Bước 1: Chọn nội dung đề tài và tư liệu liên quan
Chúng ta có thể chọn một góc cảnh ở nông thôn, thành thị ...tốt nhất những nơi mà
chúng ta có những kỹ niệm đẹp, chọn những dáng người liên quan đến bối cảnh cụ thể, phải chọn những dáng người trong tư thế động.
Bước 2: Phác thảo sơ bộ
Ở bước này chỉ cần thể hiện bố cục bằng các mảng hình đậm nhạt, khoảng trống, khoảng đặc… cần làm rõ sáng tối lớn, đường đi của ánh sáng. Tính tiếp nhịp điệu sáng tối to nhỏ như thế nào, phía trên và phía dưới ra sao. Lưu ý, phải sắp được nhịp chuyển giữa mảng tối và mảng sáng, làm cho chúng xen kẽ lẫn nhau, trong tối có sáng và ngược lại.
Bước 3: Thể hiện bối cảnh tranh
Đưa các hình ảnh đã chọn vào các mảng hình ở phác thảo sơ bộ. Đặt vị trí các mảng hình phong cảnh làm trọng tâm chính cho tranh, khéo léo đưa nhân vật vào vị trí trong tranh sao cho tự nhiên nhất cần chú trọng ở nhịp tay và chân của nhân để tạo nên hơi thở
trong tranh. Thể hiện ít nhất bằng hai phác thảo đen trắng và màu ở kích thước bé khoảng15x20cm (H4.1, H4.2). H4.1 H4.2
Bước 4: Phóng tranh và hồn thiện
Tìm gam màu u thích, phác lớp màu nền trước tiên, càng nhiều lớp màu càng đẹp, màu chính sau cùng. Lưu ý cân bằng nóng lạnh và nhịp chuyển của các mảng màu trong bài. Sau khi đã chọn được cách sắp xếp bối cảnh và hịa sắc phù hợp người vẽ thực hiện phóng tranh theo kích thước theo u cầu và hồn thiện bài.
III. Các lỗi thường gặp, nguyên nhân, cách khắc phục
- Thể hiện không đúng yêu cầu bài học về lựa chọn không gian tranh, nguyên nhân hiểu
nhầm phong cảnh góc rộng và phong cảnh góc hẹp, khắc phục bằng cách phân biệt rõ hai khái niệm này.
Tài liệu tham khảo
[1]- ÂU DƯƠNG ANH 2003, Mười nhà hội họa lớn thế giới, NXB Văn hóa thơng tin. [2]- PHẠM THỊ CHỈNH 2007, Lịch sử mỹ thuật Việt Nam, NXB Đại học Sư Phạm. [3]- NGUYỄN QUÂN 2006, Ngơn ngữ của hình và màu sắc, NXB Văn hóa Thơng tin