5. Kết cấu của luận văn
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược phát triển thị trường của công ty kinh
1.4.2. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
1.4.2.1. Yếu tố môi trường vĩ mô
a. Yếu tố kinh tế
Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tham gia vào kinh doanh cũng đều phải quan tâm tới yếu tố kinh tế của quốc gia nơi mình tham gia kinh doanh bởi các chỉ tiêu về kinh tế của một quốc gia sẽ giúp công ty nắm bắt được cơ hội cũng như những khó khăn tiềm tàng trong tương lai. Nếu là một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, ổn định thì đó chính là tín hiệu tốt cho việc kinh doanh của công ty. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh rượu vang cũng vậy, bởi khi nền kinh tế tăng trưởng sẽ làm cho đời sống người tiêu dùng tăng lên và lúc này nhu cầu cho những sản phẩm rượu vang nhập khẩu tăng lên. Một số các chỉ số mà các công ty thường quan tâm là: tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ suất hối đối và tỷ lệ lạm phát,…
Ngồi các chỉ tiêu về kinh tế trong nước, các cơng ty cịn quan tâm tới xu hướng phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Bởi đây chính là cơ hội để cơng ty
tham gia dễ dàng vào thị trường quốc tế nhưng cũng là thách thức với các công ty trong tương lai khi xuất hiện các đối thủ cạnh tranh quốc tế nhiều kinh nghiệm và giàu nguồn lực.
Hiện nay thị trường rượu vang ở nước ta biến động và thay đổi rất nhiều khi các doanh nghiệp nước ngoài dễ dàng kinh doanh sản phẩm rượu vang nhập khẩu ở thị trường nước ta. Các rào cản thương mại dần được dỡ bỏ trở thành lợi thế cho các doanh nghiệp nước ngồi này, đồng thời nó trở thành những khó khăn cho những doanh nghiệp Việt Nam, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để triển khai và hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường được hiệu quả thì doanh nghiệp kinh doanh rượu vang cần phải nắm bắt, hiểu rõ về tình hình kinh tế cả trong và ngồi nước.
b. Yếu tố về văn hóa, xã hội
Văn hóa, xã hội tác động sâu đậm đến thói quen, thị hiếu tiêu dùng của khách hàng. Nắm bắt được yếu tố này thì cơng ty mới có thể cung cấp được các sản phẩm phù hợp với văn hóa quốc gia đó, vùng miền đó để nhằm có được sự tin dùng của khách hàng. Nếu khơng nắm bắt được yếu tố này chắc chắn công ty sẽ không đạt được thành công.
Yếu tố dân số cũng vô cùng quan trọng đối với một doanh nghiệp nhập khẩu và kinh doanh rượu vang. Bởi với dân số đông, tốc độ dân số tăng nhanh thì nhu cầu về tiêu dùng sản phẩm rượu vang sẽ tăng lên, đây chính là một thị trường tiềm năng mà các doanh nghiệp hướng tới. Ngược lại, với một quốc gia dân số ít, tốc độ tăng trưởng dân số khơng cao thì cơ hội phát triển tương lai của doanh nghiệp là không cao.
c. Yếu tố về pháp luật, chính trị
Bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh nào cũng phải quan tâm tới yếu tố này. Bởi những chính sách pháp luật của Nhà nước hỗ trợ hay làm hạn chế việc kinh doanh sẽ làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Với những hệ thống pháp luật chặt chẽ, thủ tục hành chính linh hoạt sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp nhập khẩu và kinh doanh rượu vang năng động, lành mạnh hơn. Với các doanh nghiệp này, việc tạo điều kiện trong quá trình tiếp cận nguồn hàng và thị trường tiêu thụ sẽ là những thuận lợi to lớn đối với doanh nghiệp.
Ngồi ra, một quốc gia có nền chính trị ổn định sẽ là thị trường ổn định và an toàn hơn là một quốc gia đang có nền chính trị bất ổn. Do đó, khi tham gia vào thị trường, các doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm tới các yếu tố này.
