Sự phân bố số lượng các loài VKL trong các loại hình đất trồng ở thị

Một phần của tài liệu Vi khuẩn lam trong đất trồng lúa và trồng cà phê, cao su ở một số thị xã thuộc thị xã thái hòa nghệ an (Trang 34 - 50)

Thái Hòa (Nghệ An)

Tổng hợp số liệu từ bảng 3.4, chúng tôi nhận thấy trong 3 loại đất trồng thì đất trồng lúa gặp nhiều loài VKL nhất (44 loài/dưới loài), trong đó ở phường Quang Tiến gặp 29 loài/dưới loài, xã Nghĩa Tiến gặp 32 loài/dưới loài. Đối với đất trồng cà phê và cao su ở các xã Nghĩa Tiến và Tây Hiếu số loài gặp xấp xỉ ngang nhau 20 và 19 loài (tương ứng bảng 3.6). Điều này cho phép giả thiết rằng các cây trồng cà phê và cao su đã tiết ra môi trường đất một hoạt chất nào đó gây độc và kìm hãm sự phát triển của VKL.

Bảng 3.6 Sự phân bố số lượng các loài VKL ở các xã trong các loại hình đất trồng ở Thái Hòa (Nghệ An)

TT Xã (phường) Số loài/ dưới loài

Đất lúa Đất cà phê Đất cao su

1 Quang Tiến 29 - -

2 Nghĩa Tiến 32 14 14

3 Tây Hiếu - 9 13

Số loài gặp 44 20 19

3.2.5 So sánh số lượng các Taxon VKL trong các loại đất trồng ở thị xã Thái Hòa và ở tỉnh Đắc Lắk

Bảng 3.7 Số lượng các chi và số loài của mỗi chi ở Thái Hòa và ở Đắc Lắc

TT Tên chi Số loài ở Thái Hòa

(Nghệ An) (n/c này) Số loài ở Đắc Lắc [8] Tổng số Đất lúa Đất cà Đất cao Tổng số Đất lúa Đất cà Đất bông

phê su phê 1 Gloeothece 1 1 2 Synechocystis 1 1 2 2 3 Aphanocapsa 1 1 1 1 4 Gloeocapsa 2 2 1 3 3 1 1 5 Chroococcus 3 3 1 1 1 6 Microcystis 2 2 7 Lyngbya 10 8 4 2 15 10 4 7 8 Microcoleus 2 2 1 6 4 2 4 9 Oscillatoria 20 17 4 3 30 29 3 7 10 Phormidium 6 5 4 3 15 11 5 6 11 Spirulina 3 3 12 Schizothrix 2 2 1 1 13 Plectonema 1 1 14 Nostoc 2 2 12 9 3 11 15 Anabaena 1 1 9 8 2 16 Cylindrospermum 5 5 1 2 17 Aulosira 3 3 1 2 1 1 18 Scytonema 1 1 6 1 1 4 19 Calothrix 1 1 10 7 1 6 20 Fischerella 1 1 21 Hapalosiphon 4 2 4 5 4 4 2 22 Westiellopsis 1 1 1 1 Cộng 63 44 20 19 129 101 26 55

Hình 3.3. So sánh số lượng các chi và số loài ở mỗi chi trong các loại đất trồng ở thị xã Thái Hòa và ở tỉnh Đắc Lắk.

Số liệu ở bảng 3.7 (hình 3.4) cho thấy ở Thái Hòa (Nghệ An) tính đa dạng Vi khuẩn lam thấp hơn ở đất trồng tỉnh Đắc Lắc. Điểm giống nhau ở 2 khu vực nghiên cứu là sự phân bố các taxon Vi khuẩn lam trong các loại hình đất trồng là không giống nhau. Ở đất trồng lúa có số lượng loài phong phú nhất (ở Thái Hòa gặp 44 loài trên tổng số 63 loài; ở đất trồng lúa tỉnh Đắc Lắc gặp 101 loài trong tổng số 129 loài gặp) trong đó chiếm ưu thế về số lượng là các loài thuộc bộ Oscillatoriales. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, ở đất trồng cà phê và cao su đều có số lượng loài ít (Thái Hòa gặp 20 loài ở đất cà phê, 19 loài ở đất cao su; trong đất trồng cà phê của Đắc Lắc gặp 26 loài trong tổng số 129 loài gặp). Trong đất trồng cà phê, cao su chủ yếu gặp Vi khuẩn lam dạng sợi.

