2. Giải pháp và kiến
2.1.4. Đối với các thị trường khác
Để mở rộng xuất khẩu thuỷ sản vào các thị trường này, phía nhà nước , Bộ thuỷ sản và các doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu thuỷ sản bên cạnh các giải pháp chung là nâng cao chất lượng nguyên liệu, thành phẩm thuỷ sản, đổi mới công nghệ, dây chuyền sản xuất, áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng tiên tiến ... thì còn phải quan tâm đến một số vấn đề như:
- Đẩy mạnh công tác tìm hiểu nhu cầu của thị trường, nắm bắt xu hướng thị hiếu và những biến đổi trong cầu về hàng hoá của các loại thuỷ sản này.
- Nâng cấp cầu cảng, bến cá, quản lý chất lượng ngay từ khâu khai thác, nuôi trồng.
- Tìm hiểu kỹ luật pháp, tình hình chính trị, mức độ ổn định của từng thị trường và khả năng ứng phó của nghành.
- Đa dạng hoá mặt hàng, tăng cường giới thiệu sản phẩm, khối lượng lớn đủ đáp ứng kịp thời cho các đơn đăt hàng.
- Chú trọng sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng chế biến sâu.
- Tăng cường hợp tác với các nước, mở văn phòng đại diện, tranh thủ nguồn vốn đầu tư, giúp đỡ trong xuất khẩu mặt hàng này.
- Trong tương lai, khi Việt Nam gia nhập các khối mậu dịch, các khu vực thương mại tự do thì vấn đề cạnh tranh lại càng trở nên khốc liệt song cũng mở ra nhiều cơ hội vào những thị trường lớn. Vì vậy, cũng cần phải có sự đoàn giữa các doanh nghiệp trong ngành, giữa các ngành để đạt được hiệu quả cao nhất.
26
- Trên cơ sở các yêu tố ảnh hưởng đến thị trường, thuỷ sản Việt Nam cần tìm cách khắc phục, phù hợp và giải quyết tốt mọi vấn đề để xuất khẩu được nhiều hơn hàng hoá và thu lợi nhuận cao hơn.
2.2 Những kiến nghị.
2.2.1. Các kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước 2.2.1.1. Đối với các bộ, ngành có liên quan
Bộ Thuỷ sản chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ Thương Mại (Cục Xúc tiến Thương Mại, các cơ quan Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài), Bộ Ngoại giao và các ngành khác có liên quan để làm tốt công tác xúc tiến thương mại và tăng cường công tác thông tin thị trường như: - Tổ chức và tham gia hội chợ triễn lãm
- Quảng cáo với trình độ quốc tế.
Chi phí để ta tự tổ chức một hội chợ triển lãm ở các thị trường khác có thể rất tốn kém, chúng ta nên mở hội chợ ngay trong nước và mời các đối tác tiềm năng nước ngời tham gia tìm hiểu và đánh giá. Như thế nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản trong nước có cơ hội để tham gia và cạnh tranh với nhau hơn.
Khi có các cuộc triễn lãm mà nước ngoài tổ chức, chúng ta nên tham gia để khách hàng và người tiêu dùng biết đến sản phẩm thuỷ sản Việt Nam. Bộ Thuỷ sản có thể chọn một số doanh nghiệp tiêu biểu để tham dự. Chi phí cho mỗi cuộc triển lãm có thể là rất cao, do đó Bộ Thuỷ sản nên hỗ trợ một phần kinh phí cho các doanh nghiệp tham gia hội chợ triễn lãm. Quảng cáo ở trình độ quốc tế có thể vượt quá khả năng của từng doanh nghiệp, Bộ Thuỷ sản nên trích một phần kinh phí để tiến hành quảng cáo cho sản phẩm thuỷ sản.
Chính phủ càn sớm hoàn thiện các luật và chính sách bảo vệ nguồn lợi tự nhiên,bảo vệ môi trường và phát triển nguồn lực thuỷ sản ,các chính
27
sách hỗ trợ đầu tư , chính sách đẩy mạnh xuất khẩu , bảo lãnh tín dụng , bảo hiểm xuất khảu , thuế sử dụng đất , bảo hiểm rủi ro thiên tai ...
2.2.1.2. Đối với các Hội và Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Hướng dẫn và tổ chức các hội viên của mình tham gia tích cực vào việc thực hiện Chương trình phát triển xuất khẩu thuỷ sản đến năm 2005. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam thường xuyên phối hợp với Bộ Thuỷ sản tổ chức tốt thông tin thị trường, giới thiệu khách hàng cho các doanh nghiệp, tổ chức tốt các hoạt động xúc tiến thương mại, nghiên cứu thành lập văn phòng đại diện tại các thị trường chính để làm đầu mối giao dịch.
Nâng cao năng lực hoạt động của Hội nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam, Hội nghề cá Việt Nam , Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam để tập hợp các nhà sản xuất và kinh doanh thuỷ sản , giúp đỡ nhau về công nghệ, vốn kinh doanh, thông tin kinh tế – thương mại, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh…nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp của ngành thuỷ sản Việt Nam . Nâng cao khả năng cạnh tranh của thuỷ sản Việt Nam trên thị trường trong nước và thị trường thế giới.
