3.2 Nguyên nhân tiềm ẩn đến từ thất bại thị trường và thất bại chính sác h giám sát
3.2.2.1 Tổng quan về giám sát ngân hàng 26
Theo quy định pháp luật, hoạt động giám sát ngân hàng hiện nay được thực hiện bởi ba cơ quan chính: NHNN, Ủy ban giám sát tài chính quốc gia và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Tuy nhiên theo Luật NHNN số 46/2010/QH12 ngày 29/06/2010 và Luật NHNN trước đó thì NHNN vẫn là cơ quan chịu trách nhiệm chủ đạo đối với hoạt động giám sát ngân hàng. Theo quyết định số 83/2009/QĐ-TTg ngày 27/5/2009, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Cơ quan thanh tra, giám sát (CQTTGS) ngân hàng. Văn bản này nêu rõ “CQTTGS ngân hàng là cơ quan trực thuộc NHNN Việt Nam thực hiện chức năng thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và giám sát chuyên ngành về ngân hàng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của NHNN; tham mưu, giúp Thống đốc NHNN quản lý nhà
nước đối với các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính quy mơ nhỏ, hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác; thực hiện phòng, chống rửa tiền theo quy định của pháp luật”.
Cũng theo quyết định số 83/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, chức năng nhiệm vụ của CQTTGS trong hoạt động giám sát ngân hàng như sau.
Hình 3-2. Sơ đồ chức năng nhiệm vụ giám sát của CQTTGS
Nguồn: Thủ tướng (2009), Quyết định 83/2009/QĐ-TTg
Theo sơ đồ chức năng này thì giám sát ngân hàng bao gồm quá trình xây dựng khung chính sách cho hoạt động giám sát (1) đây có thể xem là quá trình tạo ra luật chơi chung cho tồn thị trường và q trình thực thi giám sát nhằm đảm bảo hệ thống ngân hàng thực hiện luật chơi đã được đưa ra ngay từ ban đầu (2), (3) và (4).
Theo khung pháp lý, hoạt động giám sát hiện đang được định hướng vào hai mục tiêu
chính, đảm bảo sự ổn định của hệ thống ngân hàng, đảm bảo hệ thống ngân hàng là một
kênh cung cấp vốn hiệu quả cho nền kinh tế. Hai mục tiêu này được thực hiện thông qua hai nội dung giám sát hành vi và giám sát sức khỏe.
Giám sát hành vi còn được gọi là giám sát tuân thủ là việc tập trung phát hiện những hành vi vi phạm của ngân hàng, nhằm đảm bảo tính tn thủ pháp luật và duy trì một sân chơi
Giám sát sức khỏe còn được gọi là giám sát theo rủi ro tập trung phát hiện phòng ngừa và ngăn chặn những rủi ro liên quan đến mỗi NHTM nói riêng và của cả hệ thống nói chung, nhằm đảm bảo sự lành mạnh và phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng.
Để thực hiện được hai nội dung giám sát trên CQTTGS ngân hàng sử dụng phương thức
giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ.
Giám sát từ xa là công tác giám sát dựa trên hoạt động thu thập thông tin từ xa. Thông
thường một tháng/lần các NHTM phải cung cấp những thông tin căn bản như bảng cân đối kế tốn, báo cáo thống kê…cho NHNN thơng qua Cục quản lý tin học Ngân hàng hoặc chi nhánh NHNN tỉnh thành phố. Với những số liệu này, Cục quản lý tin học đưa ra các chỉ số tổng hợp để CQTTGS phân tích và đưa ra những nhận định căn bản nhằm cảnh báo sớm rủi ro đối với những đối tượng được giám sát. Bên cạnh đó, hoạt động giám sát từ xa còn là cơ sở để hoạt động thanh tra tại chỗ định hướng tập trung nguồn lực giám sát đối với những
đối tượng rủi ro cao (Phụ lục 6).
Khác với hoạt động giám sát từ xa, thanh tra tại chỗ là phương thức giám sát dựa trên việc tiếp cận trực tiếp với các hồ sơ, tài liệu, chứng từ gốc liên quan đến nội dung cần thanh tra. Thơng qua đó có thể phát hiện những vi phạm sai sót trong việc tuân thủ pháp luật, đánh giá được mức độ chính xác của những thông tin do NHTM báo cáo và xem xét tính hợp lý trong q trình áp dụng các quy trình quy định do NHNN ban hành để từ đó có những điều chỉnh, sửa đổi phù hợp (Phụ lục 7).