Kết quả nghiên cứu trên 3 loại hình đất trồng cho thấy, giữa đất trồng lúa và đất trồng cà phê, cao su khác nhau về môi trường đất, chế độ canh tác nên dẫn đến sự khác nhau về số lượng và thành phần loài Vi khuẩn lam trên các loại hình đất trồng này.

3.2.6 Đa dạng về hình thái

Vi khuẩn lam trong đất trồng ở một số xã thuộc thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An tương đối đa dạng về hình thái: có dạng cấu trúc hạt (đơn bào) và tập đoàn, cấu trúc sợi không phân nhánh và sợi phân nhánh; sợi đồng nhất và sợi có tế bào dị hình.

Bảng 3.8 Đa dạng hình thái bậc chi và loài Taxon Hình thái Chi Loài Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Tổng số 18 100.0 0 63 100.00

Đơn bào và tập đoàn 6 33.33 10 15.87

Sợi

không phân nhánh 9 50.00 47 74.60.

phân nhánh thật 2 11.11 5 7.94

giả 1 5.56 1 1.59

Trong tổng số 63 loài gặp có 53 loài ở dạng sợi (trong đó 47 loài không phân nhánh và 6 loài phân nhánh) và 10 loài dạng đơn bào và tập đoàn. Cấu trúc dạng sợi phân nhánh có 6 loài, trong đó 5 loài phân nhánh thật và 1 loài phân nhánh giả. Các loài phân nhánh thật là: Hapalosiphon baronii,

Hapalosiphon fontinalis, Hapalosiphon parvulus, Hapalosiphon welwitschii, Westiellopsis sp.

Bảng 3.9 Đa dạng hình thái các taxon VKL trong đất trồng ở một số xã thuộc thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An

Taxon Chi Loài

Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %

Đơn bào và tập đoàn 6 33.33 10 15.87

Đồng nhất 5 27.78 40 63.49

Có tế bào dị hình 7 38.89 13 20.63

Trong tổng số 63 loài gặp có 13 loài có tế bào dị hình và 40 loài không có tế bào dị hình và 10 loài dạng đơn bào và tập đoàn.

Như vậy, kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với các nghiên cứu của Gollerbakh và Shtina [theo 8]. Khi điều tra thành phần loài tảo đất ở Liên Xô (cũ) các tác giả đã cho thấy VKL trong đất chủ yếu ở dạng sợi.

Bảng 3.10 Đa dạng về hình thái vi khuẩn lam trong đất trồng ở một số xã thuộc thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An so với các vùng đã được nghiên cứu

TT

Taxon

Chi Loài/ dưới loài

Hệ số chi Nguồn Tổng Đơn bào và tập đoàn Sợi Tổng Đơn bào và tập đoàn Sợi Đồng nhất Có tế bào dị hình Đồng nhất Có tế bào dị hình 1 TX Thái Hòa - Nghệ An 18 6 5 7 63 10 40 13 3,50 Tác giả 2 Đắc Lắc 20 4 7 9 129 7 71 51 6,45 [8] 3 Thạch Hà – Hà Tĩnh 15 3 5 7 69 10 37 22 4,60 [32]

Kết quả ở bảng 3.9 cho thấy, so với số liệu ở tỉnh Đắc Lắc của Hồ Sĩ Hạnh [8] và Thạch Hà – Hà Tĩnh của Nguyễn Lê Ái Vĩnh [32] thì tại vùng thị xã Thái Hòa, Nghệ An, VKL đa dạng về chi và loài ở mức độ trung bình, điều này thể hiện qua hệ số chi (số loài/ số chi).

Ở Đắc Lắc hệ số chi bằng 6.45 còn ở Thái Hòa (Nghệ An) là 3.5. Tính đa dạng VKL cao ở trong đất trồng của tỉnh Đắc Lắc còn thể hiện ở chỗ số loài có tế bào dị hình nhiều (có 51 loài/ dưới loài), trong khi đó ở Thái Hòa (Nghệ An) chỉ mới gặp 13 loài/ dưới loài. Điều này có ảnh hưởng đến độ phì nhiêu của đất trồng ở mỗi địa bàn nghiên cứu đã nêu.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Kết luận

Từ những kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đi đến một số kết luận sau:

1. Đã xác định được 63 loài và dưới loài Vi khuẩn lam trong các loại hình đất trồng ở một số xã thuộc thị xã Thái Hoà, tỉnh Nghệ An, chúng thuộc 18 chi, 13 họ và 4 bộ, trong đó bộ Oscillatoriales chiếm ưu thế với 40 loài và

dưới loài (chiếm 63.49%), tiếp đến bộ Chroococcales gặp 10 loài và dưới loài (chiếm 15.87%), Nostocales gặp 8 loài và dưới loài (12.70%) và bộ Stigonematales gặp 5 loài và dưới loài (7.94%).

