3. Nội dung của đề tài :
2.3.1.2. Phương pháp xác định các yếu tố môi trường trong ao nuôi
- Nhiệt độ nước : Dùng nhiệt kế bách phân đo nhiệt độ: 3 ngày/1lần vào 7h sáng và 14h chiều.
- PH nước: Đo bằng máy đo pH merter, mode 620 D: 3 ngày/1 lần vào 7h sáng và 14h chiều.
- Độ trong: Đo bằng đĩa Secchi vào lúc 10h hàng ngày sai số 1cm.
- Màu nước: Quan sát bằng mắt thường vào lúc 10h hàng ngày.
- Xác định oxy hòa tan trong nước bằng máy Oxymeter pinpoint-American marine: 3ngày/lần, trùng với thời gian đo pH và nhiệt độ.
- Xác định độ tiêu hao oxy hoá học COD (Chemical Oxygen Demand): 10 ngày/lần. Cách xác định: Thường sử dụng chất tiêu chuẩn có tính oxi hoá mạnh là thuốc tím KMnO4 để xác định các chất hữu cơ trong nước[10].
• Lấy một bình nước sạch dung tích 100ml, cho vào đó 50 ml nước mẫu, thêm vào 1ml H2SO4 đặc và 1ml KMnO4 0,25N. Sau đó đun sôi nhẹ trong bình khoảng 10 phút. Đồng thời cũng làm một bình tương tự với 50ml nước cất để so sánh
• Sau khi đun sôi, để hai bình nguội bớt khoảng đến khoảng 60-800C, cho vào mỗi bình lần lượt 1ml dung dịch H2C2O4 0,25N, lắc đều, các bình sẽ mất mầu tím.
• Chuẩn độ bằng dung dịch thuốc tím tiêu chuẩn KMnO4 0,05N từ buret nhỏ dần từng giọt xuống các bình nón chứa nước mẫu và nước cất, cho đến khi xuất hiện mầu hồng nhạt bền trong khoảng 5-10 phút. Ghi lấy thể tích thuốc tím tiêu chuẩn đã dùng cho bình nước cất ( chẳng hạn là A ml ) và cho bình mẫu ( B ml ).
• Tính kết quả: X mg O2/ l = 8* ( B - A )
Chú ý: Đơn vị đo độ tiêu hao oxy ( tức là chất hữu cơ ) được tính theo miligam oxy/ lit.
A là số ml KMnO4 0,05 N chuẩn độ nước cất. B là số ml KMnO4 0,05N chuẩn độ nước mẫu.
- Xác định nhu cầu Oxy sinh hoá BOD (Biological Oxygen Demand): 10 ngày/lần, trùng với thời gian xác định COD.
Cách xác định: Để xác định BOD, phải thu mẫu và làm bão hoà oxy hoà tan vào mẫu ban đầu ( thường dùng bình oxy để sục cho đến bão hoà). Sau đó đưa lọ mẫu đã bão hoà oxy được đậy kín vào để trong tủ ổn nhiệt với nhiệt độ không đổi ở 200C. Sau khoảng thời gian nhất định là 5 ngày đêm, lấy ra xác định hàm lượng oxy hoà tan còn lại trong mẫu [10].
Tính kết quả:
BOD5 ( mg O2/l ) = oxy ban đầu - oxy sau 5 ngày
2.3.1.3. Phương pháp xác định môt số chỉ số hình thái
- Các chỉ tiêu đo đạc:
+ Xác định chiều dài: Đo bằng thước mét, độ chính xác 1mm.
+ Xác định trọng lượng toàn thân (được thấm khô bằng giấy hút nước): Sử dụng cân điện Electronic Balance DJ 202 B có độ chính xác 0,01 gram và cân đồng hồ Nhơn Hoà 2000g có độ chính xác 10 gram.
- Tính tốc độ tăng trưởng dựa trên trọng lượng theo công thức: Pn - Po
P( tăng trưởng) % = x 100% Po
P(tăng trưởng): tính theo thời gian định kỳ một tháng một lần, theo độ tuổi. Pn: là trọng lượng bình quân của cá thể theo dõi trong các lần kiểm tra. Po: là trọng lượng bình quân của cá thể đo ban đầu.
