0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

MỘT SỐ NHÂN TỐ RỦI RO

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN LẦN ĐẦU CÔNG TY NÔNG SẢN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU TP CẦN THƠ (MEKONIMEX) DOCX (Trang 28 -32 )

1. Rủi ro kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm qua luôn ổn định, với chính sách và quyết tâm cải cách nền kinh tế của Chính Phủ, các chuyên gia kinh tế thế

giới đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm tới của Việt Nam trong những năm tới vẫn còn được duy trì ở mức khá. Tuy nhiên, cùng với việc gia nhập WTO, công ty

đứng trước nhiều cơ hội kinh doanh và thử thách với yêu cầu phải cải tổ và mở rộng sản xuất, tầm nhìn để có thểđứng vững trong quá trình hội nhập. Do vậy, rủi ro kinh tế cũng là một yếu tốảnh hưởng đến hoạt động SXKD của Công ty.

2. Rủi ro về luật pháp:

Sự can thiệp sâu của Chính Phủđối với mặt hàng lương thực vì Việt Nam là nước lương thực với trên 70% dân số là nông dân làm ảnh hưởng nhất định đến tính chủđộng của doanh nghiệp trong thực hiện sản xuất kinh doanh.

Phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu lương thực Việt Nam chỉ tập trung vào hoạt

động xuất khẩu mà không đẩy mạnh hoạt động kinh doanh nội địa dù thị trường tiêu thụ

lúa gạo Việt Nam với dân số 80 triệu dân. Do đa phần các doanh nghiệp gạo là doanh nghiệp nhà nước ( vì yêu cầu vốn lớn) nên phải chấp hành nghiêm chỉnh các qui định về

thuế, trong khi tiêu thụ gạo nội địa phải chịu thuế VAT 5% dẫn đến không cạnh tranh lại các doanh nghiệp tư nhân trong nước vốn ‘mềm dẻo’ trong thực hiện chính sách thuế.

3. Rủi ro cạnh tranh:

Xu hướng thương mại hóa toàn cầu với các mặt tích cực và tiêu cực sẽ tiếp tục diễn biến thông qua sự hợp tác- đấu tranh giữa các đối tác. Với diễn biến này tạo thuận lợi cho việc mở rộng thị trường, tiêu thụ hàng hóa với thuế suất thấp, không bị hàng rào phi thuế quan ngăn cản. Nhưng đồng thời phải đối mặt với sự cạnh tranh không bình đẳng đối với mặt hàng nông sản do chính sách trợ giá từ Chính Phủ các nước phát triển.

4. Rủi ro thị trường:

Thị trường lương thực thế giới có nhiều biến động theo quy luật cung cầu , đồng thời bản thân các mặt hàng lương thực cũng có độ rủi ro cao do phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên làm cho giá thành không ổn định. Trên thực tế giá thành sản xuất lúa gạo Việt Nam ngày càng tăng cao ảnh hưởng đến việc tiêu thụ cũng là rủi ro lớn cho Công ty trong hoạt động kinh doanh lương thực.

5. Rủi ro khác:

Hoạt động kinh doanh của Công ty có thể chịu ảnh hưởng bởi những rủi ro khác như rủi ro do biến động giá cả. Sựảnh hưởng những biến động chính trị, xã hội trên thế

giới như chiến tranh, thiên tai, bệnh dịch….làm các khách hàng truyền thống bị giảm sút và các thị trường tiềm năng mất ổn định. Những rủi ro này có thể sẽ có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của Công ty.

29

PHẦN IV:

THÔNG TIN VỀ ĐỢT PHÁT HÀNH I. SỐ LƯỢNG CỔ PHẦN PHÁT HÀNH

Căn cứ Nghịđịnh số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/ 6/2007 của Thủ tướng Chính phủ

về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành Công ty Cổ phần, Công ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Cần Thơ sẽ thực hiện việc đấu giá bán cổ phần ra bên ngoài thông qua Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo phương án cổ phần hóa, Công ty thực hiện hình thức cổ phần hóa theo qui

định tại mục 2 điều 4 trong Nghịđịnh số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/ 6/ 2007 : “ Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp ”(tính theo vốn điều lệ ), cơ cấu cổđông dự

kiến của công ty sau cổ phần hóa như sau:

Bảng 18

Chỉ tiêu Giá trị ( đồng ) Số lượng cổ phần Tỷ lệ so với vốn điều lệ 1. Vốn điều lệ 150.000.000.000 15.000.000 100,00 % 1.1 Cổ phần nhà nước 45.000.000.000 4.500.000 30,00 % 1.2 Bán ra bên ngoài 105.000.000.000 10.500.000 70,00% - Ưu đãi cho CBCNV 539.500.000 53.950 0,36 % - Cổđông khác 104.460.500.000 10.446.050 69,64% 2. Số lượng cổ phần đấu giá công khai