2. Về mặt hình thái, VKL gặp ở các dạng đơn bào, tập đoàn, dạng sợi phân nhánh thật, dạng sợi phân nhánh giả và dạng sợi không phân nhánh, trong đó ưu thế thuộc dạng sợi không phân nhánh.

3. Số lượng loài VKL biến động theo các loại hình đất trồng. Nhiều nhất ở đất trồng lúa, còn ở đất trồng cà phê và cao su gặp ít hơn.

4. Các chỉ tiêu pH, độ ẩm, nitơ, lân, kali dễ tiêu và tổng số trong đất tại địa bàn nghiên cứu đều thích hợp cho sự phát triển của VKL.

Đề nghị

Hiện nay, việc nghiên cứu VKL trong đất ở Việt Nam còn rất ít và tản mạn. Vì vậy cần có sự tổng hợp, đúc kết và công bố để tạo điều kiện cho những người nghiên cứu về VKL trong đất được thuận lợi hơn, cũng như tạo cơ sở cho việc sử dụng có hiệu quả hơn nguồn tài nguyên đất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1 Nguyễn Đức, Đặng Diễm Hồng, Trần Văn Nhị (1984), “Nghiên cứu so sánh tính chịu nhiệt của một số loài vi khuẩn lam cố định đạm”, Tạp chí Sinh học, 6 (4), tr.25-31.

2 Nguyễn Đức, Lại Kim Tiến, Trần Văn Nhị (1985), “Nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng cường độ cao đến một một số loài vi khuân cố định đạm”,

Tạp chí Khoa học và Kỹ Thuật Nông Nghiệp, số 2, tr.74-78.

3 Trần Hài (1996), “Phương pháp xác định đồng thời hoạt tính của hệ men khử nitrat in vivo ở vi khuẩn lam cố định đạm”, Tạp chí Sinh học, 8(3), tr. 30-35.

4 Võ Hành (1997), Một số phương pháp nghiên cứu vi tảo. Đại học Sư phạm Vinh. 28 tr.

5 Võ Hành (2007), Tảo học, Nxb. Khoa học và Kỹ Thuật, Hà Nội, 196 tr. 6 Võ Hành, Đỗ Thị Trường, (2001), “Kết quả nghiên cứu bước đầu về khả

năng cố định nitơ phân tử của một số loài vi khuẩn lam trong đất trồng lúa ở huyện Hoà Vang – Thành phố Đà Nẵng”, Tạp chí Sinh học, 23(3c), tr. 10- 13, Hà Nội.

7 Võ Hành, Đặng Thị Ngọc Liên, (2005), “Vi tảo trong đất trồng lúa bị nhiễm mặn huyện Diễn Châu, Nghệ An”, Báo cáo khoa học về sinh thái và tài nguyên sinh vật, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 314-318.

8 Hồ Sỹ Hạnh (2006), Vi khuẩn lam (Cyanobacteria) trong đất trồng ở một số vùng thuộc tỉnh Đắk Lắk và mối quan hệ giữa chúng với một số yếu tố sinh thái, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Vinh, 149 tr.

9 Hồ Sỹ Hạnh, Võ Hành, Dương Đức Tiến (2005), “Đặc điểm nông hoá và vi khuẩn lam (Cyanobacteria) trong đất trồng lúa ở một số huyện thuộc tỉnh Đắk Lắk”, Tạp chí khoa học đất, số 23, tr. 52-54.

10 Hồ Sỹ Hạnh, Võ Hành, Dương Đức Tiến (2005), “Vi khuẩn lam trong đất trồng cây công nghiệp (bông và cà phê) ở tỉnh Đắk Lắk”, Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, Báo cáo khoa học, Hội nghị toàn quốc, Hà Nội, 3/11/2005, Nxb. Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 920- 923. 11 Nguyễn Thanh Hiền, Vũ Minh Đức, Nguyễn Minh Lan, Đoàn Thanh Nga,

Lý Ngọc Oanh, Đỗ Thu Hiền, Nguyễn Bích Vân, Nguyễn Đăng Vượng, Từ Tất Kết, Ngô Thị Đào (1994), “Áp dụng thử chế phẩm vi khuẩn và tảo lam cố định nitơ để bón cho lúa tại huyện Hoài Đức, Hà Tây”, Tạp chí khoa học Công nghệ và Quản lý Kinh tế,tháng 6/1994, tr.220-222.