- Tính tốc độ tăng trưởng dựa trên chiều dài thân theo công thức: Ln - Lo
Cl(%) = x 100% Lo
Cl: tốc tăng trưởng tính theo chiều dài thân.
Ln: là chiều dài thân trung bình cá thể theo dõi trong các lần kiểm tra. Lo: là chiều dài thân trung bình cá thể ban đầu
2.3.2. Các phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm 2.3.2.1. Xác định Protein tổng số 2.3.2.1. Xác định Protein tổng số
Bằng máy phân tích đạm tự động UDK 132 Semi automatic steam distiling Unit. - Mẫu vật nguyên liệu : Thịt lưng của cá Tra
- Phương pháp thu mẫu thịt cá
+ Thu mẫu thịt lưng, mỗi mẫu từ 15-20g
+ Thu mẫu tươi tại ao nuôi cá thương phẩm, trại sản xuất cá giống Yên Lý.
+ Bảo quản mẫu: Mẫu được bảoquản trong phích đựng đá lạnh và đưa đi phân tích trong vòng 24h. - Hoá chất bao gồm: + NaOH 40%. + H2SO4 0,1N. + H3BO4 3%. + Chỉ thị Tashiro. + Nước cất.
- Thiết bị: Bộ chưng cất nitơ.
- Dụng cụ: Cốc đong 1000ml, giá chuẩn độ, Buret chuẩn độ,bình tam giác 500ml, phễu thuỷ tinh...
Các phản ứng xảy ra ở giai đoạn chưng cất nitơ.
Sản phẩm cuối cùng trong giai đoạn vô cơ hoá là dung dịch muối (NH4)2SO4. •Đuổi NH3 ra khỏi dung dịch bằng NaOH.
(NH4)2SO4 + 2NaOH = Na2SO4 + H2O + 2NH3
•NH3 bay ra cùng với nước sang bình hứng chứa H3BO3, phản ứng xảy ra như sau. 2NH4OH + 4H3BO3 = (NH4)2B4O7 + 7H2O
•Định lượng amoni tetraborat tạo thành bằng dung dịch H2SO4 0,1N cho đến khi xuất hiện màu hồng nhạt phản ứng xảy ra như sau:
(NH4)2B4O7 + H2SO4 + 5H2O (NH 4)2SO4 + H3BO3
Các bước tiến hành: Bước 1: Định lượng nitơ
- Mẫu sau khi được vô cơ hoá đưa vào máy chưng cất Nitơ.
- Cho 2 giọt chỉ thị Tashiro vào bình hứng tam giác và tiếp tục cho 20ml H3BO3
- Tiến hành bơm dung dịch NaOH 40% vào bình Kjeldahl đến 50ml bằng cách bấm và giữ phím NaOH.
- Chưng cất Nitơ bằng cách bấm nút Steam. Tiến hành cất cho đến khi pH ở bình hứng khoảng pH = 7, kiểm tra bằng giấy quỳ tím. Khi NH3 được cất hoàn toàn, hạ bình hứng xuống.
- Chuẩn độ bằng dung dịch H2SO4 0,1N cho đến khi dung dịch chuyển sang màu hồng, ghi lại thể tích chuẩn độ của H2SO4 0,1N.
Bước 2: Tính kết quả
- Hàm lượng Nitơ tổng số trong mẫu được tính theo công thức sau: N(mg) % = ( V x 1,42 x 100 ) / w
Trong đó: V là số ml H2SO4 chuẩn độ.
1,42 là số mg nitơ ứng với 1 ml H2SO4 0,1N. 100 là hệ số chuyển thành %.
W là trọng lượng mẫu tính bằng mg.
- Xác định hàm lượng protein ta tính như sau: Lấy hàm lượng nitơ tổng số nhân với hệ số protein. Hệ số này khác nhau ở các nguồn protein khác nhau.
