Nghiên cứu đặc điểm sinh sản

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số đặc điểm sinh sản của ốc nhồi ( pila polita, deshayes 1830) và thử nghiệm kỹ thuật sản xuất giống luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 27 - 34)

1. Một số đặc điểm sinh học của ốc nhồi Pila polita

2.4.1.Nghiên cứu đặc điểm sinh sản

2.4.1.1. Phân biê ̣t giới tính và tỷ lệ đực cái

+ Quan sát hình thái ngoài.

+ Quan sát cấu tạo trong : giải phẫu để xác định cơ quan giao cấu (đối với con đực có gai dao cấu) con cái (tuyến sinh dục tuyến abumin)

+ Xác đi ̣nh tỷ lê ̣ đực/cái trong tự nhiên (giải phẩu và quan sát phân biệt cơ quan sinh du ̣c và sản phẩm sinh du ̣c).

2.3.1.2. Xác định kích thước sinh sản lần đầu

Kích thước sinh sản lần đầu là kích thước mà ốc có khả năng tham gia đẻ trứng (con cái) và giao phối (con đực). Xác định kích thước của ốc tại thời điểm sinh sản lần đầu thông qua nghiên cứu sự phát triển tuyến sinh dục của ốc nhồi.

2.4.1.3. Mùa vụ sinh sản

Thu thập ốc nhồi bố mẹ hàng tháng và theo dõi khả năng sinh sản của chúng trong bể thí nghiệm trong thời gian 3 đến 5 ngày đầu mới bắt về. Ốc nhồi thành thục trong tự nhiên sẽ đẻ trứng trong bể thí nghiệm. Số lượng ốc đẻ trong tổng số ốc thu về cho biết tỷ lệ thành thục của chúng trong tự nhiên

theo các tháng trong năm. Kết hợp giải phẩu nghiên cứu sự thành thục tuyến sinh dục của ốc nhồi trong các tháng nghiên cứu để xác định mùa vụ sinh sản.

2.4.1.4. Tập tính sinh sản và các chỉ tiêu sinh sản

- Quan sát tập tính kết că ̣p

- Xác đi ̣nh sức sinh sản của ốc me ̣:

+ Sức sinh sản tuyê ̣t đối là số lượng trứng thu được của mô ̣t cá thể trong mô ̣t lần đẻ.

+ Sức sinh sản tương đối là số lượng trứng thu được trên đơn vị khối lượng cơ thể ốc nhồi me ̣ (trứng/gam khối lượng cơ thể ốc).

2.4.1.5. Xác định số lượng trứng/ổ trứng

Thu các chùm trứng ốc một cách ngẫu nhiên từ các bờ ao hang hốc trong các ao nuôi. Số trứng/ổ trứng được đếm thủ công bằng cách tách riêng từng trứng nhờ một cái kim.

2.4.1.6. Xác định tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở

- Tỷ lệ thụ tinh (%) = [(Số trứng thụ tinh x 100)/số trứng kiểm tra]. Trứng được thụ tinh dựa vào sự thay đổi màu sắc của trứng trong quá trình ấp.

- Tỷ lê ̣ nở (%) = (Tổng số ốc con x 100)/Tổng số trứng đã thụ tinh.

2.4.2. Thử nghiệm kỹ thuật sản xuất ốc nhồi giống

2.4.2.1. Phương pháp thu thập ốc bố me ̣ nuôi thuần dưỡng và cho sinh sản

• Điều kiện bể nuôi thuần dưỡng và bể cho sinh sản

- Bể nuôi thuần dưỡng ốc: Thể tích 15 m3 sau khi được vệ sinh sạch sẽ ta tiến hành cấp nước khoảng 40-50% thể tích và thả bèo hoa dâu vào với độ phủ khoảng 1/2 diện tích mặt nước trong bể. Phần không thả bèo được giành để rải thức ăn cho ốc.

- Bể cho ốc sinh sản: tiến hành chuẩn bị 2 bể khác nhau để cho ốc sinh sản. Một bể có đáy bùn (CT1) một bể đáy trơ (không có bùn) (CT2). Trong mỗi bể đều tạo một bờ đá có đắp đất bao phủ là nơi để ốc sinh sản. Mỗi bể nuôi 15 cặp ốc bố mẹ.

