Trong chương này, chúng tôi đã nghiên cứu thiết kế hệ laser Nd:YVO4
- Cường độ tỉ đối của tia hòa âm giảm rất nhanh theo độ lệch góc tương hợp pha.
- Đồ thị quan sát được có dạng hàm phi tuyến, chứng tỏ công suất tia hòa âm tăng không tuyến tính theo công suất laser chiếu vào. Độ dốc của đồ thị biến đổi, tăng theo công suất laser chiếu vào.
- Độ rộng xung laser phụ thuộc nhiều vào chiều dài của buồng cộng hưởng. Chiều dài của buồng cộng hưởng càng ngắn thì xung phát ra có độ rộng càng hẹp.
- Độ rộng xung hòa âm bậc hai còn lại 25 – 27 ns, rút ngắn 60% so với ban
đầu. Độ rộng xung SHG phụ thuộc nhiều yếu tố, như độ rộng xung Nd:YVO4,
phương pháp điều bến phẩm chất buồng cộng hưởng.
KẾT LUẬN CHUNG
Đề tài nghiên cứu các đặc trưng và thông số của laser Nd :YVO4 sử dụng
tinh thể Cr4+:YAG để biến điệu độ phẩm chất, đồng thời sử dụng tinh thể
KH2PO4 (KDP) trong kĩ thuật phát hòa âm bậc hai, luận văn Khảo sát quá
trình phát hòa âm bậc hai của hệ laser Nd:YVO4 đã nghiên cứu nguyên lý
hoạt động của laser Nd :YVO4, nghiên cứu các đặc trưng và thông số của hệ
hòa âm bậc hai sử dụng tinh thể KDP và khảo sát một số đặc trưng của chùm hòa âm bậc hai so với chùm cơ bản với một số kết quả về đặc trưng của laser Nd:YVO4.
Việc tạo hòa âm bậc hai có thể được ứng dụng để rút ngắn bước sóng, thay đổi tần số. SHG cũng có thể được ứng dụng trong quá trình tương tác trao đổi pho ton giữa các thành phần của trường, chẳng hạn 2 photon có tần số ω bị phá hủy (hấp thụ) và một photon tần số 2ω được hình thành.
Từ các kết quả này, luận văn có thể được xem như một tài liệu để nghiên cứu sâu hơn về sử dụng các tinh thể phi tuyến để phát hòa âm bậc hai, hòa âm bậc ba, phát sóng tổng hoặc hiệu, kỹ thuật nhân tần để thay đổi được các bước sóng kích thích, kỹ thuật thu thập xử lý tín hiệu nhỏ, biến những tín hiệu hồng ngoại thành những tín hiệu có thể nhìn thấy được. Luận văn nghiên cứu về thiết kế chế tạo laser rắn có công suất lớn, ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như khoa học quân sự, y tế, thông tin quang v.v.
Trong một thời gian tương đối ngắn cũng như điều kiện nghiên cứu còn hạn hẹp. Chúng tôi mong rằng đề tài sẽ được tiếp tục nghiên cứu một cách có hệ thống hơn, nhằm đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của công nghệ kỹ thuật hiện đại.
Tài liệu tham khảo
[1]. Hồ Quang Quý, Laser rắn công nghệ và ứng dụng, NXB ĐHQG Hà Nội,
2006.
[2]. Hồ Quang Quý, Cơ sở vật lí laser, Giáo trình dành cho SV ngành Vật lí, ĐH Hồng Đức, 2009.
[3]. Hồ Quang Quý, Vũ Ngọc Sáu, Laser bước sóng thay đổi và ứng dụng,
[4]. Hồ Quang Quý, Nguyễn Đôn Hà, Khảo sát trường nhiệt của laser YAG: Nd+3 tần số 10Hz, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ Quân sự, số 9, 2004, trang 57-61.
[5]. Hồ Quang Quý, Quang phi tuyến - ứng dụng, NXB ĐHQG Hà Nội,
2007.
[6]. Nguyễn Đại Hưng, “Vật lý và Kỹ thuật laser”, NXB ĐHQG, 2004.
[7]. Đinh Văn Hoàng & Trịnh Đình Chiến, “Vật lý laser và ứng dụng”,
ĐHKH Tự nhiên, 1999.
[8]. Phạm Văn Thiều, “Vật lý Laser”, ĐHQG Hà Nội, 2001.
[9]. C. Davis, “Laser and Elctro-Optics - Fundamentals and Engineering”, Cambrige University Press, 1996.
[10]. Jasprit Singh, “Optoelectronics - An Introduction to Metarials and Devices”, University of Michigan, 1996.
[11]. Wolfgang Demtroder, “Laser Spectrocopy - Basic Concepts and Instrumentation”, Second Edition, Springte Press, 1998.
[12]. Govind P.Agrawal, “Laser Semiconductor”, American Institute of Physics Press, 1995.