104.460.500.000 10.446.050 69,64%

Chi tiết về đợt bán đấu giá như sau:

ƒ Loại cổ phần phát hành qua bán đấu giá : cổ phần phổ thông

ƒ Số lượng dự kiến đấu giá : 10.466.050 cổ phần

ƒ Mệnh giá : 10.000 đồng

ƒ Giá khởi điểm : 10.000 đồng / cổ phần

II. PHƯƠNG THỨC BÁN VÀ THANH TOÁN TIỀN MUA CỔ PHẦN. 1. Phương thức bán: 1. Phương thức bán:

Việc bán cổ phần lần đầu được thực hiện theo phương thức đấu giá công khai theo qui định tại chương IV Nghị định 109/2007/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 26/ 6/2007 và theo qui định tại mục V của Thông Tư số 146/2007/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 6/12/2007 : “ Phương thức bán cổ phần có sự cạnh tranh về giá và không phân biệt nhà

1.1. Đối tượng mua cổ phần

Người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp tính đến thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa.

Nhà đầu tư thông thường: các cá nhân người Việt Nam, các tổ chức kinh tế, tổ

chức xã hội trong nước được thành lập và hoạt động theo luật pháp Việt Nam.

1.2. Cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong công ty:

- Mức bán : 100 cổ phần cho một năm công tác trong khu vực Nhà nước đối với mỗi người lao động.

- Giá bán : giảm 40 % so với giá đấu thành bình quân.

- Số cổ phần bán cho người lao động : 53.950 cổ phần 1.3. Cổ phần bán đấu giá công khai cho Nhà Đầu Tư:

- Giá bán : theo giá đấu của nhà đầu tư.

- Số cổ phần bán ra : 10.446.050 cổ phần. 2. Phương thức thanh toán và thời hạn thanh toán:

Đối với cổ phần bán đấu giá công khai cho Nhà đầu tư: Phương thức thanh toán và thời hạn thanh toán căn cứ theo Quy chếđấu giá do HOSE ban hành.

Đối với cổ phần bán ưu đãi cho CB-CNV và Công đoàn: Sau khi có giá đấu thành công bình quân do HOSE công bố, CB-CNV sẽđăng ký và đóng tiền mua cổ phần chậm nhất là 10 ngày sau khi kết thúc đấu giá bán cho nhà đầu tư bên ngoài.

III. KẾ HOẠCH SỬ DỤNG TIỀN THU TỪ CỔ PHẦN HOÁ

Phương án sử dụng tiền thu được từ bán cổ phần thuộc vốn nhà nước:

Thực hiện theo mục a, mục c, khoản 1 điều 45 Nghịđịnh 109/2007/ NĐ-CP ngày 26/6/2007. Công ty dự kiến đấu giá bình quân bằng mức giá khởi điểm là : 10.000 đồng.

• Giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp : 90.359.238.325 đồng. • Vốn điều lệ : 150.000.000.000 đồng.

• Chênh lệch giữa vốn Nhà nước và vốn điều lệ : 59.640.761.675 đồng. • Chênh lệch giảm do bán ưu đãi cho người lao động trong công ty :

( 10.000 đ/cp x 53.950 x 40%) = - 215.800.000 đồng. • Giá trị cổ phần nhà nước : 45.000.000.000 đồng. • Chi phí cổ phần hóa ( căn cứđiểm 2, mục VI , thông tư 146/2007/TT- BTC ngày

06/12/2007 công ty ước tính chi phí cổ phần hóa ): 500.000.000

đồng.

31

IV. NGUYÊN TẮC CỦA VIỆC ĐẤU GIÁ

Nguyên tắc đấu giá của Công ty được quy định tại “Quy chế bán đấu giá cổ phần ra bên ngoài của Công ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Cần Thơ” do Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh ban hành.

V. CAM KẾT

Việc đánh giá, lựa chọn thông tin và ngôn từ trong Bản công bố thông tin này

được Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á thực hiện một cách hợp lý và cẩn trọng dựa trên các số liệu do Công ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Cần Thơ cung cấp. Chúng tôi cung cấp thông tin với mục đích giúp nhà đầu tư có được những nhận định

đúng đắn và khách quan trước khi tham dự đấu giá mua cổ phần của Công ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Cần Thơ.

Chúng tôi kính mong các nhà đầu tư tham khảo kỹ Bản công bố thông tin này trước khi quyết định tham gia đấu giá cổ phần của Công ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Cần Thơ

Chúc các nhà đầu tư tham dự buổi đấu giá thành công. Xin trân trọng cám ơn.

CÔNG TY

NÔNG SẢN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU CẦN THƠ TỔNG GIÁM ĐỐC

(Đã ký) LÊ VĂN LUNG

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN LẦN ĐẦU CÔNG TY NÔNG SẢN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU TP CẦN THƠ (MEKONIMEX) DOCX (Trang 28 -32 )

×