Trên mỗi bể đều có mái che để hạn chế khoảng 50% ánh nắng chiếu trực tiếp vào bể nhằm hạn chế sự tăng nhiệt độ nước trong những ngày nắng nóng.

Hình 2.1. Tấm che nắng trên bể Hình 2.2. Bể được tạo bờ đá • Chăm sóc và quản lý ốc bố mẹ

Cho ốc bố mẹ ăn 1 lần/ngày vào buổi chiều tối (17h). Khối lượng thức ăn cung cấp cho ốc bằng khoảng 3÷5% khối lượng ốc trong bể. Thức ăn cho ốc là cám gạo lá sắn . . . ngoài ra ốc còn sử dụng nguồn thức ăn xanh là bèo hoa dâu đã được thả trong bể. Trong quá trình cho ốc ăn chúng tôi đã theo dõi hoạt động bắt mồi của ốc để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp nếu thấy thiếu thì bổ sung thêm hoặc thừa thì giảm đi.

Hằng ngày quan sát hoạt động của ốc theo dõi các yếu tố môi trường (nhiệt độ và pH) độ sạch hay bẩn của nước để tiến hành thay nước.

2.4.2.2. Phương pháp thu trứng và ấp trứng ốc nhồi

Sau khi ốc đẻ chờ cho vỏ canxi của trứng cứng lại tiến hành thu các chùm trứng ốc trên bờ đất đá trong bể rửa sa ̣ch đếm số lượng chùm trứng số lượng trứng/chùm rồi cho vào du ̣ng cu ̣ ấp. Tiến hành ấp trứng theo 2 phương pháp sau:

- Ấp trứng trong khay nhựa: Sử dụng các khay nhựa có kích thước 5cm x 5 cm x 2 cm để ấp trứng. Các khay được vệ sinh sạch sẽ sau đó đặt trứng vào khay phủ một ít rễ bèo lên trên để giữ ẩm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ấp trứng trên bẹ chuối: Dùng thân cây chuối non để làm giá thể cây chuối được chẻ làm đôi rửa sạch lót một lớp bùn mỏng lên trên rồi đặt trứng lên để ấp. Phủ một ít rễ bèo lên trên để giữ ẩm.

Hình 2.3. Ấp trứng trên bẹ chuối Hình 2.4. Ấp trứng trên khay nhựa

• Chăm sóc quản lý trứng ốc trong quá trình ấp

- Việc theo dõi trứng trong quá trình ấp được tiến hành hàng ngày quan sát và đo nhiệt độ môi trường nơi ấp trứng.

- Trong quá trình ấp trứng thì bẹ chuối có hiện tượng bị chuyển màu thân hơi mềm dần ra. Vì vậy, cần phải thay bẹ chuối mới để đảm bảo cho trứng phát triển bình thường. Thường thì cứ 4÷5 ngày tiến hành thay bẹ chuối 1 lần.

Khi ấp trong khay sẽ thường xuyên xảy ra hiện tượng khô trứng do thiếu nước vì vậy phải thường xuyên phải giữ độ ẩm cho trứng trong quá trình ấp bằng cách lấy cây bèo dâu nhúng nước phủ lên trên ổ trứng.

2.4.2.3. Phương pháp ương từ ốc con mới nở lên ốc giống

Ốc mới nở được đưa vào bể composite kích thước (0,75m x 0,55m x 0,60m) và giai kích thước (1m x1m x1m) để ương nuôi lên ốc giống (cỡ 04g). Thời gian ương nuôi là 28 ngày. Mật độ ương là 500 con/m2. Giai đoạn đầu khi ốc con mới nở cho chúng ăn cám gạo mịn sau 15 ngày cho ốc ăn thêm lá sắn bèo . …Thường xuyên tiến hành vệ sinh giai và bể ương.

