sản xuất tấm lợp trong việc dừng sử dụng amiăng trắng trong sản xuất tấm lợp ở Việt Nam
Theo kết quả nghiên cứu, tính tốn của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cũng như ước tính của cơng ty Navifico, để chuyển đổi sang sản xuất tấm lợp sử dụng sợi PVA các đơn vị sản suất phải đầu tư thêm khoảng 2 đến 3 tỷ đồng/mỗi dây chuyền có cơng suất 1 triệu m2/năm, tức là với công suất thiết kế hiện tại gần 100 triệu m2/năm, tổng số tiền các doanh nghiệp phải đầu tư thêm để chuyển đổi là gần 200 đến 300 tỷ đồng.
Bảng 6. Kết quả tính tốn của Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương
Nhận xét, đánh giá, đề xuất
Theo số liệu của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TU, các đơn vị cần đầu tư thêm khoảng 2 đến 3 tỷ đồng/mỗi dây chuyền có cơng suất 1 triệu m2/năm, tuy nhiên số liệu trên cần được tính tốn lại cho sát với thực tế hơn vì thực tế cho thấy khi thay thế sợi amiăng bằng sợi PV , các đơn vị vẫn sử dụng nguyên hệ thống dây chuyền ban đầu, chỉ thay đổi phối liệu cho phù hợp, do đó các chi phí ban đối với việc đầu tư thêm các máy móc, thiết bị là không nhiều như dự kiến của các đơn vị. Theo khảo sát thực tế tại cơng ty Tân Thuận Cường, chi phí chơ mỗi dây chuyền có cơng suất 1 triệu m2/năm chuyển đổi từ sản xuất amiang sang PV khoảng 700 triệu đồng.
Để đảm bảo quyền lời cho các doanh nghiệp, khuyến khích chuyển đổi sản xuất sang dùng các sợi khác thay thế sợi amiăng, đề nghị Bộ tài chính nghiên cứu các cơ chế chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp như: miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế đất, hỗ trợ vốn vay … trong 2 năm đầu tiên kể từ khi đi vào sản xuất tấm lợp sử dụng sợi thay thế sợi amiăng.
Sau khi chấm dứt sản xuất tấm lợp amiăng, các sản phẩm đã sản xuất ra đề nghị vẫn được kinh doanh bình thường cho đến khi các đơn vị bán hết số sản phẩm tồn đọng.
Tấm lợp amiăng đang được người dân sử dụng đề nghị vẫn tiếp tục được sử dụng bình thường.
Đề nghị Bộ Cơng Thương cấm nhập khẩu các loại tấm lợp có sử dụng amiăng trắng để khuyến khích tiêu dùng các sản phẩm trong nước.