12 Dương Trọng Hiền, Đặng Đình Kim, Đặng Hoàng Phước Hiền, Đặng Diễm Hồng (1998), “Ảnh hưởng của NaCl ở nồng độ khác nhau lên hoạt tính quang hợp và hô hấp của tảo Lam Spirulina platensis”, Tạp chí Sinh học,

20(4), tr.43-47, Hà Nội.

13 Nguyễn Xuân Hiên, Vũ Minh Kha, Hoàng Đình Ngọc, Vũ Hữu Yêm (1975). Đạm Sinh học trong trồng trọt, Nxb. Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội. 14 Vũ Văn Hiển (1999), Kỹ thuật trồng lúa, Tập 3, Nxb. Giáo dục, 156 tr.

15 Đặng Diễm Hồng, Nguyễn Hữu Thước (1987), “Hiệu ứng kích thích của dịch tảo lên cây lúa được xử lý lạnh ở giai đoạn nảy mầm”, Tạp chí Sinh học 9(3), tr.27-32.

16 Trần Đăng Kế (1993), “Sinh trưởng và trao đổi đạm của vi khuẩn lam

Anabaena Cylindrica trong điều kiện dinh dưỡng nitơ khác nhau”, Tạp chí Sinh học, 15(3), tr.27-30, Hà Nội.

17 Lê Văn Khoa (chủ biên) và cộng sự (1996), Phương pháp phân tích đất, nước, phân bón, cây trồng, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

18 Đặng Đình Kim, Đặng Hoàng Phước Hiền (1992), Công nghệ sinh học vi tảo, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

19 Đặng Đình Kim, Đặng Hoàng Phước Hiền (1993), Tổng luận phân tích công nghệ sản xuất và ứng dụng vi tảo, Trung tâm Khoa học Tự nhiên &

Công nghệ Quốc gia – Trung tâm thông tin tư liệu, Hà Nội.

20 Nguyễn Công Kình (2001), “Một số kết quả nghiên cứu ban đầu về vi tảo (Microalgae) trong đất trồng lúa ở Thành phố Vinh và vùng phụ cận”, Tạp chí Sinh học, 23(3C), tr. 159-161.

21 Nguyễn Thị Minh Lan (2000), “Vi khuẩn lam cố định Nitơ, giải pháp tăng nguồn đạm tự nhiên cho ruộng lúa Việt Nam”, Tài nguyên Sinh vật đất và sự phát triển bền vững của hệ sinh thái đất, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 303-309.

22 Nguyễn Thị Minh Lan, Lê Khương Thuý (2000), “Tính đa dạng của vi khuẩn Lam (tảo Lam) và khả năng cố định nitơ ruộng lúa vùng Hà Nội”,

Tài nguyên sinh vật đất và sự phát triển bền vững của hệ sinh thái đất, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 143-147.

23 Đoàn Đức Lân (1996), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái và sinh lý của Vi khuẩn lam cố định nitơ ở đồng lúa đất mặn ven biển huyện Thái Thuỵ, Thái Bình, Luận án PTS Sinh học, ĐHKHTN- ĐHQG Hà Nội.

24 Đoàn Đức Lân, Nguyễn Đình Quyến, Dương Đức Tiến, Nguyễn Kim Vũ (1994), “Kết quả nghiên cứu vi khuẩn Lam cố định nitơ vùng đất mặn huyện Thái Thụy”, Tạp chí Khoa học – Công nghệ và Quản lý Kinh tế,

Tháng 6/ 1994, tr. 217-218, Hà Nội.

25 Nguyễn Mười và cộng sự (1978), Giáo trình thực tập thổ nhưỡng, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

26 Trần Văn Nhị, Đặng Văn Hạnh (1994), “Nghiên cứu tảo lam cố định nitơ để sử dụng như một nguồn chất kích thích sinh trưởng cho lúa”, Tạp chí Khoa học – Công nghệ và Quản lý Kinh tế, tháng 6/ 1994, tr. 215-217.

27 Dương Đức Tiến (1975), “Thành phần, sự phân bố và ý nghĩa kinh tế của tảo lam trên một số tỉnh miền Bắc Việt Nam”, Báo cáo hội nghị Khoa học Sinh vật, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (tháng 12/ 1975).

28 Dương Đức Tiến (1977), “Tảo lam giữ chặt đạm trên đất lúa ở một số vùng phía Bắc Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Kỹ Thuật Nông nghiệp, 182(8), tr. 577-581.

