Các yếu tố cấu thành năng suất

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến sự sinh trưởng phát triển năng suất giống lạc l14 vụ xuân 2008 (Trang 26 - 31)

4. Đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu

2.4.2.6.Các yếu tố cấu thành năng suất

- Tổng số quả/cây: thu 10 cây/ô thí nghiệm - Số quả chắc/cây: thu 10 cây/ô thí nghiệm

- Khối lượng quả (cân khối lượng 100 quả) - Pquả(g): thu 10 cây/ô thí nghiệm - Khối lượng hạt (cân khối lượng 100 quả) - Phạt (g): thu 10 cây/ô thí nghiệm PHạt

- Tỷ lệ nhân (%) = × 100 PQuả

- Năng suất hạt (tạ/ha)

NSCT = PTB 1 quả × số quả chắc/cây

Khối lượng quả chắc 10 cây

PTB 1 quả (g) =

Tổng số quả chắc 10 cây - Năng suất lý thuyết - NSLT

NSLT = NSCT × số cây/ha

- Năng suất thực thu (tạ/ha): dựa trên năng suất thu được/1 ô thí nghiệm

2.4.3. Quy trình kỹ thuật chăm sóc

2.4.3.1. Làm đất

- Đất được cày, bừa nhỏ, nhặt sạch cỏ, san phẳng. Lên luống cao 30cm, rãnh rộng 30cm đảm bảo thoát nước tốt.

- Thời vụ trồng: tháng 2/2008

2.4.3.2. Xới vun, tưới tiêu nước

- Xới xáo: chia làm 3 lần

+ Lần 1: khi cây được 3-5 lá thật, tiến hành xới nhẹ, có tác dụng làm đất, thoáng khí cung cấp oxi, tránh tác động mạnh đến cây con.

+ Lần 2: khi cây được 8-9 lá thật, xới vào thời điểm trước khi lạc ra hoa, xới sâu rộng quanh gốc (sâu 5-7cm), nhằm tạo ra lớp đất tơi xốp cho vi khuẩn nốt sần hoạt động. Thời điểm này không vun cao gốc để không làm ảnh hưởng đến sự ra hoa của lạc.

+ Lần 3: Khi cây ra hoa rộ được 10 - 15 ngày, xới vun, rộng và vun cao.

- Tưới tiêu: Trong điều kiện vụ xuân thường xảy ra thiếu ở thời kỳ sinh trưởng đầu của cây (thời kỳ gieo và cây con) nên cần chú ý cung cấp đủ ẩm cho lạc. Bên cạnh đó, cũng cần chú ý thời kỳ ra hoa, kết quả, đây là thời kỳ cây lạc rất cần đủ ẩm (thời kỳ khủng hoảng nước của lạc). Phương pháp tưới chủ yếu là tưới rãnh. Ngoài ra, cần chú ý tiêu nước kịp thời cho lạc khi mưa lớn.

2.4.3.3. Phòng trừ sâu bệnh hại

- Sâu hại chủ yếu: sâu xám, sâu khoang, sâu xanh, sâu róm, bọ trĩ,… Khi bị hại ở mức độ nhẹ thì sử dụng phương pháp thủ công (bắt bằng tay), sử dụng thuốc hoá học khi bị gây hại quá ngưỡng kinh tế.

- Bệnh hại chủ yếu: bệnh đốm lá, bệnh héo rũ, bệnh gỉ sắt, bệnh thối tia thối củ… phòng trừ bằng các biện pháp canh tác (nhặt sạch cỏ dại, đảm bảo đủ ẩm trên đồng ruộng,…), khi bệnh phát triển vượt quá ngưỡng kinh tế phải dùng thuốc bảo vệ thực vật để ngăn chặn.

2.4.4. Thời tiết khí hậu trong vụ

Các loại cây trồng trong quá trình sinh trưởng, phát triển của mình đều chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố khí hậu thời tiết, các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất của lạc là nhiệt độ, chế độ nước và ẩm độ không khí.

