88 1,82 1994 21,56 18,70 0,65 190,39 83,12 7,01 1,95 1995 23,25 23,37 0,39 191,69 88,96 7,92 2,08 2000 23,38 38,96 0,52 170,13 87,01 7,79 2,08 Nguồn: Tạp chí dầu khí số 3/2001
Bảng 12 : Sản lượng khai thác dầu trên thế giới
Đơn vị: triệu thùng/1 ngày
Nước/Th, Năm 1/05 12/04 11/04 10/04 9/04 2004 2003 2002 2001 OPEC OECD Mỹ Canada Anh Mehico Nauy Ngoài OECD Liên Xô cũ Nga Trung Quốc Malaysia Ấn Độ Braxin Achentina Colombia Oman Ai Cập Angola Toàn thế giới 33,38 20,86 7,70 2,89 2,03 3,85 2,99 27,43 11,31 9,26 3,58 0,87 0,81 1,88 0,76 0,53 0,75 0,70 1,11 83,55 33,98 21,09 7,75 3,01 2,04 3,87 3,01 27,46 11,39 9,37 3,57 0,86 0,81 1,83 0,77 0,54 0,75 0,68 1,10 84,39 33,70 21,35 7,75 3,06 2,06 3,86 3,18 27,45 11,43 9,41 3,57 0,86 0,81 1,80 0,78 0,54 0,75 0,70 1,08 84,36 34,28 21,03 7,51 3,12 2,05 3,83 3,15 27,46 11,46