29 Dương Đức Tiến (1994), Vi khuẩn lam cố định nitơ trong ruộng lúa, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

30 Dương Đức Tiến (1996), Phân loại Vi khuẩn lam ở Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

31 Đỗ Thị Trường, Võ Hành (1999), “Vi khuẩn lam trên đất trồng lúa huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng”, Thông báo khoa học, ĐHSP Vinh, Số 15 tr. 25-28.

32 Nguyễn Lê Ái Vĩnh, Võ Hành (2001), “Vi khuẩn lam (Cyanobacteria) trong đất trồng lúa của huyện Thạch Hà – Hà Tĩnh”, Tạp chí Sinh học, 23(3c), tr. 29-34.

Tiếng nước ngoài

33 Anagnostidis K. & Komarek J. (1988), “Modern approach to the classification system of cyanophytes”, 3 – Oscillatoriales, Arch. Hydrobiol./Suppl., 80, Algological Studies 50-53, p. 327-372.

34 Anagnostidis K. & Komarek J. (1991), “Modern approach to the classification system of cyanophytes”, 5 – Stigonematales, Algological Studies 59, p. 1-73

35 Desikachary T. V. (1959), Cyanophyta, Indian Council of Agricultural Research, New Delhi.

36 Komarek J. & Anagnostidis K. (1999), Cyanoprokaryota. 1- Teil

Chroococcales, Spektum Akademis Cher verlag Heidelbeg, Berlin.

37 Venkataraman G. S. (1982), Blue- green algae for rice production a manual for its promontion, FAO Soil Bulletin.

38 Cao Ngọc Phương (1964), Contribution à l’étude de quelques cyanophycées du Sud Viet Nam, D. E. S-Univ, Paris IV.

39 Ґoллepбax M.M., Κocинскaя Е. К., Пoлянckий B. И. (1953),

Onpe∂eлumeль npecнoвo∂ных вo∂opocлeŭ CCCP, Bыпycк 2 – Cинeзeлённые водоpоcли, Гоcyдapcтвенное издaтельcтво “Coветcкaя нayка”, Mocква.

40 Голлербаx M. M.; Штина Э. A. (1969), Почвенныe во∂ороcлu.

Издательcтво “Hayкa” Ленингpaдcкое Oтделение. Ленингpaд. 41 Кондpaтьева H. B. (1968), Onpe∂елumель npecново∂ныx

PHỤ LỤC 1: NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ, ĐỘ ẨM KHÔNG KHÍ VÀ LƯỢNG MƯA TRONG 12 THÁNG CỦA NĂ M 2010 Ở THỊ XÃ THÁI

HÒA (NGHỆ AN) Yếu tố khí tượng Tháng Nhiệt độ trung bình(0C) Số gờ nắng hàng tháng Lượng mưa (mm) Độ ẩm không khí TB(%) Khả ngăng bốc hơi (mm) 1 16.8 89.2 53.0 89.0 55 2 19.8 85.8 17.5 85.2 36 3 81.8 101.7 34.9 80.5 41 4 24.1 120.8 82.5 86.3 78 5 27.4 199.6 176.6 80.2 105 6 29.6 140.2 71.2 71.7 72 7 29.2 180.5 187.1 75.5 86 8 27.9 170.7 227.7 86.0 90 9 27.0 187.7 277.7 84.5 110 10 24.5 179.2 390.9 84.7 110 11 20.6 105.5 23.8 85.0 35 12 19.0 98.5 19.8 82.0 41 Cả năm 24.0 1659.4 1562.6 82.6 859

Ghi chú: Số liệu do đài khí tượng thủy văn thị xã Thái Hòa, nghệ An cung cấp

PHỤ LỤC 2: ẢNH HIỂN VI CÁC LOÀI VI KHUẨN LAM TRONG ĐẤT THUỘC 3 XÃ CỦA THỊ XÃ THÁI HOÀ, NGHỆ AN

1. Gleoethece rhodochlamys Skuja 2. Microcystis aeruginosa Kuetz. Emend. Elenk. Forma flos-aquae 3. Gleoecapsa calcarea Tild. 4. Gleoecapsa stegophila (Itzigs.) Rabenh. 5. Chroococcus indicus Zeller var. epiphyticus Ghose

6 .Chroococcus montanus Hansgirg

Một phần của tài liệu Vi khuẩn lam trong đất trồng lúa và trồng cà phê, cao su ở một số thị xã thuộc thị xã thái hòa nghệ an (Trang 34 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w