Bảng 2.1. Diễn biến thời tiết, khí hậu vụ xuân 2008

Tháng Nhiệt độ Lượng

mưa

Ẩm độ (%) Số ngày mưa

ToTB ToMax ToMin TB Min

II 13,79 19,8 9,8 1,83 86,86 75 18 III 20,78 25,6 15,1 4,09 86,68 73 8 IV 28,16 31,4 19,8 3,26 85,9 66 10 V 27,75 32,4 22,9 8,2 79,19 60 9 VI 30,16 33,9 26,8 3,47 72,4 58 12 VII 30,52 32,5 28,2 8,82 70,29 57 6 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Đài khí tượng Thủy Văn Bắc Trung Bộ

Nhiệt độ là yếu tố ngoại cảnh chủ yếu có tương quan tới thời gian sinh trưởng của lạc. Là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới, lạc là cây ưa ẩm. Nhiệt độ trung bình thích hợp cho suốt đời sống của lạc là 25-300C.

Thời kỳ nảy mầm nhiệt độ thích hợp 25-30oC, tốc độ nảy mầm tốt nhất là 32- 34oC, nhiệt độ cao hơn sức sống của hạt giảm đi và hạt bị mất sức nảy mầm ở nhiệt độ 54oC [7]

Mặt khác, nhiệt độ ngày đêm chênh lệch quá lớn cũng không có lợi cho sinh trưởng và kéo dài thời kỳ cây con. Ngay ở nhiệt độ trung bình gần nhiệt độ tối thích nhưng nhiệt độ ngày đêm chênh lệch 20oC thì lạc cũng không ra hoa được [1]

Nhiệt độ để lạc ra hoa thuận lợi là 24-33oC. Quá trình chín đòi hỏi nhiệt độ giảm hơn so với thời kỳ trước. Trong thời kỳ chín, nhiệt độ trung bình 25-28oC là thích hợp.

Nước cũng là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến năng suất lạc. Lạc chỉ có khả năng chịu hạn ở một thời kỳ sinh trưởng nhất định. Trong thời gian nảy mầm, nước là nhân tố quan trọng thứ 2 sau nhiệt độ-ảnh hưởng tới thời gian nảy mầm và tỷ lệ mọc.

Trong điều kiện đồng ruộng hạt lạc nảy mầm tốt nhất là ở độ ẩm đất đai 70-80%. Ở thời kỳ trước ra hoa, nhu cầu về nước của lạc không lớn lắm nhưng thời kỳ ra hoa rộ cần lượng nước lớn cho quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực, thiếu nước trong thời kỳ này làm giảm nghiêm trọng số hoa, đợt rộ không hình thành được, thời gian ra hoa kéo dài, tỷ lệ hoa hữu hiệu giảm. Cây cần nước nhiều cho tới khi bắt đầu hình thành quả già thì không cần nữa [1]

- Nhiệt độ: nhiệt độ tăng dần từ tháng hai đến tháng sáu, đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho quá trình sinh trưởng phát triển của lạc. Trong quá trình hạt nảy mầm nhiệt độ trung bình thấp 13,79oC gây khó khăn cho sự nảy mầm của hạt và sự lớn lên của cây con. Trong những tháng tiếp theo nhiệt độ trung bình bắt đầu tăng lên, thời kỳ này lạc ra hoa, đâm tia và hình thành quả, nhiệt độ tăng lên dao động trong khoảng 21-31oC thuận lợi cho quá trình hạt vào chắc.

- Lượng mưa: vụ lạc Đông Xuân 2008 có lượng mưa tương đối thấp và ổn định nên không ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển. Ngược lại, đây là điều kiện lý tưởng đảm bảo năng suất cao cho cả vụ.

2.5. Xử lý số liệu

PHẦN III

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến thời gian và tỷ lệ mọc mầm của lạc

Nảy mầm là quá trình hạt lạc chuyển từ trạng thái tiềm sinh sang trạng thái sống. Dưới tác động của các yếu tố ngoại cảnh, trong quá trình này hạt đã trải qua những biến đổi sâu sắc về mặt sinh hóa để chuyển hóa các chất dự trữ trong hạt (Protein và Lipits) thành các chất đơn giản là Glucozo và Axitamin.