Hình 2.5. Ương ốc trong giai Hình 2.6. Ương ốc trong bể Các chỉ tiêu theo dõi:

- Tăng trưởng của ốc giống - Tỷ lê ̣ sống của ốc giống

2.4.2.4. Phương pháp thu thập số liệu

• Số liệu môitrường

- Các chỉ tiêu đo hàng ngày: Nhiệt độ pH . Trong đó

- Đo nhiệt độ: Dùng nhiệt kế hoặc máy đo pH/nhiệt độ. - Đo pH : Dùng máy đo pH/nhiệt độ và dùng bộ test pH. • Số liệu tăng trưởng

Ốc nuôi trong các ô thí nghiệm được đo chiều cao chiều rộng cân khối lượng khi thả và sau đó cứ 7 ngày kiểm tra tốc độ sinh trưởng một lần. Thu mẫu ngẫu nhiên 30 cá thể để cân đo khối lượng chiều cao và chiều rộng của từng cá thể và số liệu thu được đồng thời được sử dụng để điều chỉnh khẩu phần thức ăn của ốc.

- Cân khối lượng ốc bằng cân điện tử độ chính xác 0,01g.

- Đo chiều rộng và chiều cao của ốc bằng thước kẹp palmer có thang chia độ 1mm. • Xác định tỷ lệ nở (%) 100(%) N TLN T = × Trong đó: N: Số ốc con nở. T: Số trứng ấp.

Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày ADG (g cm/con/ngày) PL H (ốc sau thí nghiệm) – PL H (ốc trước TN)

ADG = Thời gian nuôi

• Tỷ lệ sống (S) (%)

Tổng số ốc thu

S = x 100 (%) . Tổng số ốc thả

2.5. Phương pháp xử lý số liệu

Toàn bộ số liệu được ghi và xử lý bằng phần mềm Excel 2003. Sử dụng phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) một nhân tố để so sánh các kết quả.

2.6. Thời gian và địa điểm thực hiện

- Địa điểm: Trại thực nghiệm Thủy sản nước ngọt Hưng Nguyên Khoa Nông Lâm Ngư Trường Đại học Vinh.

Sơ đồ nghiên cứu của đề tài

Tên đề tài

XĐ mùa vụ sinh sản

Thu thập và lựa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chọn ốc bố mẹ KT nuôi thuần dưỡng ốc nhồi bố mẹ

KT cho đẻ, thu

trứng KT ấp trứng KT ương ốc con mới nở lên ốc giống XĐ cơ cấu

giới tính thành thục sinh XĐ kích thước dục

XĐ SSS tương

đối, tuyệt đối Theo dõi tập tính cặp đôi trong sinh sản

Kỹ thuật sản xuất giống

Kết quả nghiên cứu và thảo luận Kết luận và kiến nghị Đặc điểm sinh sản XĐ SLượng trứng/ổ trứng X Đ TL thụ tinh, TL nở 22

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN CỦA ỐC NHỒI

3.1.1. Đặc điểm giới tính

3.1.1.1. Hình thái giới tính

Ốc nhồi P. polita là loài phân tính thụ tinh trong và đẻ trứng. Ốc nhồi đực và cái có thể phân biệt được bằng đặc điểm hình thái bên ngoài. Trong cùng một lứa con cái có kích thước và khối lượng lớn hơn con đực đỉnh vỏ thấp và tù hơn con đực.

Ở giai đoạn thành thục có thể phân biệt được con đực và con cái dựa vào đặc điểm cơ quan sinh dục (Hình 3.2):

- Cơ quan sinh dục đực gồm có: một tuyến tinh nhỏ màu vàng nhạt nằm cạnh ruột xoắn gần dạ dày. Ống dẫn tinh nhỏ màu trắng chạy qua tuyến gan - tụy và dưới trực tràng cuối cùng đổ vào túi chứa tinh tới cơ quan giao phối. Cơ quan giao phối hình máng dài có rãnh để dẫn tinh trùng.

- Cơ quan sinh dục cái gồm: một tuyến trứng hình khối nhỏ màu trắng nằm cạnh tuyến albumin theo chiều từ trái sang phải hướng về phía trước đổ ra ngoài qua lỗ sinh dục cái.

B

D C

A

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số đặc điểm sinh sản của ốc nhồi ( pila polita, deshayes 1830) và thử nghiệm kỹ thuật sản xuất giống luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 27 - 34)