Nếu không có thay đổi lớn, thời hạn áp dụng thay đổi thuế quan của EU
giành cho Việt Nam sẽ kết thúc vào năm 2004, nghĩa là lợi thế cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam sẽ giảm nhiều sau thời điểm đó. Trong khi phần lớn thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam vào EU hiện nay vẫn ở dạng nguyên liệu hoặc chế biến thô. Vì vậy, việc nâng cao năng lực cạnh tranh là yếu tố có tính quyết định đối với sự phát triển của ngành thuỷ sản Việt Nam trong thời gian tới.
28
Bộ Thuỷ sản và các cơ quan Nhà nước hữu quan cần rà soát lại các chính sách liên quan đến hoạt động chế biến và xuất khẩu thuỷ sản, loại bỏ những quy dịnh cản trở sự phát triển và ban hành những quy định mới nhằm nâng cao hiệu qủa hoạt động và năng lực cạnh tranh của ngành.
Tăng cường năng lực của Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản về nhân lực và trang thiết bị, không ngừng củng cố, nâng cao uy tín của Trung tâm và tạo cơ chế thuận lợi cho Trung râm hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng sản xuất và phát triển xuất khẩu.
Đẩy nhanh việc áp dụng thương mại điện tử (e-commercer) vào các hoạt động thương mại thuỷ sản nước ta. Nhanh chóng hỗ trợ các biện pháp về công nghị và kỹ thuật để đưa e-commercer trở thành một công cụ hữu hiệu để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ nắm bắt thông tin trực tiếp, biết người, biết ta để chủ động kinh doanh trên trường thế giới.
Thực hiện tốt chương trình đánh bắt hải sản xa bờ; đây là chương trình có ý nghĩa về nhiều mặt. Để thực hiện tốt chương trình này cần phải huy động tối đa nguồn vốn trong nước, vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) và các nguồn vốn khác để phát triển các đội tàu lớn và có khả năng ra khơi dài ngày, đánh bắt xa bờ, có phương tiện chế biến tại chổ. Tổ chức ngư dân, các xí nghiệp đánh cá thành từng cụm ra khơi đánh bắt để hỗ trợ nhau trong sản xuất kinh doanh và đảm bảo an ninh. Xây dựng và phát triển hệ thống cảng cá, chợ cá phù hợp với sản lượng thuỷ sản của từng địa phương.
Ngoài ra nhà nước cần có những khuyến khích phát triển khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học, từng bước ứng dụng các công nghệ đó vào trong hoạt động nuôi trồng thuỷ sản. Từ đó có được những giống hải sản có năng suất cao, chất lượng tốt. Đồng thời khôi phục lại nguồn gen những loài thuỷ sản quý hiến, những loài đang bị khai thác ngay càng cạn kiệt và gần như không còn khả năng tái sinh .
29
Nhà nước cần phải có những biện pháp, chính sách nhằm bảo tồn, duy trì và phát triển các nguồn lợi thuỷ sản như xây dựng các dự án về nghiên cứu, thăm dò, khôi phục và phát triển nguồn lợi thuỷ sản,tiến hành các chương trình khai thác xa bờ, đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là những loài có giá trị cao để phục vụ cho xuất khẩu, xây dựng các mô hình quản lý, bảo vệ và sử dụng hợp lý các nguồn lợi thuỷ sản đồng thời xây dựng các khu bảo tồn tự nhiên, các khu bảo tồn biển…
Dựa trên các thông tin về các thị trường được Bộ, ngành cung cấp, đồng thời tự mình khai thác thông tin, tìm bạn hàng (thông qua Interner), nghiên cứu kỹ thói quen, nhu cầu của từng đối tác, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm để dần tạo uy tín làm ăn lâu dài.
Quy hoạch phát triển nuôi trồng và khai thác hợp lý nguồn lợi thuỷ sản: Nuôi trồng thuỷ sản có tính chất quyết định đến việc tăng sản lượng và phướng hướng lâu dài là phải sản xuất thâm canh. Bởi vậy, Nhà nước cần ưu tiên hỗ trợ dịch vụ cung ứng vốn, giống, cơ sở vật chất, kỹ thuật nuôi trồng, tiêu thị sản phẩm..cho nhân dân là yếu tố có tính quyết định để tăng nhánh sản lượng và chất lượng thuỷ sản .
Điều chỉnh lại cơ cấu doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản: đây là trách nhiệm của Bộ Thuỷ sản. Hiện nay, thành phần kinh tế tư nhân đang phát triển rất nhanh. Các doanh nghiệp tư nhân chế biến xuất khẩu thuỷ sản đã đạt kim ngạch trên 40 triệu USD/năm Nhà nước cần khuyến khích thành phần kinh tế tư nhân đầu tư vào các lĩnh vực chế biến thuỷ sản thông qua việc thiết lập một hành lang pháp lý thuận lợi với những ưu đãi thích hợp về vốn, thuế, phí…
2.2.2. Kiến nghịđối với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản.
Các doanh nghiệp cần chú trọng đến chất lượng các sản phẩm xuất khẩu, đồng thời mở rộng danh mục các sản phẩm nhằm đáp ứng được đa
30
dạng các nhu cầu của thị trường. Mặt khác các doanh nghiệp cũng cần xây dựng thương hiệu của mình trên các thị trường, cả thị trường nội địa và thị trường quốc tế.
