Phương pháp bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn nhân tạo đến sự phát triển của cá giò ( rachycentron cândun) giai đọn từ 15 đến 36 ngày tuổi (Trang 26 - 31)

2. Mục tiêu của đề tài

2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

- Thí nghiệm được bố trí theo cách ngẫu nhiên một nhân tố, có 3 công thức thức ăn (nghiệm thức), mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, như vậy có tổng số 9 đơn vị thí nghiệm. Các yếu tố phi thí nghiệm được quản lý tương đồng giữa các nghiệm thức.

- Cách bố trí thí nghiệm:

+ Gán số thứ tự 1- 9 cho 9 đơn vị thí nghiệm theo thứ tự từ trái sang phai và từ trên xuống dưới.

+ Sau đó gán ngẫu nhiên 3 nghiệm thức vào 9 đơn vị thí nghiệm và đảm bảo số lần lặp lại của từng nghiệm thức bằng cách lấy 9 quân bài tây có số thứ tự từ át đến 9 (quy ước át là 1). Rút ngẫu nhiên 3 quân bài cho nghiệm thức 1, rút 3 quân bài cho nghiệm thức 2 và 3 quân bài còn lại cho nghiệm thức 3. Gán các nghiệm thức vào 9 đơn vị thí nghiệm theo giá trị của các quân bài.

+ Cuối cùng tôi có sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau: 1 CT1 2 CT3 3 CT2 4 CT1 5 CT2 6 CT3 7 CT3 8 CT1 9 CT2 Hình 4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm Chú thích: - Thể tích bể : 400l, mật độ : 300con/bể - Nghiệm thức 1 (kí hiệu CT1): Thức ăn RND

2.4.2. Sơ đồ khối nghiên cứu

Hình 5. Sơ đồ khối nghiên cứu

Đánh giá hiệu quả sử dụng của các loại thức ăn nhân tạo đến sự phát triển của cá Giò

CT2

8 3 5 9 2 6

4 7

CT1

Các chỉ tiêu theo dõi:

- Môi trường hàng ngày.

- Tốc độ tăng trưởng theo chiều dài. - Tỷ lệ phân đàn.

- Hệ số chuyển đổi thức ăn FCR. - Tỷ lệ sống.

- Đánh giá hiệu quả kinh tế. 1

CT3

Kết luận, kiến nghị.

2.5. Phương pháp thu thập số liệu

2.5.1. Phương pháp đo môi trường

- Xác định nhiệt độ bằng nhiệt kế thủy ngân chia vạch (0oC - 100oC) có độ chính xác đến 0,5oC, hiệu Zeal của Đức sản xuất. Định kỳ 3 ngày đo 1 lần vào lúc: 7h và 14h.

- Xác định hàm lượng Oxy hòa tan bằng máy đo oxy hiệu Buch & Holn wtw oxi 315i của Đức. Định kỳ 3 ngày đo 1 lần vào lúc: 7h và 14h.

- Xác định độ mặn bằng khúc xạ kế hiệu ATAGO/Mill-E chia vạch 0‰ - 100‰ do Nhật Bản sản xuất. Định kỳ 3 ngày đo 1 lần vào lúc: 7h và 14h.

- Xác định pH bằng máy đo pH hiệu pHep family của Hanna. Định kỳ 3 ngày đo 1 lần vào lúc: 7h

2.5.2. Phương pháp đo chiều dài

- Đo chiều dài tiêu chuẩn SL vào thời điểm cá Giò được 15 ngày tuổi. Các lần tiếp theo cứ 3 ngày đo một lần vào lúc 6h, với số lượng mẫu là 30 con. Đo bằng thước chia độ dài có độ chính xác đến 1mm.