Mẫu được phân tích tại Phòng thí nghiệm khoa Nông-Lâm-Ngư, trường Đại Học Vinh.
2.3.2.2. Xác định các chỉ số huyết học của máu cá Tra
Bằng thiết bị huyết học PCE - 170 Automatic Blood Counter - Erma.
Máy có thể đo được 18 chỉ tiêu của máu, bao gồm: WBC, RBC, HCT, Hgb, Plt....
Bảng 2.1: Các thông số huyết học được phân tích
Ký hiệu Tên thông số Đơn vị
WBC Số lượng bạch cầu toàn phần x 103/ mm3
LYMF% Tỷ lệ bạch cầu cỡ nhỏ %
MID% Tỷ lệ bạch cầu cỡ trung bình %
GRAN% Tỷ lệ bạch cầu cỡ lớn %
RBC Số lượng hồng cầu x 106/ mm3
HGB Nồng độ Hemoglobin g/dL
HCT Giá trị Hematocrit %
Phương pháp lấy mẫu:
- Thời gian thu mẫu: Toàn bộ mẫu máu cá đựơc lấy vào buổi sáng - Địa điểm thu mẫu: Ao nuôi cá thương phẩm, trại sản xuất cá Yên Lý. - Lượng máu: Từ 1-2ml(mm3)/ 1mẫu máu.
- Dụng cụ gồm:
+ Kim tiêm và xilanh nhựa dung tích 5ml(mm3).
+ Ống đựng máu dung tích 5ml( loại chuẩn)chứa sẵn dung dịch chống đông EDTA-2K, Heparin của hãng HDA Việt –Ý
+ Phích và đá lạnh để bảo quản mẫu
- Vị trí lấy máu cá: Động mạch đuôi theo phương pháp Ovanova, 1993 - Bảo quản mẫu:
+ Nhiệt độ đá lạnh
+ Thời gian bảo quản: Không quá 24h (theo chỉ định của nhà sản xuất ống đựng máu).
Mẫu được phân tích tại phòng Huyết học - khoa Xét nghiệm - Bệnh viện đa khoa tỉnh Nghệ An.
2.3.3.Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê thường dùng Y- Sinh học với sự trợ giúp của phần mềm Tool data analysis và phần mềm Excel verssion 5.0 trên máy tính.
Các hàm sử dụng xử lí số liệu: - Giá trị lớn nhất: Max - Giá trị nhỏ nhất: Min
- Trung bình cộng: AVERAGE - Độ lệch chuẩn mẫu: STDEV - Hệ số tương quan: CORREL.
2.4. Thời gian thực hiện đề tài
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Các đặc điểm thuỷ lý, thuỷ hoá ở hồ nuôi
- Ao nuôi cá thương phẩm
Có diện tích từ 1200m2 đến 1350m2, độ sâu 1,5m, chủ động cấp thoát nước theo ý muốn. trước khi đưa vào nuôi được cải tạo nạo vét bùn đáy và phơi đáy kỹ, tạo môi trường tốt cho cá thả nuôi.
- Nhiệt độ nước
Cá tra là đối tượng nuôi được di nhập từ Đồng bằng sông cửu long về Nghệ An, nên nhiệt độ nước có tác động rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cá. Tuy nhiên thời điểm nuôi bắt đầu từ tháng 4 nên thời tiết đã ấm áp, nhiệt độ nước giao động từ 230C đến 280C vào buổi sáng và từ 250c đến 340C vào buổi chiều, trung bình giao động từ 25,4 - 29,30C.
Theo Nguyễn Đức Hội (1997), thì nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho thủy vực là từ bức xạ mặt trời. Chính vì vậy, sự biến động nhiệt độ của môi trường nước có quy luật theo
ngày đêm và theo mùa rõ rệt. thường nhiệt độ thủy vực về ban ngày cao hơn về ban đêm, và vào mùa hè cao nhất trong năm, và về mùa đông thấp nhất trong năm[10].