Điều kiện ngoại cảnh là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến nảy mầm của lạc. Điều kiện nảy mầm thuận lợi sẽ đẩy mạnh các quá trình biến đổi sinh hóa trong hạt, giúp hạt nảy mầm tốt hơn và ngược lại. Thời kỳ này cần tổng lượng tích ôn là khoảng 250-3200C, nhiệt độ trung bình thích hợp khoảng 25-300C v à độ ẩm đồng ruộng là 70-80%

Bên cạnh đó thì kỹ thuật làm đất và gieo hạt cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến sự nảy mầm của hạt, làm đất kỹ và gieo hạt đúng kỹ thuật sẽ giúp cho hạt nảy mầm tốt hơn, tỷ lệ mọc mầm cao hơn. Thời gian và tỉ lệ mọc mầm của hạt lạc chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: đặc điểm giống, độ ẩm đất, thời vụ và kỷ thuật canh tác.

Thời gian mọc mầm của hạt tính từ khi gieo đến khi mọc được trên 80%. Kết quả theo dõi khả năng mọc mầm được thể hiện qua bảng 3.1

Bảng 3.1. Thời gian và tỷ lệ mọc mầm của các công thức thí nghiệm

Công thức Thời gian từ gieo đến mọc Tỷ lệ mọc mầm (%)

CT 1(Đ/C) 10 86,64

CT 2 11 85,42

CT 3 11 86,25

CT 4 12 87,62

CT 5 11 88,80

Lạc được tiến hành gieo hạt vào ngày 02/03/2008 và các công thức có thời gian mọc mầm là sau khi gieo từ 10-12 ngày

Theo số liệu khí tượng thuỷ văn Nghệ An trong thời gian này không có mưa, độ ẩm trung bình ngày từ 77 - 90%, nhiệt độ trung bình ngày dao động trong khoảng từ 15,1 - 19,2oC, vậy trong thời gian này nhiệt độ không phù hợp cho quá trình mọc mầm của lạc nên thời gian từ khi gieo đến khi mọc kéo dài

Các công thức khác nhau thì có tỷ lệ mọc mầm khác nhau, tỷ lệ mọc mầm giao động trong khoảng từ 84,42 - 88,80%, cao nhất là ở công thức công V là 88,80%, và thấp nhất ở công thức II với 84,42%. Sự khác nhau về tỷ lệ mọc mầm giữa các công thức chủ yếu là do sự tác động của các yếu tố phi thí nghiệm như đất đai, chế độ nước…, vì giai đoạn này mật độ chưa ảnh hưởng đến khả năng mọc mầm của các công thức. Sự khác nhau về mật độ không có sự ảnh hưởng gì đến giai đoạn mọc mầm của các công thức, giữa các công thức chỉ chênh lệch nhau khoảng từ 1 đến 2 ngày. Khả năng mọc mầm của các công thức đều biến đông trên 80%.

3.2 Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến sự tăng trưởng chiều cao thân chính

Tốc độ tăng trưởng chiều cao thân chính là một trong những chỉ tiêu đánh giá sự sinh trưởng và phát triển của cây lạc. Cây lạc sinh trưởng tốt thường có chiều cao thích hợp, cân đối với các bộ phận dinh dưỡng khác, do cây lạc thuộc loại hình sinh trưởng vô hạn cho nên suốt quá trình sinh trưởng của cây, thân chính không ngừng tăng trưởng.

Thân cây lạc là bộ phận quan trọng, thân lạc mềm, lúc còn non thì tròn, lúc già thì có cạnh và rỗng ruột. Thân chính có hai thời kỳ sinh trưởng mạnh và nhanh là lúc cây bắt đầ ra hoa và ra hoa rộ, những lúc này số lượng lá và trọng lượng chất khô cũng tăng nhanh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sự sinh trưởng phát triển của thân chính là tiền đề cho các bộ phận khác phát triển. Sự phát triển của số lá và số cành trên cây phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của thân chính, thân chính phát triển mạnh chiều cao lớn sẻ cho số lá và số cành nhiều tạo điều kiện cho khả năng tích luỹ chất hữu cơ và số hoa quả của cây. Tuy nhiên nếu chiều cao thân chính phát triển quá mức thì nó lại có tác dụng ngược lại làm ảnh hưởng xấu đến sự hình thành và phát triển quả sau này.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến sự sinh trưởng phát triển năng suất giống lạc l14 vụ xuân 2008 (Trang 26 - 31)