Chiều dài tiêu chuẩn được tính từ điểm đầu tới hết xương đuôi theo hình 6:

Hình 6. Chiều dài tiêu chuẩn cá và độ cao thân (Theo Trine Galloway, 1999) - Tăng trưởng theo chiều dài tiêu chuẩn (SL, mm) được tính theo công thức:

%SRL (Ngày) = L2 – L1T2 – T1 x 100%

- Tốc độ tăng trưởng tương đối theo chiều dài tiêu chuẩn (SGRSL %) được tính theo công thức:

SGRL(%/ngày) = Ln|LTB2| - Ln|LTB1| x 100% T2 – T1

Trong đó: LTB1là chiều dài cá (mm) tại thời điểm T1. LTB2 là chiều dài cá (mm) tại thời điểm T2.

2.5.3. Phương pháp xác định tỷ lệ phân đàn

- Xác định tỷ lệ phân đàn bằng cách cứ 3 ngày thống kê tất cả cá thể cá Giò có chiều dài vượt trội (lớn hơn) và các cá thể bé hơn so với các cá thể cá Giò bình thường theo các nghiệm thức.

- Tỷ lệ phân đàn được tính theo công thức: TLPĐ = MN + MT x 100%

M

Trong đó: MN là tổng số cá Giò nhỏ hơn so với cá Giò bình thường. MT là tổng số cá Giò lớn hơn so với cá Giò bình thường. M là tổng số cá Giò trong các nghiệm thức.

2.5.4. Phương pháp xác định hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR)

- Xác định khối lượng tăng trưởng của cá Giò trong các nghiệm thức. - Xác định khối lượng thức ăn cần dùng trong nghiệm thức. - Hệ số chuyển đổi thức ăn FCR được tính bằng công thức:

FCR = MTA MKT - MBD

Trong đó: MTA là tổng khối lượng thức ăn dùng hết trong thí nghiệm. MKT là tổng khối lượng cá khi kết thúc thí nghiệm.

MBD là tổng khối lượng cá ban đầu trước khi tiến hành thí nghiệm.

Hàng ngày xi phong bể thí nghiệm, thống kê số cá Giò chết từ đó tính được số cá Giò còn sống. + Tỷ lệ sống (%TLS) được tính bằng công thức: %TLS = Ns x 100% No Trong đó: Ns là số cá Giò còn sống.

No là số cá Giò thả ban đầu.

+ Tỷ lệ sống của cá Giò ở các ngày tuổi được tính bằng công thức: %TSLNT = NNT2 x 100%

NLDT1

Trong đó: NNT2 là số cá Giò còn lại ở trong bể ở thời điểm hiện tại (ở T2). NLDT1 là số cá Giò còn lại ở lần thống kê gần nhất trước đó (ở T1).

2.5.6. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế được tính bằng tổng thu - tổng chi. Tính cho 1vạn con.

2.6. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê mô tả và phân tích phương sai ANOVA thông qua phần mềm Excel và phần mềm SPSS.

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Diễn biến các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm

Bể thí nghiệm ương nuôi ấu trùng cá Giò được đặt trong nhà có mái che và sục khí 24/24h. Trong quá trình tiến hành xi phông bể hằng ngày, các điều kiện khác như sục khí, chiếu sáng được duy trì như nhau ở các nghiệm thức.

3.1.1. Nhiệt độ(To)

Trong quá trình thí nghiệm thì nhiệt độ đóng một vai trò khá quan trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của cá Giò. Kết quả theo dõi diễn biến nhiệt độ trong suốt quá trình thí nghiệm được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 5. Biến động nhiệt độ trong quá trình thí nghiệm

Ngày tuổi Sáng (oC) Chiều (oC)

15 28 31 18 28 30,5 21 27,5 30 24 27 29 27 28 31 30 27,5 30 33 28 30,5 36 28 30,5 Nhận xét:

Trong suốt quá trình thí nghiệm nhiệt độ chỉ dao động trong khoảng từ 27oC đến 31oC. Tác giả Nguyễn Quang Huy (2002) [1] cho rằng nhiệt độ tối

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn nhân tạo đến sự phát triển của cá giò ( rachycentron cândun) giai đọn từ 15 đến 36 ngày tuổi (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w