Cấu trúc mạng GSM-Viettel tp Vinh

Một phần của tài liệu Hệ thống GSM và ứng dụng GSM tại viettel thành phố vinh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 41 - 58)

1. 2 Lịch sử phát triển hệ thống GSM Viettel

3.2. Cấu trúc mạng GSM-Viettel tp Vinh

GSM tại thành phố Vinh là Hệ thống trạm gốc (BSS) thuộc Đài điều khiển trạm gốc BSCKV1 của hệ thống mạng Viettel hiện tại. BSS giao diện trực tiếp với các trạm di động MS thông qua giao diện vô tuyến nên nó bao gồm các thiết bị phát

và thu đường vô tuyến và quản lý các chức năng này. Mặt khác BSS thực hiện giao diện với các tổng đài SS. Tóm lại, BSS thực hiện đấu nối các MS với tổng đài, tức là kết nối thuê bao di động MS với những người sử dụng viễn thông khác. Do vậy, BSS phải phối ghép với SS bằng thiết bị BSC. Ngoài ra, do BSS cũng cần phải được điều khiển nên nó được đấu nối với OSS. BSS gồm hai thiết bị: BTS giao diện với MS và BSC giao diện với MSC. Như vậy, hạ tầng hệ thống GSM tại TP Vinh như sau:

- Hệ thống mạng lưới BTS đặt trên địa bàn thành phố Vinh thuộc khu vực 1, làm giao diện với MS. Hệ thống BTS này được điều khiển bởi Đài điều khiển tạm gốc BSC KV1 (Có 30 BSC được đặt ở Hà Nội), như thể hiện trên hình 3.1. Hệ thống BTS và BSC gộp chung lại gọi là BSS (Hệ thống trạm gốc) , được đâú nối với OSS ( Hệ thống khai thác và hỗ trợ) để điều khiển việc khai thác bảo dưỡng.

-BSC KV1 giao tiếp với MSC HN1 đặt tại Hà Nội và tại Hà Nội được đặt hạ tầng hệ thống chuyển mạch SS để thực hiện kết nối mạng BSS tại TP Vinh vào mạng GSM Viettel toàn quốc.

Như thế, về cấu trúc mạng GSM ở TP Vinh, ta nhận thấy nó là một hệ thống trạm gốc BSS thuộc khu vực 1(KV1) trong 3 khu vực của mạng Viettel. Hệ thống BSS được nối ghép với SS qua BSC đặt tại Hà Nội, từ đó sẽ khai thác tài nguyên mạng GSM thông qua ghép nối này.

Hệ thống trạm thu phát gốc BTS tại TP Vinh

Từ các phân tích về cấu trúc mạng như trên, ta có kết luận: Mạng GSM tại TP Vinh chủ yếu tập trung vào điều khiển khai thác sử dụng và thực hiện vấn đề bảo trì bảo dưỡng. Vì vậy, vấn đề phát triển rộng mạng lưới thuê bao , đảm bảo ngày càng tốt hơn về chất lượng phục vụ là vấn đề chính yếu ở Viettel tp Vinh ( Và đây cũng là tiêu chí chung không chỉ của tổng công ty viễn thông Viettel mà còn là của tất cả các công ty viễn thông khác) .

Để phát triển mạng lưới thuê bao, điều đầu tiên phải làm là phủ sóng rộng (theo ý nghĩa về địa lý ) và khai thác hiệu quả vùng phủ sóng. Để có sóng thì phải phát triển hệ thống trạm thu phát, để khai thác hiệu quả vùng phủ sóng thì phải tính toán

sự đáp ứng giữa thuê bao ME và BTS. Đây là một bài toán rất khó khăn cho không chỉ công ty Viettel mà cho tất cả các công ty khai thác viễn thông, bởi nó không đơn thuần chỉ là khó về kỹ thuật mà đây còn là một bài toán kinh tế nan giải về đầu tư thu lợi nhuận.

Trong giới hạn đồ án này, không thể phân tích được những khía cạnh khó khăn khác nhau đó, chỉ thực hiện việc tìm hiểu về trạm thu phát BTS và hệ thống BTS ở TP Vinh mà qua đó sẽ hiểu biết thực tế một trạm BTS, về cấu trúc địa lý của GSM và sẽ đưa ra một số nhận định về vấn đề tái sử dụng tần số của GSM ở tp Vinh .

Qua một thời gian đi thực tế tìm hiểu về cấu tạo của trạm BTS và đánh dấu vị trí của các trạm BTS, em đã thu được một số kết quả như sau:

Cấu tạo BTS

Có hai dạng anten thường sử dụng trong BTS là anten vô hướng phát đẳng hướng và anten có hướng tập trung năng lượng tại các rẻ quạt.

Xem xét cấu tạo của một BTS có anten có hướng ta thấy,trên các cột BTS có các tấm màu trắng phân ra 3 hướng khác nhau, gọi là Sector của Anten. Anten sector là anten định hướng. Với loại BTS dùng 3 sector thì một anten đó phủ 120 độ, nếu dùng 6 sector thì anten đó phủ 60 độ, nói chung tùy thuộc vào vùng phủ độ của anten mà lắp nhiều hay ít sector.

Sau thời gian khảo sát, sử dụng công cụ Google Map, em đã xác định được một số vị trí trạm BTS trên địa bàn TP Vinh. Việc đánh dấu vị trí đã khảo sát được lên bản đồ có nhiều hạn chế trong quan sát vì kích thước bản đồ không đủ lớn để đảm bảo độ chính xác của vị trí. Vì vậy, các vị trí trạm BTS thể hiện chỉ là các vị trí tương đối. Với công việc khảo sát này, em hi vọng sẽ có cái nhìn tổng quan thực tiễn về công tác quy hoạch Cell và phương pháp tái sử dụng tần số.

Em cũng đã được tham quan thực tế các trạm BTS, và tìm hiểu sơ bộ cấu tạo của nó. Tuy nhiên do không có nhiều thời gian và khó khăn trong quá trình tác nghiệp, nên đối với phần cấu tạo chưa thể đi sâu được các chi tiết cụ thể và cách thức bảo trì BTS. Các vị trí được đánh dấu sau đây cũng chưa thực sự đầy đủ chưa phản ánh được đúng thực trạng hiện có của hệ thống BTS ở TP Vinh.

Có một số vị trí BTS, dù rằng nằm ở trong khu vực TP Vinh, nhưng vì bản đồ thành phố được ghép vào bản A4 nên những khu vực phía ngoài bị cắt không được thể hiện trên sơ đồ. Điều này cũng gây ra sự khó khăn trong việc khảo sát một cách hệ thống mạng BTS.

Trong quá trình tìm hiểu em gặp rất nhiều khó khăn, việc tìm kiếm trạm BTS Viettel trong rất nhiều trạm của các mạng khác đã là khó khăn, việc đánh dấu địa chỉ và xác định vị trí của BTS trên bản đồ cũng là một khó khăn khác nữa. Vậy nên, những sơ suất là không tránh khỏi, còn nhiều trạm BTS chưa được tìm ra là khá nhiều, cho nên sơ đồ hệ thống mạng BTS dưới đây chỉ mang tính chất khảo sát để nêu ra một số nhận xét có tính hệ thống mà thôi. Dưới đây là bảng thống kê địa chỉ và tên trạm BTS đã khảo sát được tại khu vực trung tâm TP Vinh.

Một phần của tài liệu Hệ thống GSM và ứng dụng GSM tại viettel thành phố vinh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 41 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w