Hiện tượng đối lưu nhiệt chủ yếu xảy ra mạnh vào mùa đông, do đó làm cho bớt sự chênh lệch nhiệt độ cũng như hàm lượng ôxy hòa tan giữa tầng mặt và tầng đáy của thủy vực. Về mùa hè, đặc biệt ở các ao hồ tù đọng, hầu như không có sự đối lưu nhiệt. Do đó chênh lệch nhiệt độ cũng như hàm lượng ôxy hòa tan giữa tầng mặt và tầng đáy khá lớn, nhiều khi tầng đáy bị thiếu ôxy nghiêm trọng do không có đối lưu.
Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của hầu hết thủy sinh vật là trong khoảng 20- 300C. Nhiệt độ dưới 150C làm giảm quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng, do đó làm cho tôm cá giảm ăn, chậm phát triển. Đặc biệt một số loài có nguồn gốc từ xứ nóng như Rôphi, Trê phi.... có thể bị chết khi nhiệt độ xuống dưới 120C. Ngược lại nhiệt độ cao cũng làm cho thủy sinh vật mất cân bằng sinh lý cơ thể, hầu hết tôm cá bị chết ở ngưỡng nhiệt độ 390C[10].
Kết quả khi nghiên cứu về nhiệt độ trong ao nuôi cá tra thương phẩm ở độ tuổi từ 1 đến 6 tháng tại Trai cá giống Yên Lý cho thấy nhiệt độ thấp nhất vào buổi sáng sớm là 230C . cao nhất vào buổi chiều là 360C, trung bình dao động từ 25,5-29,30C. Đây là nhiệt độ tương đối thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá tra nuôi.
- Hàm lượng oxy hòa tan trong nước (DO)
Cá tra là loài cá có khả năng chịu được môi trường có hàm lượng oxy hoà tan thấp. Trong thời gian nuôi hàm lượng oxy hoà tan giao động từ 3,49 đến 4,25 là hoàn toàn phù hợp cho sự phát triển của cá.
Nguyễn Đức Hội (1997), có hai nguồn bổ sung oxy vào môi trường nước là từ không khí khuếch tán vào và do sự quang hợp của tảo ngay trong vùng nước. Nhiệt độ tăng sự hòa tan oxy vào môi trường nước bị giảm, và ngược lại nhiệt độ giảm oxy hòa tan trong nước tăng lên. Sự quang hợp của tảo đã gây ra quy luật biến động ngày đêm của oxy trong vùng nước: Hàm lượng oxy thấp nhất vào lúc sáng sớm (4-5 giờ) và đạt cao nhất vào khoảng 2 giờ chiều.
Hàm lượng oxy thích hợp trong thủy vực nuôi thủy sản cần đạt từ 3,0-8,0 mg/ lít. Ngưỡng chịu đựng hàm lượng oxy thấp của các loài cá khác nhau cũng rất khác nhau. Các loài cá trắng( Mè, Trôi, Trắm, Chép...) thường kém chịu ngưỡng oxy thấp, những loài cá có
cơ quan hô hấp phụ (Rô, Chuối, Trê...) có thể chịu được ngưỡng oxy rất thấp, nhiều khi gần bằng 0,1mg/ lít [10].
Hàm lượng oxy hòa tan (DO) trong suốt quá trình nghiên cứu trung bình qua các tháng dao động nằm ở mức 3,49-4,25mg/lít, thấp nhất vào buổi sáng là 2,5 mg/ lít, cao nhất vào buổi chiều là 6,1 mg/ lít. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với đối tượng nuôi là cá tra, một loài cá có thể chịu đựng được trong môi trường có hàm lượng oxy hòa tan trong nước thấp.
Sự biến động hàm lượng oxy hòa tan trong nước cũng hoàn toàn phù hợp với quy luật biến động ngày đêm của hàm lượng oxy hòa tan trong nước
- Độ trong
Độ trong của nước phụ thuộc vào nguồn nước, thực vật phù du, động vật phù du, các chất lơ lửng…Trong quá trình nuôi độ trong nước giao động từ 14 đến 24 cm, thời gian đầu mới thả nuôi độ trong cao hơn và giảm dần về cuối vụ do các chất thải tích luỹ trong ao tăng dần.
