Stt Đặc điểm Nội Dung Số lượng Tỷ lệ
1 Giới tính Nam 127 58% Nữ 93 42% 2 Độ tuổi Dưới 23 11 5% 23 - 30 68 31% 31 - 40 69 31% 41 - 50 42 19% Trên 50 30 14% 3 Trinh độ học vấn của khách hàng
Trung cấp hoặc thấp hơn 10 5%
Cao đẳng 51 23%
Đại học 143 65%
Sau đại học 16 7%
(Nguồn: Kết quả tác giả tính được từ dữ liệu khảo sát) 2.3.3. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
2.3.3.1. Phương pháp đánh giá
Một thang đo được coi là có giá trị khi nó đo lường đúng cái cần đo, có nghĩa là phương pháp đo lường đó khơng có sự sai lệch mang tính hệ thống và sai lệch ngẫu nhiên. Điều kiện đầu tiên cần phải có là thang đo áp dụng phải đạt độ tin cậy.
Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng (Item-total correlation). Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo có tương quan với nhau, nghĩa là nó cho chúng ta biết một thang đo nào đó có phải là thang đo tốt về một khía cạnh nào đó hay khơng.
Cronbach’s Alpha = Np/[1+p(N+1)]
Trong đó, p là hệ số tương quan trung bình giữa các mục hỏi, N là số mục hỏi.
Thang đo chất lượng dịch vụ phân phối sản phẩm được xây dựng trên cơ sở áp dụng thang đo SERVQUAL, là thang đo đa hướng với 6 thành phần độc lập với tổng cộng 26 biến và thành phần phụ với 3 biến. Do đó, việc kiểm định thang đo sẽ được tiến hành bằng cách đánh giá độ tin cậy từng thành phần, phân tích nhân tố để sắp xếp lại các thành phần là các nhân tố giải thích được các liên hệ trong thang đo.
Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ các biến khơng phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Những biến có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại. Thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niện đang nghiên cứu mới. Thơng thường, thang đo có Cronbach’s Alpha từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng được. Nếu bỏ bất kỳ biến nào trong mỗi thành phần của thang đo mà làm cho hệ số Cronbach’s Alpha của nó lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha ban đầu thì được xem là biến rác và bị loại. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khi thang đo có độ tin cậy 0,8 trở lên đến gần 1 là thang đo lường tốt.
Nghiên cứu này lần đầu tiên áp dụng cho dịch vụ phân phối hàng tiêu dùng nhanh tại Unilever. Vì vậy, tác giả chọn tiêu chuẩn áp dụng Cronbach’s Alpha ≥ 0,6 và tương quan biến tổng ≥ 0,3.
2.3.3.2. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha
- Thành phần sản phẩm
Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thành phần này là 0.916. Nếu ta bỏ đi bất kỳ thang đo (biến) nào thì hệ số Cronbach’s Alpha sẽ bị giảm đi. Ngoài ra, các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát này thấp nhất là 0.895 > 0.3 nên các biến này khá phù hợp và được sử dụng trong phép phân tích nhân tố khám phá tiếp theo.