1.4.2.2. Yếu tố mơi trường ngành
Khơng chỉ có doanh nghiệp kinh doanh rượu vang mà bất kỳ doanh nghiệp nào khi tham gia vào thị trường cũng phải quan tâm tới yếu tố mơi trường ngành kinh doanh. Việc phân tích các yếu tố mơi trường ngành sẽ giúp công ty xác định được vị thế của mình trong ngành để xây dựng những chiến lược phát triển cho doanh nghiệp đặc biệt là chiến lược phát triển thị trường mà doanh nghiệp hướng tới. Để phân tích mơi trường ngành, chúng ta sử dụng mơ hình năm áp lực cạnh tranh của Michael Porter. Gồm có:
- Nguy cơ xâm nhập từ các đối thủ tiềm năng: Nguy cơ xâm nhập vào một ngành phụ thuộc vào các rào cản xâm nhập thể hiện qua các phản ứng của các đối thủ cạnh tranh hiện thời mà các đối thủ mới có thể dự đốn được. Theo Michael Porter, có 6 nguồn rào cản xâm nhập chủ yếu là: lợi thế kinh tế theo quy mô, sự khác biệt của sản phẩm, các địi hỏi về vốn, chi phí chuyển đổi, khả năng tiếp cận với kênh phân phối và những bất lợi về chi phí khơng liên quan đến quy mô.
-Áp lực cạnh tranh của các đối thủ hiện tại trong ngành: Tính chất và cường độ của cuộc cạnh tranh giữa các công ty hiện tại trong ngành phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Số lượng các đối thủ cạnh tranh đông đúc. Tốc độ tăng trưởng của ngành.
Chi phí cố định và chi phí lưu kho cao.
Sự nghèo nàn về tính khác biệt của sản phẩm và các chi phí chuyển đổi.
Ngành có năng lực dư thừa. Tính đa dạng của ngành. Sự tham gia của ngành cao. Các rào cản rút lui.
- Áp lực từ các sản phẩm thay thế: Do các loại sản phẩm có tính thay thế cho nhau nên sẽ dẫn đến sự cạnh tranh trên thị trường. Khi giá của sản phẩm chính hãng tăng thì sẽ khuyến khích xu hướng tiêu dùng các sản phẩm thay thế và ngược lại. Do
đó, việc phân biệt sản phẩm là chính hay là sản phẩm thay thế chỉ mang tính tương đối.
- Áp lực từ phía khách hàng chủ yếu có hai dạng là địi hỏi giảm giá hay mặc cả để có chất lượng phục vụ tốt hơn, chính điều này làm cho các đối thủ cạnh tranh với nhau, dẫn tới tổn hao mức lợi nhuận của ngành. Áp lực từ khách hàng xuất phát từ các điều kiện sau:
Khi số lượng người mua là nhỏ.
Khi người mua mua một lượng lớn sản phẩm và tập trung.
Khi người mua chiếm một tỷ trọng lớn trong sản lượng của người bán.
Các sản phẩm khơng có tính khác biệt và là các sản phẩm cơ bản. Khách hàng đe doạ hội nhập từ phía sau.
Sản phẩm ngành là khơng quan trọng đối với chất lượng sản phẩm của người mua
Khách hàng có đầy đủ thơng tin.
- Áp lực của nhà cung ứng: Nhà cung ứng có thể khẳng định quyền lực của họ bằng cách đe doạ tăng giá hay giảm chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung ứng. Do đó, nhà cung ứng có thể ảnh hưởng tới lợi nhuận của một ngành khi ngành đó khơng có khả năng bù đắp chi phí tăng lên trong giá thành sản xuất. Những điều kiện làm tăng áp lực từ nhà cung ứng sẽ tăng lên:
Chỉ có một số ít nhà cung ứng.
Khi các sản phẩm thay thế khơng có sẵn.
Khi các sản phẩm của nhà cung ứng là yếu tố đầu vào quan trọng đối với hoạt động của khách hàng.
Khi các sản phẩm của nhà cung ứng có tính khác biệt và được đánh giá cao bởi các đối thủ của người mua.
Khi người mua phải gánh chịu một chi phí cao do thay đổi nhà cung ứng.