Các doanh nghiệp cần chú ý đến việc nghiên cứu marketing để từ đó có những biện pháp cho từng thị trường, cho từng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thế giới hiện nay.
Các doanh nghiệp cũng cần phàI xây dựng được những hệ thống kênh phân phối hợp lý, có chất lượng cao để thuận lợi cho quá trình xâm nhập thị trường.
Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuỷ sản cần đổi mới công nghệ, đặc biệt là công nghệ sau thu hoạch, nâng cao trình độ quản lý, tổ chức tốt công tác thu mua nguyên liệu, nâng cao số lượng và chất lượng thuỷ sản, đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm, mở rộng đại lý tiêu thụ sản phẩm. Các doanh nghiệp cũng cần nâng cao khả năng cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa, người dân Việt Nam có truyền thống tiêu thụ thuỷ sản, nhu cầu sẽ ngày càng tăng do đời sống được cải thiện.
Đối với những doanh nghiệp Nhà nước hoạt động có hiệu quả,nhà nước nên sớm tiến hành cổ phần hoá để có thể tuy động vốn bên ngoài đầu tư nâng cấp thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất. Mặt khác cũng đã đến lúc xem xét và quyết định việc giải thể, phá sản những doanh nghiệp nhiều năm làm ăn thua lỗ, mất vốn, không có khả năng trả nợ, góp phần lành mạnh hoá hệ thống doanh nghiệp Nhà nước, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp khu vực này.
31
KẾT LUẬN
Việc nghiên cứu các thị trường thuỷ sản của Việt Nam đưa ra cho chúng ta được những giảp pháp nhằm khắc phục những hạn chế của thuỷ sản Việt Nam, mở ra những bước đI mới cho ngành thuỷ sản, từ đó đưa ngành phát triển phù hợp với xu thế và nhu cầu chung của thế giới, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời giúp ngành thuỷ sản xuất khẩu được nhiều mặt hàng hơn, nâng cao được gáI trị xuất khẩu, đóng góp vào GDP nhiều hơn.
Qua việc nghiên cứu cũng cho chúng ta thấy được vai trò, sự cần thiết của các công cụ marketing trong việc bảo vệ, giữ vững và phát triển thị trường. Đồng thời cũng tạo nên những ưu thế cho sản phẩm của ta có khả năng cạnh tranh được với các sản phẩm của nước ngoài. Từ đó khẳng định được vị thế của nước ta trên trường quốc tế, đưa nước ta sánh vai với các cường quốc trên thế giới.
Do trình độ và hiểu biết còn hạn chế cho nên bàI viết của em còn có nhiều thiếu sót, chỉ nghiên cứu được một vài khía cạnh của vấn đề. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thu Lan-giáo viên khoa marketing-đã giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành bàI viết này.
32
MỤC LỤC
Phần mởđầu ………...1
Phần I: Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản và thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam……….2
1. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong thời gian qua…...…2
1.1. Các sản phẩm thuỷ sản chủ yếu………..…2
1.2. Một số thị trường xuất khẩu thuỷ sản chủ yếu………3
1.2.1. Thị trường Nhật Bản………3
1.2.2. Thị trường Mỹ……….…4
1.2.3. Thị trường Trung Quốc………...……6
1.2.4. Thị trường EU……….………7
1.2.5. Các thị trường khác……….…9
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu thuỷ sản………..………9
1.3.1. Yếu tố kinh tế………..………9
1.3.2. Yếu tố địa lý, khí hậu………...10
1.3.3. Yếu tố chính trị, pháp luật……….…………10 1.3.4. Yếu tố văn hoá………...……10 2. Đánh giá thực trạng………..………11 2.1. Những kết quả đạt được...11 2.2. Những hạn chế và nguyên nhân...14 2.2.1 Những hạn chế...14 2.2.2. Nguyên nhân...15
Phần II : Xu hướng và giải pháp phát triển thị trường xuất khẩt thuỷ sản .17 1. Xu hướng phát triển thuỷ sản trong thời gian tới ...17
2. Giải pháp và kiến nghị………18
2.1. Giải pháp cho từng thị trựờng………19
2.1.1. Đối với thị trường Nhật Bản………..…………19
2.1.2. Đối với thị trường Mỹ………20
33
2.1.3. Đối với thị trường
EU………22
2.1.4. Đối với các thị trường khác………...………23
2.2. Các kiến nghị……….……24
2.2.1. Các kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước……….……..24
2.2.1.1.Đối với các Bộ, ngành có liên quan………24
2.2.1.2.Đối với các hội, hiệp hội chế biến và xuất khẩu
thuỷ sản Việt Nam………...…25
2.2.1.3.Đối với bộ thuỷ sản………26
2.2.2. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản…...………28