Xác định độ trong giúp ta đánh giá cân đối giữa 2 yêu cầu : Cần có mặt tảo phù du và cũng cần có điều kiện bức xạ ánh sáng đi sâu vào vùng nước. Nếu độ trong bé thì độ chiếu sáng vào vùng nước bị hạn chế, và hậuquả là sự quang hợp của tảo phù du bị giảm nghiêm trọng. Trong thủy vực tảo phù du là sinh vật sản xuất số một, nhờ có chúng thực hiện quá trình quang hợp mới tạo ra vật chất hữu cơ (dinh dưỡng) cho thủy vực.
Đối với các ao nuôi cá, thường có mật độ tảo phù du khá lớn ( trên 2 triệu cá thể/ lít) do đó độ trong thường thấp (10-40cm) [10].
Kết quả nghiên cứu độ trong cho thấy trong quá trình nuôi độ trong dao động từ 14- 24 cm, trung bình 20,5cm. Đây là độ trong phù hợp của ao nuôi cá.
- Màu sắc
Trong suốt quá trình nuôi màu nước thể hiện từ xanh nhạt đến xanh màu lá chuối non và màu xanh nhạt chiếm ưu thế do nước được thay thường xuyên.
Nhiều người làm nghề nuôi thủy sản giàu kinh nghiệm thường xem màu nước có thể biết được tình trang tốt hay xấu của ao, từ đó quyết định giải pháp thích hợp để đạt hiệu quả cao nhất.
Các yếu tố thực sự gây nên màu của môi trường nước gồm có các chất hòa tan, các chất vẩn cặn, các sinh vật phù du (chủ yếu là các tảo phù du), các chất mùn bã hữu cơ. Tùy
theo mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên mà tạo nên màu nước. Nước có nhiều phù sa, vẩn cặn hữu cơ, tảo phù du đều là loại giầu dinh dưỡng. Tuy nhiên nếu thấy xuất hiện các màng hoặc váng mỏng trên mặt ao (dù là màng vô cơ như của Canxi Cacbonat, hay của các chất hữu cơ hoặc các tảo phù du nở hoa) cũng đều không có lợi cho tôm cá phát triển. cần phải được loại bỏ ngay bằng cách thay nước sạch hoặc vớt, hút các màng đó khỏi ao.
Kinh nghiệm nuôi cá thường yêu cầu chăm bón cho ao để có màu xanh lá chuối non ( tức là màu của tảo lục chiếm ưu thế ) là tốt nhất[10].
Trong quá trình nghiên cứu ao được thay nước thường xuyên, và màu nước ao có màu xanh nhạt chiếm ưu thế. Đây là một kết quả tốt cho việc quản lý màu nước ao nuôi thâm canh.
-pH
Do điều kiện ao nuôi thay nước được thường xuyên và được bón vôi bột định kỳ với nồng độ 10ppm nên môi trường nước ít bị nhiễm bẩn. pH trong ao dao động từ 6,9 đến 7,5, đây là độ pH hoàn toàn phù hợp với đối tượng nuôi.
Theo Nguyễn Đức Hội (1997), hầu hết cơ thể thủy sinh vật thích ứng tốt ở môi trường có độ pH từ 6,5 đến 8,5. Như vậy là hơi lệch sang tính chất kiềm yếu. Tuy nhiên sự thích ứng với độ pH của môi trường cũng có sự sai khác giữa các loài thủy sinh vật. Thường trong phạm vi cho phép của pH từ 6,0 đến 9,0 có thể chấp nhận trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Trong thiên nhiên, nguồn gốc chủ yếu do thành phần đất gây ra tính axit, noài ra trong quá trình tích đọng mùn bã hữu cơ hoặc do bón quá nhiều phân hữu cơ cũng khiến cho môi trường nước bị chua (pH< 7). Biện pháp khử chua thông thường là bón vôi bột ( CaO.H2O) [10].